Khả năng lãnh đạo dành cho nhà quản lý với 12 nguyên tắc được đúc kết từ nhiều chuyên gia
Có nhiều người nói rằng: “Năng lực lãnh đạo do bẩm sinh mà có”? Bạn nghĩ sao về quan niệm trên? Thực tế có thể thấy rằng khả năng lãnh đạo có thể học hỏi và tôi luyện thông qua thực hành và thói quen. Bài viết dưới đây, Kiến thức đào tạo sẽ chia sẻ đến bạn những cách để có thể theo đuổi vị trí quản lý.
Hi vọng với 12 nguyên tắc này sẽ là “hành trang” quý giá giúp bạn chinh phục con đường sự nghiệp của mình.
1. Lãnh đạo xây dựng tinh thần hợp tác chủ động làm việc
Người lãnh đạo giỏi là người luôn nổ lực và tìm cách để gắn kết mọi thành viên trong nhóm cùng hợp tác để thống nhất đưa ra tầm nhìn, giá trị và mục tiêu chung cho công ty. Họ luôn là người góp phần xây dựng một nền văn hóa tích cực và thân thiện.
Ngoài việc tuyển dụng và giữ chân những nhân viên giỏi, người lãnh đạo đồng thời còn có trách nhiệm xây dựng tinh thần đồng đội, gắn kết nhân viên , mở rộng chiến lược quan hệ với đối tác.
2. Lãnh đạo và luôn tự hiểu rõ về bản thân
Việc không nhận thức về bản thân đang muốn gì đồng nghĩa với việc bạn đang sống và làm theo những suy nghĩ, mong muốn của người khác. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại trong cuộc sống cũng như trong công việc.
Những nhà lãnh đạo giỏi luôn dành thời gian để xác định rõ giá trị cốt lõi bản thân, tầm nhìn, sứ mệnh, mục đích, mục tiêu, chiến lược, thế mạnh và đam mê của họ trong mọi lĩnh vực. Đặc biệt là trong giao tiếp, họ biết cách thể hiện bản thân một cách rõ ràng và hiệu quả với tất cả các đối tượng.
3. Khả năng tự kiểm soát mọi hành vi của người làm lãnh đạo
Là một nhà lãnh đạo, bạn phải rèn luyện và thực hành khả năng tự làm chủ cao trong mọi tình huống, hành động xảy ra và tương tác với mọi người xung quanh. Cho dù có bất cứ tình huống nào xảy ra, người lãnh đạo cần giữ vững lập trường, tinh thần lạc quan, suy nghĩ tích cực và sẵn sàng chịu trách nhiệm vì mục tiêu chung.
Nhà lãnh đạo giỏi luôn tự nguyện trong mọi hành vi, suy nghĩ và lời nói của mình. Mỗi khi đưa ra quyết định quan trọng, họ phải hoàn toàn tin tưởng vào sự lựa chọn đó và không phải vì bị ai đó ép buộc hay tạo áp lực.
4. Phẩm chất nghề nghiệp đạo đức tốt của người làm lãnh đạo
Một trong những phẩm chất quan trọng ở con người mà ở nhà lãnh đạo cần phải có là luôn trung thực và liêm chính trong mọi việc mình làm. Khi đưa ra lời hứa, hãy suy nghĩ một cách tỉ mỉ, thận trọng và khi đã hứa, điều quan trọng là bạn phải làm mọi cách để giữ lời hứa đó. Những người lãnh đạo chân chính là người luôn tạo dựng niềm tin và sự tin tưởng đến người khác.
5. Người lãnh đạo luôn tìm tòi, học hỏi nâng cao kiến thức
Không ngừng nâng cao kiến thức và rèn luyện các kỹ năng là những việc mà các nhà lãnh đạo thường làm. Họ làm việc chăm chỉ để trở nên “chuyên nghiệp” trong những việc họ làm và xem đó là cơ hội để cải tiến phương pháp làm việc. Chính vì nhờ tinh thần học hỏi và phát triển không ngừng đó mà người lãnh đạo đã lan truyền và tạo năng lượng tích cực đến những nhân viên cấp dưới của họ.
6. Có tinh thần cạnh tranh cao
Khác hơn so với những người bình thường, người lãnh đạo luôn là những người có tính cạnh tranh cao và quyết tâm để đạt được thành công nhất định. Họ hiện thực hóa mục tiêu này thông qua việc tiếp thị và chào bán những sản phẩm, dịch vụ trên đa kênh của thị trường. Họ luôn đặt khách hàng làm trung tâm và lên chiến lược nhạy bén trong việc xây dựng và duy trì lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ.
