Áp lực công việc từ ngày này sang ngày khác luôn đè nặng, khiến nhiều lúc bạn cảm thấy mệt mỏi, ăn không ngon, ngủ không yên. Vậy, chúng ta phải làm gì bây giờ?
Ngày nay, nhịp sống gấp gáp khẩn trương khiến cho nhiều người, nhất là tầng lớp trí thức thường xuyên phải chịu một áp lực công việc khá nặng nề. Hàng ngày, bạn có thể làm việc liên tục từ 8-9 giờ mà lắm lúc vẫn chưa hết việc nên tối về thường phải làm thêm. Và có những lúc bạn bị "rơi" vào một hoàn cảnh bận rộn quá mức. Chẳng hạn, bạn vừa tổ chức một cuộc hội thảo trong thời gian gấp gáp bận rộn, và một ngày sau dó lại phải lên đường đi công tác với bao dự định, toan tính và những kế hoạch do cơ quan yêu cầu. Cứ thế, áp lực công việc từ ngày này sang ngày khác luôn đè nặng, khiến nhiều lúc bạn cảm thấy mệt mỏi, ăn không ngon, ngủ không yên. Vậy, chúng ta phải làm gì bây giờ? Những biện pháp đơn giản sau đây có thể giúp bạn phần nào lấy lai được sức lực và tinh thần sau những ngày làm việc căng thẳng, mệt mỏi:
- Hít thở sâu: Thở sâu có thể làm chậm lại nhịp đập của tim, giảm sự ức chế thần kinh, giảm huyết áp. Mỗi ngày nên tập thở sâu 10-15 lần. Ngoài ra, lúc nào bạn cảm thấy căng thẳng hay áp lực công việc quá lớn bạn có thể thở sâu khiến cho không khí vào đầy lồng ngực và khoang bụng, sau đó thở ra từ từ. Các chuyên gia sức khỏe khuyên bạn, mỗi phút nên hít thở 12-16 lần.
- Trầm tư: Mỗi người nên có những phút trầm tư, tĩnh lặng để thả lỏng mình, giúp tiêu trừ sự mệt mỏi. Bạn có thể tìm một nơi yên tĩnh, sau đó ngồi một cách thoải mái, thả lỏng, mhắm mắt lại, tưởng tượng ra một điều gì đó thật đơn giản, nhẹ nhàng.
- Thực hiện động tác duỗi chân tay từ từ kết hợp với phương pháp hít thở sâu có thể làm giảm sự căng cơ, gia tăng vòng tuần hoàn máu trong cơ thể và giúp cho việc dưỡng khí đến não. Hình thức vận động co duỗi tốt nhất là: Đứng thẳng, hai tay từ từ chạm đất làm cho lưng uốn thành hình vòng cung. Giữ tư thế này khoảng 10 giấy (sau đó từ từ thả ra), hoặc hai chân dang rộng bằng vai, tay thả lỏng, sau đó từ từ cong lưng ra phía sau, giữ khoảng 10 giây và làm như vậy vài lần.
- Tôn trọng đồng hồ sinh học trong cơ thể bạn: Ở một số người vào thời điểm sáng sớm thức dậy là lúc cơ thể khỏe khoắn nhất, nhưng ở những người khác thì buổi tối là lúc sức lực của họ dồi dào nhất. Buổi sáng, sau khi ngủ dậy, nếu phải uống 2-3 ly cà phê thì thần kinh của bạn mới hưng phấn, chắc chắn bạn không phải là người có sức khỏe dồi dào khi thức dậy buổi sáng. Hãy tìm cho mình thời gian khỏe khoắn nhất trong ngày và làm những công việc quan trọng vào thời điểm đó sẽ mang lại hiệu quả cao.
