Phim hoạt hình 3D hiện đang được rất nhiều người yêu thích. Loại phim này không phải do người thật đóng mà là những vật thể được tạo nên nhờ kỹ xảo điện ảnh nhưng hình ảnh vẫn vô cùng sống động, thu hút. Bạn muốn biết cách làm phim hoạt hình 3D? Hãy tham khảo bài viết sau của VTC Academy nhé!
1.Script – Kịch bản
Câu chuyện là yếu tố quan trọng xuyên suốt bộ phim, kịch bản là câu chuyện ở dạng kế hoạch được viết ra với định hướng cho tất cả mọi người tham gia sản xuất.
Một kịch bản cần chi tiết và trên hết phải dễ hiểu để các nhóm sản xuất có thể hình dung tổng thể câu chuyện và thu thập thông tin cần thiết để thực hiện phần việc của họ một cách nhanh chóng và chính xác. Chuyển những suy nghĩ ra giấy là nhiệm vụ khó nhất trong quá trình này.
2. Storyboard – Bảng phân cảnh
Kịch bản chỉ là lời nói, bảng phân cảnh là những hình ảnh trình bày trực quan đầu tiên từ kịch bản, nó trông giống như một cuốn truyện tranh
Trong nhiều thập kỷ, các nghệ sĩ đã vẽ bảng phân cảnh trên giấy, nhưng ngày nay phần mềm không chỉ cho phép các bản vẽ tĩnh mà còn cả hoạt cảnh (Animatic)
3 Animatic: Sau khi bạn đã hài lòng với storyboard của mình, từng khung hình được tách ra, được làm chuyển động đơn giản theo lời thoại (tuỳ dự án có thể không có lời thoại). Với Animatic, bạn có thể dự trù khoảng thời gian cho từng hành động hay phân cảnh. Điều này quan trọng nếu phim của bạn bị giới hạn trong một khoảng thời gian như 30s, 60s thì bạn phải chắc chắn người xem hiểu được hết từng thông điệp bạn muốn truyền tải ở mỗi khung hình. Hãy cùng xem một đoạn Animatic khác do đội ngũ Red Cat Motion thực hiện nhé
4 Dựng vật thể trong không gian ba chiều – Modeling
Modeling – dựng vật thể trong không gian ba chiều là bước tạo chuyển động cho vật thể trong không gian ba chiều dựa vào phác thảo. Người dựng phải có khả năng nhìn bản phác thảo và tưởng tượng vật thể đó trong thực tế ra sao để có thể tạo khối chính xác hơn.
5 Tô màu và tạo chất liệu – Texturing
Sau khi tạo vật thể trong không gian ba chiều, bước tiếp theo bạn cần là là tô màu và tạo chất liệu để chúng trở nên sống động hơn. Sự sáng tạo cao rất cần ở bước này bởi vì bạn phải tưởng tượng màu da, màu mắt, mũi, miệng, quần áo, mũ,… cho vật thể của mình.
6 Tạo xương cho vật thể – Rigging
Rigging là một bước đặc biệt quan trọng trong quá trình làm phim hoạt hình 3D. Tạo xương cho vật thể giúp nó có thể cử động và diễn xuất như người. Khi gắn xương bạn nên thêm các nút điều khiển để khiến vật thể chuyển động theo ý mình..
7 Tạo chuyển động – Animation
Sau khi vật thể được hoàn thiện về hình dáng, màu sắc, kích cỡ. Muốn nó chuyển động bạn phải thực hiện công đoạn Animation. Animation giúp cho vật thể chuyển động sống động hơn.
8 Crow – Đám đông
Crowds Artists cộng tác với Animators, áp dụng các kỹ năng sáng tạo và kỹ thuật để tạo ra đám đông, một số lượng lớn các nhân vật, động vật và phương tiện mang đến những màn trình diễn hấp dẫn.