7. Luôn mang sự sáng tạo trong mọi công việc
Các nhà lãnh đạo phần lớn luôn dành thời gian để tìm giải pháp mới cho các vấn đề đang tồn tại hiện nay. Hơn bất cứ điều gì khác, năng lực đối phó với những khó khăn thách thức sẽ đóng vai trò quan trọng quyết định con đường sự nghiệp của họ. Những người chưa có năng lực sáng tạo sẽ gặp rất nhiều khó khăn trở ngại khi muốn vươn lên vị trí quản lý hơn so với những người đã có sẵn kỹ năng tư duy sáng tạo.
8. Lãnh đạo cương quyết dám nghĩ dám làm
Theo số liệu thống kê thì 2 phẩm chất thường thấy và không kém phần quan trọng ở người lãnh đạo là tầm nhìn xa và quả cảm. Các nhà lãnh đạo thể hiện sự tự tin bằng cách đưa ra sự quyết đoán, chấp nhận nghịch cảnh, sẵn sàng vượt ra khỏi vùng an toàn. Khi cần thiết, họ sẽ không ngần ngại đưa ra quyết định khó khăn và đối mặt với rủi ro thất bại.
9. Luôn quan tâm đến mọi người
Một trong những nguyên tắc cơ bản mà bất cứ nhà lãnh đạo nào cần phải biết đó là con người chính là tài sản quý giá nhất của tổ chức. Do đó, thái độ tử tế, lịch sự và quan tâm tới mọi người là điều cần thiết để phát huy tối đa đội ngũ nhân viên dưới quyền của mình.
Vì họ là những người làm việc cho mình “nhà lãnh đạo đầy tớ”. Vì vậy hãy đối xử chân thành thông qua sự quan tâm, hết lòng hướng dẫn để nhân viên cảm nhận được mình có giá trị và từ đó họ sẽ làm hết năng suất tăng hiệu quả làm việc hơn.
10. Khả năng thích ứng với sự thay đổi
Ở vị trí lãnh đạo, họ luôn mong muốn sẽ xử lý những thay đổi một cách khéo léo và đúng đắn. Trong thế giới VUCA hiện tại, sự thay đổi là điều tất yếu và không thể dự đoán trước được.
Bạn mạnh mẽ và thích nghi tốt với những thay đổi trong công việc và cuộc sống bao nhiêu thì năng lực đóng góp cũng như giá trị của bạn đối với doanh nghiệp đó sẽ lớn bấy nhiêu.
11. Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả
Một trong những nguyên tắc khá quan trọng của nhà lãnh đạo là biết cách quản lý thời gian hiệu quả.Những nhà lãnh đạo giỏi thường biết đặt ra các việc ưu tiên cần làm để sử dụng thời gian và nguồn lực hợp lý.
Yếu tố quan trọng mà người lãnh đạo cần áp dụng là sự tập trung vào công việc để làm đúng việc đúng thời điểm đồng thời tận dụng thế mạnh bản thân để đạt được thành công nhất định.
12. Sự tận tâm và tận tụy với công việc
Là nhà lãnh đạo, bạn phải thể hiện được tinh thần đạt được các mục tiêu, lợi ích và thành công của công ty hay bộ phận thuộc quyền quản lý của mình. Tinh thần trách nhiệm cao và quyết tâm đạt được kết quả là một trong những yếu tố quan trọng để người lãnh đạo thực sự phát huy hết khả năng và năng lực cá nhân của mình.
Đối với các cấp quản lý doanh nghiệp, việc thực hành 12 nguyên tắc lãnh đạo kể trên sẽ giúp người quản lý thay đổi suy nghĩ, thói quen và khả năng tư duy , từ đó giúp họ nâng cao hiệu quả năng lực quản lý hơn. Một lời nhắn nhủ gửi đến bạn là “nếu bạn không thể thay đổi ngay hôm nay thì hãy rèn luyện, thực hành vào ngày mai bạn nhé ”.
Tuy sẽ mất nhiều thời gian nhưng bạn sẽ thấy “bất ngờ” trước những cải thiện đáng kể trong công việc hiện tại cũng như trong cuộc sống của mình đó. Kiến thức đào tạo hi vọng bạn sẽ thích bài sẻ này. Chúc bạn luôn thành công như mong đợi !
