Trong công việc cũng như trong làm ăn buôn bán, chắc chắn bạn sẽ có dịp thương thuyết với đối tác nói tiếng Anh như yêu cầu tăng lương hay thăng chức, thương lượng giành lợi thế từ nhà cung cấp hoặc đôi khi chỉ là tạo các mối quan hệ xã hội thông thường với đồng nghiệp.

Một cách lý tưởng thì trong bất kỳ thương thảo nào bạn có thể cho đối phương những gì họ muốn và họ sẽ cho bạn những gì bạn cần. Tuy nhiên trong nhiều hoàn cảnh khác, bạn sẽ phải thoả hiệp và cố gắng đàm phán để đạt được những gì mình muốn. Điều quan trọng nhất sau cùng đó là cả hai bên đều vui vẻ với kết quả đạt được. Đó được gọi là hoàn cảnh “chiến thắng-chiến thắng” (win-win).

Mặc dù mức độ quan trọng của các vụ thương thuyết là khác nhau nhưng vẫn có những cụm từ hữu ích bạn có thể dùng vào từng giai đoạn trong một cuộc đàm phán, qua đó bạn làm rõ ý của mình và đảm bảo chắc chắn rằng đối tác tán đồng quan điểm của bạn.

Giai đoạn chuẩn bị và bắt đầu

I’d like to begin by saying …

I’d like to outline our aims and objectives.

There are two main areas that we’d like to concentrate on/discuss.

Tỏ thái độ đồng ý

We agree.

This is a fair suggestion.

You have a good point.

I can’t see any problem with that.

Provided/As long as you … we will …

Tỏ thái độ không đồng ý

I’m afraid that’s not acceptable to us.

I’m afraid we can’t agree with you there.

Can I just pick you up on a point you made earlier.

I understand where you’re coming from/ your position, but …

We’re prepared to compromise, but …

If you look at it from our point of view …

As we see it …

That’s not exactly as we see it.

Is that your best offer?

Làm rõ ý

Does anything I have suggested/proposed seem unclear to you?

I’d like to clarify our position.

What do you mean exactly when you say …

Could you clarify your last point for me?

Tóm tắt ý

Can we summarize what we’ve agreed so far?

Let’s look at the point we agree on.

So the next step is …

Điểm đáng chú ý về ngôn ngữ

Trong suốt cuộc đàm phán, bạn sẽ được nghe rất nhiều câu mệnh đề giả định “if” nhất là khi chuyển từ giai đoạn đưa ra ý kiến sag giai đoạn đi đến thống nhất.

If you increased the order size, we could/ would reduce the price. (sử dụng câu điều kiện loại 2 để đưa ra ý muốn của mình)

So, we’ll reduce the price by 5% if you increase the order by 5%. (sử dụng câu điều kiện loại 1 để đi đến thống nhất)

Bạn cũng có thể sử dụng những từ như “unless” (= if not), “as long as” và “provided (that)” thay cho “if”:

As long as you increase your order, we can give you a greater discount.

Unless you increase your order, we won’t be able to give you a bigger discount.

Provided you increase your order, we can give you a bigger discount.

Dù nắm được hết các mẫu câu cơ bản trong đàm phán thì điều cốt yếu quyết định sự thành công của bạn chính là giỏi Tiếng Anh. Sử dụng thành thạo Tiếng Anh sẽ giúp bạn ứng phó nhanh trong các tình huống khó khăn. Các khoá học Tiếng Anh trên trang đào tạo trực tuyến của VietnamLearning:

Mã:

http://english.vietnamlearning.vn

là một lựa chọn tuyệt vời cho bạn. Bạn có thể học tiếng Anh mọi nơi vào bất kỳ thời điểm nào. Ngoài ra bạn còn có cơ hội luyện nói bằng Speaking lab hiện đại chỉ có duy nhất ở VietnamLearning.

Chúc các bạn thành công!