(Dân trí) - Nhiều giáo viên chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của công tác chăm sóc và bảo vệ mắt cho học sinh. Đặc biệt, còn có số lượng không ít giáo viên hướng dẫn học sinh đi khám tại các cơ sở ngoài luồng qui định
Đó là một trong những kết quả một cuộc điều tra của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam năm 2008 về tình hình mắc tật khúc xạ của học sinh phổ thông tại 3 tỉnh thành phố Đà Nẵng, Hà Tĩnh và Hải Phòng.
Cụ thể có tới 26,14% số học sinh mắc các bệnh về mắt. Trong đó, tỷ lệ cận thị chiếm 79,53%. Điều đáng lo ngại là nhiều học sinh phổ thông cần kính trợ thị nhưng không sử dụng vì cho là "vướng" hay "không đẹp". Mặt khác một số gia đình có hoàn cảnh khó khăn không có tiền mua kính cho con em mình. Đây là một thực trạng đang lo ngại.
Nếu không có ngay những biện pháp phòng, chống tích cực sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt của học sinh nói riêng và chất lượng của nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước về lâu dài nói chung.
Nguyên nhân gây bệnh mắt, theo ý kiến của giáo viên, phụ huynh, cán bộ Quản lý giáo dục là do chính các em xem ti-vi, chơi trò chơi điện tử và sử dụng internet quá nhiều. Bên cạnh đó, phòng học thiếu ánh sáng, tư thế ngồi học và đọc sách không đúng, bàn ghế không phù hợp, chưa có bảng chống lóa, môi trường ô nhiễm, thời gian học và đọc sách quá nhiều, ăn uống không đủ chất và nguyên nhân di truyền... cũng là những nguyên nhân gây ra bệnh mắt.
Nghiên cứu này cũng phát hiện nhiều giáo viên chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của công tác chăm sóc và bảo vệ mắt cho học sinh. Họ cũng không được học cách chăm sóc, bảo vệ mắt nên chưa biết hướng dẫn học sinh khi bị bệnh mắt ở mức độ nào thì nên đi khám và khám tại đâu. Đặc biệt, còn có không ít giáo viên hướng dẫn học sinh đi khám tại các cơ sở ngoài luồng qui định của Bộ Y tế.
Ngược lại, tuy nhận thức của phụ huynh học sinh về chăm sóc, bảo vệ mắt tương đối cao nhưng kiến thức về chăm sóc, bảo vệ mắt của phụ huynh học sinh còn rất hạn chế, nhất là tại vùng nông thôn.
Cũng theo kết quả điều tra này, phần lớn học sinh chưa được khám mắt định kì. Mới có khoảng 2/3 số học sinh được khám mắt và chỉ có khoảng 1/2 số học sinh được khám mắt 1-2 lần/năm. Đa số học sinh được khám mắt tại trường và chỉ được cán bộ phụ trách y tế học đường (là giáo viên kiêm nhiệm) kiểm tra mà chưa được bác sĩ chuyên khoa mắt khám nên kết quả còn nhiều hạn chế.
Trong khi đó, sự phối hợp giữa các ngành Y tế, BHYT với ngành GD&ĐT trong chăm sóc, bảo vệ mắt cho học sinh chưa được chú trọng.
P. Thanh
Đó là một trong những kết quả một cuộc điều tra của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam năm 2008 về tình hình mắc tật khúc xạ của học sinh phổ thông tại 3 tỉnh thành phố Đà Nẵng, Hà Tĩnh và Hải Phòng.
Cụ thể có tới 26,14% số học sinh mắc các bệnh về mắt. Trong đó, tỷ lệ cận thị chiếm 79,53%. Điều đáng lo ngại là nhiều học sinh phổ thông cần kính trợ thị nhưng không sử dụng vì cho là "vướng" hay "không đẹp". Mặt khác một số gia đình có hoàn cảnh khó khăn không có tiền mua kính cho con em mình. Đây là một thực trạng đang lo ngại.
Nếu không có ngay những biện pháp phòng, chống tích cực sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt của học sinh nói riêng và chất lượng của nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước về lâu dài nói chung.
Nguyên nhân gây bệnh mắt, theo ý kiến của giáo viên, phụ huynh, cán bộ Quản lý giáo dục là do chính các em xem ti-vi, chơi trò chơi điện tử và sử dụng internet quá nhiều. Bên cạnh đó, phòng học thiếu ánh sáng, tư thế ngồi học và đọc sách không đúng, bàn ghế không phù hợp, chưa có bảng chống lóa, môi trường ô nhiễm, thời gian học và đọc sách quá nhiều, ăn uống không đủ chất và nguyên nhân di truyền... cũng là những nguyên nhân gây ra bệnh mắt.
Nghiên cứu này cũng phát hiện nhiều giáo viên chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của công tác chăm sóc và bảo vệ mắt cho học sinh. Họ cũng không được học cách chăm sóc, bảo vệ mắt nên chưa biết hướng dẫn học sinh khi bị bệnh mắt ở mức độ nào thì nên đi khám và khám tại đâu. Đặc biệt, còn có không ít giáo viên hướng dẫn học sinh đi khám tại các cơ sở ngoài luồng qui định của Bộ Y tế.
Ngược lại, tuy nhận thức của phụ huynh học sinh về chăm sóc, bảo vệ mắt tương đối cao nhưng kiến thức về chăm sóc, bảo vệ mắt của phụ huynh học sinh còn rất hạn chế, nhất là tại vùng nông thôn.
Cũng theo kết quả điều tra này, phần lớn học sinh chưa được khám mắt định kì. Mới có khoảng 2/3 số học sinh được khám mắt và chỉ có khoảng 1/2 số học sinh được khám mắt 1-2 lần/năm. Đa số học sinh được khám mắt tại trường và chỉ được cán bộ phụ trách y tế học đường (là giáo viên kiêm nhiệm) kiểm tra mà chưa được bác sĩ chuyên khoa mắt khám nên kết quả còn nhiều hạn chế.
Trong khi đó, sự phối hợp giữa các ngành Y tế, BHYT với ngành GD&ĐT trong chăm sóc, bảo vệ mắt cho học sinh chưa được chú trọng.
P. Thanh