- Nên ăn nhiều bữa: Lúc ăn cơm, máu sẽ chảy vào đường ruột, cách xa não, khiến chúng ta chậm chạp, không muốn hoạt động. Một số chuyên gia khuyên rằng, mỗi ngày chúng ta nên ăn 4-5 bữa, mỗi bữa ăn ít, như vậy đường huyết sẽ giữ được ổn định. Để đạt được mục đích này, bạn không nên ăn những thức ăn giàu chất béo như thịt, mỡ, kem... bởi vì để tiêu hóa những thức ăn này cơ thể cần rất nhiều thời gian, do đó ảnh hưởng tới sự vận chuyển máu lên não. Thế nhưng chúng ta cũng không nên xem nhẹ những thức ăn cơ bản có chứa chất béo như cá và các loại hoa quả có vỏ cứng bởi những thức ăn này bổ sung cho cơ thể những chất dinh dưỡng rất quan trọng.
- Chú ý tư thế đi và đứng: Khi bạn bước đi một cách thoải mái khiến cho trọng lượng cơ thể bạn được phân bố đều. Nhưng khi bạn đứng yên một chỗ, trong lượng cơ thể lại rơi vào đôi chân, do đó bạn phải dùng một lực lớn hơn nhiều để giữ thăng bằng cho cơ thể. Bởi thế, khi đứng bạn cần tạo cho mình một tư thế thoải mái, cân bằng. Ngoài ra, các bạn gái khi đi bộ cũng không nên mang giầy quá cao hay túi xách nặng làm mất thăng bằng cơ thể., gây lệch cột sống hoặc vẹo chân bởi hai thứ này đều làm cho trọng lượng của bạn nặng thêm.
- Kiểm tra thói quen ngủ của bạn: Thời gian ngủ mỗi ngày đối với một người bao nhiêu là đủ? Điều này không ai giống ai bởi thể lực, sức khỏe, bệnh tật, nhu cầu công việc... của mỗi người đều khác nhau. Thế nhưng, bạn có thể cân nhắc điều này: Nếu trong thời gian làm việc bạn thường ngủ gật hoặc muốn chợp mắt một lúc, hoặc những ngày cuối tuần bạn rất muốn ngủ thì điều đó chứng tỏ bạn đang thiếu ngủ. Vì vậy, bạn cần phải điều chỉnh giấc ngủ sao cho hợp lý để tăng cường sức lực trí tuệ cho những ngày làm việc bận rộn
Ngày nay, nhịp sống gấp gáp khẩn trương khiến cho nhiều người, nhất là tầng lớp trí thức thường xuyên phải chịu một áp lực công việc khá nặng nề. Hàng ngày, bạn có thể làm việc liên tục từ 8-9 giờ mà lắm lúc vẫn chưa hết việc nên tối về thường phải làm thêm. Và có những lúc bạn bị "rơi" vào một hoàn cảnh bận rộn quá mức. Chẳng hạn, bạn vừa tổ chức một cuộc hội thảo trong thời gian gấp gáp bận rộn, và một ngày sau dó lại phải lên đường đi công tác với bao dự định, toan tính và những kế hoạch do cơ quan yêu cầu. Cứ thế, áp lực công việc từ ngày này sang ngày khác luôn đè nặng, khiến nhiều lúc bạn cảm thấy mệt mỏi, ăn không ngon, ngủ không yên. Vậy, chúng ta phải làm gì bây giờ? Những biện pháp đơn giản sau đây có thể giúp bạn phần nào lấy lai được sức lực và tinh thần sau những ngày làm việc căng thẳng, mệt mỏi:
- Hít thở sâu: Thở sâu có thể làm chậm lại nhịp đập của tim, giảm sự ức chế thần kinh, giảm huyết áp. Mỗi ngày nên tập thở sâu 10-15 lần. Ngoài ra, lúc nào bạn cảm thấy căng thẳng hay áp lực công việc quá lớn bạn có thể thở sâu khiến cho không khí vào đầy lồng ngực và khoang bụng, sau đó thở ra từ từ. Các chuyên gia sức khỏe khuyên bạn, mỗi phút nên hít thở 12-16 lần.