Có nhiều người nói rằng: “Năng lực lãnh đạo do bẩm sinh mà có”? Bạn nghĩ sao về quan niệm trên? Thực tế có thể thấy rằng khả năng lãnh đạo có thể học hỏi và tôi luyện thông qua thực hành và thói quen. Bài viết dưới đây, Kiến thức đào tạo sẽ chia sẻ đến bạn những cách để có thể theo đuổi vị trí quản lý.
Hi vọng với 12 nguyên tắc này sẽ là “hành trang” quý giá giúp bạn chinh phục con đường sự nghiệp của mình.
1. Lãnh đạo xây dựng tinh thần hợp tác chủ động làm việc
Người lãnh đạo giỏi là người luôn nổ lực và tìm cách để gắn kết mọi thành viên trong nhóm cùng hợp tác để thống nhất đưa ra tầm nhìn, giá trị và mục tiêu chung cho công ty. Họ luôn là người góp phần xây dựng một nền văn hóa tích cực và thân thiện.
Ngoài việc tuyển dụng và giữ chân những nhân viên giỏi, người lãnh đạo đồng thời còn có trách nhiệm xây dựng tinh thần đồng đội, gắn kết nhân viên , mở rộng chiến lược quan hệ với đối tác.
2. Lãnh đạo và luôn tự hiểu rõ về bản thân
Việc không nhận thức về bản thân đang muốn gì đồng nghĩa với việc bạn đang sống và làm theo những suy nghĩ, mong muốn của người khác. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại trong cuộc sống cũng như trong công việc.
Những nhà lãnh đạo giỏi luôn dành thời gian để xác định rõ giá trị cốt lõi bản thân, tầm nhìn, sứ mệnh, mục đích, mục tiêu, chiến lược, thế mạnh và đam mê của họ trong mọi lĩnh vực. Đặc biệt là trong giao tiếp, họ biết cách thể hiện bản thân một cách rõ ràng và hiệu quả với tất cả các đối tượng.
3. Khả năng tự kiểm soát mọi hành vi của người làm lãnh đạo
Là một nhà lãnh đạo, bạn phải rèn luyện và thực hành khả năng tự làm chủ cao trong mọi tình huống, hành động xảy ra và tương tác với mọi người xung quanh. Cho dù có bất cứ tình huống nào xảy ra, người lãnh đạo cần giữ vững lập trường, tinh thần lạc quan, suy nghĩ tích cực và sẵn sàng chịu trách nhiệm vì mục tiêu chung.
Nhà lãnh đạo giỏi luôn tự nguyện trong mọi hành vi, suy nghĩ và lời nói của mình. Mỗi khi đưa ra quyết định quan trọng, họ phải hoàn toàn tin tưởng vào sự lựa chọn đó và không phải vì bị ai đó ép buộc hay tạo áp lực.
4. Phẩm chất nghề nghiệp đạo đức tốt của người làm lãnh đạo
Một trong những phẩm chất quan trọng ở con người mà ở nhà lãnh đạo cần phải có là luôn trung thực và liêm chính trong mọi việc mình làm. Khi đưa ra lời hứa, hãy suy nghĩ một cách tỉ mỉ, thận trọng và khi đã hứa, điều quan trọng là bạn phải làm mọi cách để giữ lời hứa đó. Những người lãnh đạo chân chính là người luôn tạo dựng niềm tin và sự tin tưởng đến người khác.
5. Người lãnh đạo luôn tìm tòi, học hỏi nâng cao kiến thức
Không ngừng nâng cao kiến thức và rèn luyện các kỹ năng là những việc mà các nhà lãnh đạo thường làm. Họ làm việc chăm chỉ để trở nên “chuyên nghiệp” trong những việc họ làm và xem đó là cơ hội để cải tiến phương pháp làm việc. Chính vì nhờ tinh thần học hỏi và phát triển không ngừng đó mà người lãnh đạo đã lan truyền và tạo năng lượng tích cực đến những nhân viên cấp dưới của họ.
6. Có tinh thần cạnh tranh cao
Khác hơn so với những người bình thường, người lãnh đạo luôn là những người có tính cạnh tranh cao và quyết tâm để đạt được thành công nhất định. Họ hiện thực hóa mục tiêu này thông qua việc tiếp thị và chào bán những sản phẩm, dịch vụ trên đa kênh của thị trường. Họ luôn đặt khách hàng làm trung tâm và lên chiến lược nhạy bén trong việc xây dựng và duy trì lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ.
