Người Việt nói Tiếng Anh giỏi hơn người Mỹ, có thể không?
Các bạn thân mến!
Trước hết ta phải làm rõ một điều là nói như thế nào mới được xem là nói giỏi một ngôn ngữ
.
Một người sử dụng một ngôn ngữ giỏi phải hội tụ bốn đặt điểm:
1. Nói lưu loát ngôn ngữ ấy
Nghĩa là bạn phải phát âm rõ để người nghe hiểu bạn muốn nói gì. Sau đó bạn phải tập nói cho chuẩn phát âm và ngữ điệu Tiếng Anh. Lưu ý là bạn không cần nói chuẩn giọng Anh, giọng Mỹ hay giọng Uganda chi cả. Cuối cùng là phải nói nhanh được vì đôi khi bạn cần diễn đạt một số cảm xúc và tâm lý
2. Diễn đạt nội dung hay
Ngôn ngữ chỉ là vỏ bọc của tư duy. Tại sao một số người lại cứ quan tâm vẻ ngoài hào nhoáng trong khi bên trong lại thô ráp xù xì. Bỏ ra một đống tiền để học cái gọi là “giọng Mỹ” trong khi diễn đạt ý thì lủng củng, rời rạc và kém thuyết phục.Bạn cần đảm bảo rằng mình nói rỏ ý, mạch lạc nên dễ hiểu, và logic
3. Nói chuyện có cảm xúc
Thật vậy,nếu bạn không thích lịch sử Việt Nam, không cách chi bạn làm tôi thích được. Nếu bạn không tin mình đúng không cách chi bạn thuyết phục tôi được cho dẫu bạn miệng lưỡi thế nào, lưu loát thế nào và văn chương ra sao. Vì vậy, bạn cần đặt tình cảm của mình vào bài nói, gửi niềm tin vào mỗi câu văn, đặt ý chí vào lời diễn thuyết, Rồi niềm tin sẽ biến bạn thành nhà hùng biện thôi.
4 Nền tảng văn chương
Người Việt Nam ai không nói lưu loát Tiếng Việt, nhưng không có nghĩa là ai cũng nói Tiếng Việt hay. Bởi vì trình độ văn học, văn hóa khác nhau, từ đó họ cũng có những cung cách nói chuyện khác nhau. Có những người nói chuyện sau hay thế, sao mà đáng yêu thế, nhưng cũng có những người khi mới tiếp chuyện họ vài câu, ta đã muốn…. đeo head phone để nghe nhạc. Vậy thì, nền tảng văn chương là gì? Đó là kiến thức văn học, trình độ văn hóa, triết lý sống, và tâm lý giao tiếp.
Tóm lại, bao nhiêu người Việt dám khẳng định mình nói Tiếng Việt hay. Bao nhiêu người Mỹ dám cho rằng mình nói Tiếng Mỹ giỏi.
Tôi chưa từng đi Mỹ, cũng chẳng có nhiều bạn Mỹ đâu; nhưng có tiếp xúc với khá nhiều người Mỹ trong tour khi còn làm tour guide. Tôi thấy rằng không phải ai cũng nói Tiếng Anh hay mặc dù, dĩ nhiên tất cả đều nói lưu loát.
Vậy thì, bạn hãy bớt quan tâm đến việc học như thế nào để “nói chuẩn giọng Mỹ”, hay “như người bản xứ” đi, mà hãy học để thành một good English speaker là được.
Và như thế, một người Việt học Tiếng Anh ở Việt Nam vẫn có thể nói Tiếng Anh giỏi hơn một người Mỹ chứ.
Tôi đã tin như thế đó, các bạn thì sao.
FIND ME IF YOU REALLY NEED ENGLISH
Nguyễn Cao An Tôn- speaking teacher
[url=mailto:nguyenannaneyugn@gmail.com]nguyenannaneyugn@gmail.com[/url]
Thủ Đức dist, HCMC
Các bạn thân mến!
Trước hết ta phải làm rõ một điều là nói như thế nào mới được xem là nói giỏi một ngôn ngữ
.
Một người sử dụng một ngôn ngữ giỏi phải hội tụ bốn đặt điểm:
1. Nói lưu loát ngôn ngữ ấy
Nghĩa là bạn phải phát âm rõ để người nghe hiểu bạn muốn nói gì. Sau đó bạn phải tập nói cho chuẩn phát âm và ngữ điệu Tiếng Anh. Lưu ý là bạn không cần nói chuẩn giọng Anh, giọng Mỹ hay giọng Uganda chi cả. Cuối cùng là phải nói nhanh được vì đôi khi bạn cần diễn đạt một số cảm xúc và tâm lý
2. Diễn đạt nội dung hay
Ngôn ngữ chỉ là vỏ bọc của tư duy. Tại sao một số người lại cứ quan tâm vẻ ngoài hào nhoáng trong khi bên trong lại thô ráp xù xì. Bỏ ra một đống tiền để học cái gọi là “giọng Mỹ” trong khi diễn đạt ý thì lủng củng, rời rạc và kém thuyết phục.Bạn cần đảm bảo rằng mình nói rỏ ý, mạch lạc nên dễ hiểu, và logic
3. Nói chuyện có cảm xúc
Thật vậy,nếu bạn không thích lịch sử Việt Nam, không cách chi bạn làm tôi thích được. Nếu bạn không tin mình đúng không cách chi bạn thuyết phục tôi được cho dẫu bạn miệng lưỡi thế nào, lưu loát thế nào và văn chương ra sao. Vì vậy, bạn cần đặt tình cảm của mình vào bài nói, gửi niềm tin vào mỗi câu văn, đặt ý chí vào lời diễn thuyết, Rồi niềm tin sẽ biến bạn thành nhà hùng biện thôi.
4 Nền tảng văn chương
Người Việt Nam ai không nói lưu loát Tiếng Việt, nhưng không có nghĩa là ai cũng nói Tiếng Việt hay. Bởi vì trình độ văn học, văn hóa khác nhau, từ đó họ cũng có những cung cách nói chuyện khác nhau. Có những người nói chuyện sau hay thế, sao mà đáng yêu thế, nhưng cũng có những người khi mới tiếp chuyện họ vài câu, ta đã muốn…. đeo head phone để nghe nhạc. Vậy thì, nền tảng văn chương là gì? Đó là kiến thức văn học, trình độ văn hóa, triết lý sống, và tâm lý giao tiếp.
Tóm lại, bao nhiêu người Việt dám khẳng định mình nói Tiếng Việt hay. Bao nhiêu người Mỹ dám cho rằng mình nói Tiếng Mỹ giỏi.
Tôi chưa từng đi Mỹ, cũng chẳng có nhiều bạn Mỹ đâu; nhưng có tiếp xúc với khá nhiều người Mỹ trong tour khi còn làm tour guide. Tôi thấy rằng không phải ai cũng nói Tiếng Anh hay mặc dù, dĩ nhiên tất cả đều nói lưu loát.
Vậy thì, bạn hãy bớt quan tâm đến việc học như thế nào để “nói chuẩn giọng Mỹ”, hay “như người bản xứ” đi, mà hãy học để thành một good English speaker là được.
Và như thế, một người Việt học Tiếng Anh ở Việt Nam vẫn có thể nói Tiếng Anh giỏi hơn một người Mỹ chứ.
Tôi đã tin như thế đó, các bạn thì sao.
FIND ME IF YOU REALLY NEED ENGLISH
Nguyễn Cao An Tôn- speaking teacher
[url=mailto:nguyenannaneyugn@gmail.com]nguyenannaneyugn@gmail.com[/url]
Thủ Đức dist, HCMC