- Trầm tư: Mỗi người nên có những phút trầm tư, tĩnh lặng để thả lỏng mình, giúp tiêu trừ sự mệt mỏi. Bạn có thể tìm một nơi yên tĩnh, sau đó ngồi một cách thoải mái, thả lỏng, mhắm mắt lại, tưởng tượng ra một điều gì đó thật đơn giản, nhẹ nhàng.
- Thực hiện động tác duỗi chân tay từ từ kết hợp với phương pháp hít thở sâu có thể làm giảm sự căng cơ, gia tăng vòng tuần hoàn máu trong cơ thể và giúp cho việc dưỡng khí đến não. Hình thức vận động co duỗi tốt nhất là: Đứng thẳng, hai tay từ từ chạm đất làm cho lưng uốn thành hình vòng cung. Giữ tư thế này khoảng 10 giấy (sau đó từ từ thả ra), hoặc hai chân dang rộng bằng vai, tay thả lỏng, sau đó từ từ cong lưng ra phía sau, giữ khoảng 10 giây và làm như vậy vài lần.
- Tôn trọng đồng hồ sinh học trong cơ thể bạn: Ở một số người vào thời điểm sáng sớm thức dậy là lúc cơ thể khỏe khoắn nhất, nhưng ở những người khác thì buổi tối là lúc sức lực của họ dồi dào nhất. Buổi sáng, sau khi ngủ dậy, nếu phải uống 2-3 ly cà phê thì thần kinh của bạn mới hưng phấn, chắc chắn bạn không phải là người có sức khỏe dồi dào khi thức dậy buổi sáng. Hãy tìm cho mình thời gian khỏe khoắn nhất trong ngày và làm những công việc quan trọng vào thời điểm đó sẽ mang lại hiệu quả cao.
- Nên ăn nhiều bữa: Lúc ăn cơm, máu sẽ chảy vào đường ruột, cách xa não, khiến chúng ta chậm chạp, không muốn hoạt động. Một số chuyên gia khuyên rằng, mỗi ngày chúng ta nên ăn 4-5 bữa, mỗi bữa ăn ít, như vậy đường huyết sẽ giữ được ổn định. Để đạt được mục đích này, bạn không nên ăn những thức ăn giàu chất béo như thịt, mỡ, kem... bởi vì để tiêu hóa những thức ăn này cơ thể cần rất nhiều thời gian, do đó ảnh hưởng tới sự vận chuyển máu lên não. Thế nhưng chúng ta cũng không nên xem nhẹ những thức ăn cơ bản có chứa chất béo như cá và các loại hoa quả có vỏ cứng bởi những thức ăn này bổ sung cho cơ thể những chất dinh dưỡng rất quan trọng.
- Chú ý tư thế đi và đứng: Khi bạn bước đi một cách thoải mái khiến cho trọng lượng cơ thể bạn được phân bố đều. Nhưng khi bạn đứng yên một chỗ, trong lượng cơ thể lại rơi vào đôi chân, do đó bạn phải dùng một lực lớn hơn nhiều để giữ thăng bằng cho cơ thể. Bởi thế, khi đứng bạn cần tạo cho mình một tư thế thoải mái, cân bằng. Ngoài ra, các bạn gái khi đi bộ cũng không nên mang giầy quá cao hay túi xách nặng làm mất thăng bằng cơ thể., gây lệch cột sống hoặc vẹo chân bởi hai thứ này đều làm cho trọng lượng của bạn nặng thêm.
- Kiểm tra thói quen ngủ của bạn: Thời gian ngủ mỗi ngày đối với một người bao nhiêu là đủ? Điều này không ai giống ai bởi thể lực, sức khỏe, bệnh tật, nhu cầu công việc... của mỗi người đều khác nhau. Thế nhưng, bạn có thể cân nhắc điều này: Nếu trong thời gian làm việc bạn thường ngủ gật hoặc muốn chợp mắt một lúc, hoặc những ngày cuối tuần bạn rất muốn ngủ thì điều đó chứng tỏ bạn đang thiếu ngủ. Vì vậy, bạn cần phải điều chỉnh giấc ngủ sao cho hợp lý để tăng cường sức lực trí tuệ cho những ngày làm việc bận rộn