7. Luôn mang sự sáng tạo trong mọi công việc
Các nhà lãnh đạo phần lớn luôn dành thời gian để tìm giải pháp mới cho các vấn đề đang tồn tại hiện nay. Hơn bất cứ điều gì khác, năng lực đối phó với những khó khăn thách thức sẽ đóng vai trò quan trọng quyết định con đường sự nghiệp của họ. Những người chưa có năng lực sáng tạo sẽ gặp rất nhiều khó khăn trở ngại khi muốn vươn lên vị trí quản lý hơn so với những người đã có sẵn kỹ năng tư duy sáng tạo.
8. Lãnh đạo cương quyết dám nghĩ dám làm
Theo số liệu thống kê thì 2 phẩm chất thường thấy và không kém phần quan trọng ở người lãnh đạo là tầm nhìn xa và quả cảm. Các nhà lãnh đạo thể hiện sự tự tin bằng cách đưa ra sự quyết đoán, chấp nhận nghịch cảnh, sẵn sàng vượt ra khỏi vùng an toàn. Khi cần thiết, họ sẽ không ngần ngại đưa ra quyết định khó khăn và đối mặt với rủi ro thất bại.
9. Luôn quan tâm đến mọi người
Một trong những nguyên tắc cơ bản mà bất cứ nhà lãnh đạo nào cần phải biết đó là con người chính là tài sản quý giá nhất của tổ chức. Do đó, thái độ tử tế, lịch sự và quan tâm tới mọi người là điều cần thiết để phát huy tối đa đội ngũ nhân viên dưới quyền của mình.
Vì họ là những người làm việc cho mình “nhà lãnh đạo đầy tớ”. Vì vậy hãy đối xử chân thành thông qua sự quan tâm, hết lòng hướng dẫn để nhân viên cảm nhận được mình có giá trị và từ đó họ sẽ làm hết năng suất tăng hiệu quả làm việc hơn.
10. Khả năng thích ứng với sự thay đổi
Ở vị trí lãnh đạo, họ luôn mong muốn sẽ xử lý những thay đổi một cách khéo léo và đúng đắn. Trong thế giới VUCA hiện tại, sự thay đổi là điều tất yếu và không thể dự đoán trước được.
Bạn mạnh mẽ và thích nghi tốt với những thay đổi trong công việc và cuộc sống bao nhiêu thì năng lực đóng góp cũng như giá trị của bạn đối với doanh nghiệp đó sẽ lớn bấy nhiêu.
11. Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả
Một trong những nguyên tắc khá quan trọng của nhà lãnh đạo là biết cách quản lý thời gian hiệu quả.Những nhà lãnh đạo giỏi thường biết đặt ra các việc ưu tiên cần làm để sử dụng thời gian và nguồn lực hợp lý.
Yếu tố quan trọng mà người lãnh đạo cần áp dụng là sự tập trung vào công việc để làm đúng việc đúng thời điểm đồng thời tận dụng thế mạnh bản thân để đạt được thành công nhất định.
12. Sự tận tâm và tận tụy với công việc
Là nhà lãnh đạo, bạn phải thể hiện được tinh thần đạt được các mục tiêu, lợi ích và thành công của công ty hay bộ phận thuộc quyền quản lý của mình. Tinh thần trách nhiệm cao và quyết tâm đạt được kết quả là một trong những yếu tố quan trọng để người lãnh đạo thực sự phát huy hết khả năng và năng lực cá nhân của mình.
Đối với các cấp quản lý doanh nghiệp, việc thực hành 12 nguyên tắc lãnh đạo kể trên sẽ giúp người quản lý thay đổi suy nghĩ, thói quen và khả năng tư duy , từ đó giúp họ nâng cao hiệu quả năng lực quản lý hơn. Một lời nhắn nhủ gửi đến bạn là “nếu bạn không thể thay đổi ngay hôm nay thì hãy rèn luyện, thực hành vào ngày mai bạn nhé ”.
Tuy sẽ mất nhiều thời gian nhưng bạn sẽ thấy “bất ngờ” trước những cải thiện đáng kể trong công việc hiện tại cũng như trong cuộc sống của mình đó. Kiến thức đào tạo hi vọng bạn sẽ thích bài sẻ này. Chúc bạn luôn thành công như mong đợi !