9 Matte painting
Matte painting giúp nâng cao khả năng kể chuyện bằng cách tạo nền, phong cảnh và môi trường kỹ thuật số phức tạp sử dụng một loạt các công cụ kỹ thuật số liên quan từ các chương trình vẽ và render.
10 Thêm âm thanh và hiệu ứng hình ảnh – VFX
VFX chính là bước mà bạn thêm âm thanh và hiệu ứng hình ảnh cho bộ phim hoạt hình 3D. Để thêm âm thanh và hiệu ứng hình ảnh vào phim hoạt hình 3D, bạn cần sử dụng kỹ thuật đồ họa và áp dụng chúng vào mỗi cảnh phim như các vụ nổ, nước, bụi.
11 Ánh sáng, màu sắc và xuất hình ảnh – Lightning và Rendering
Ánh sáng và màu sắc là yếu tố đặc biệt quan trọng khi làm phim hoạt hình 3D. Đây cũng là bước cuối cùng mà chúng tôi muốn chia sẻ trong bài viết “Cách làm phim hoạt hình 3D”. Khi vật thể 3D có đầy đủ chất liệu, màu sắc, chuyển động, bạn cần tạo ánh sáng và âm thanh phù hợp cho nó. Ở bước này, bạn cần xác định cường độ âm thanh, tính chất và cách ánh sáng tương tác với từng chất liệu. Khi các cảnh đã được thêm âm thanh và ánh sáng đầy đủ, chúng sẽ được xuất ra.
12. Post Production – Xử lý hậu kì
Đây là giai đoạn cuối cùng để cho ra một bộ phim hoạt hình 3D hoàn chỉnh các công đoạn: Xử lý hậu kỳ, dựng phim: Cắt dựng, và chỉnh sửa lại màu sắc. Thêm âm thanh, âm nhạc, lồng tiếng nhân vật.
Học thiết kế 3D cực kì đơn giản và chuyên nghiệp tại VTC Academy
1.Script – Kịch bản
Câu chuyện là yếu tố quan trọng xuyên suốt bộ phim, kịch bản là câu chuyện ở dạng kế hoạch được viết ra với định hướng cho tất cả mọi người tham gia sản xuất.
Một kịch bản cần chi tiết và trên hết phải dễ hiểu để các nhóm sản xuất có thể hình dung tổng thể câu chuyện và thu thập thông tin cần thiết để thực hiện phần việc của họ một cách nhanh chóng và chính xác. Chuyển những suy nghĩ ra giấy là nhiệm vụ khó nhất trong quá trình này.
2. Storyboard – Bảng phân cảnh
Kịch bản chỉ là lời nói, bảng phân cảnh là những hình ảnh trình bày trực quan đầu tiên từ kịch bản, nó trông giống như một cuốn truyện tranh
Trong nhiều thập kỷ, các nghệ sĩ đã vẽ bảng phân cảnh trên giấy, nhưng ngày nay phần mềm không chỉ cho phép các bản vẽ tĩnh mà còn cả hoạt cảnh (Animatic)
3 Animatic: Sau khi bạn đã hài lòng với storyboard của mình, từng khung hình được tách ra, được làm chuyển động đơn giản theo lời thoại (tuỳ dự án có thể không có lời thoại). Với Animatic, bạn có thể dự trù khoảng thời gian cho từng hành động hay phân cảnh. Điều này quan trọng nếu phim của bạn bị giới hạn trong một khoảng thời gian như 30s, 60s thì bạn phải chắc chắn người xem hiểu được hết từng thông điệp bạn muốn truyền tải ở mỗi khung hình. Hãy cùng xem một đoạn Animatic khác do đội ngũ Red Cat Motion thực hiện nhé
4 Dựng vật thể trong không gian ba chiều – Modeling
Modeling – dựng vật thể trong không gian ba chiều là bước tạo chuyển động cho vật thể trong không gian ba chiều dựa vào phác thảo. Người dựng phải có khả năng nhìn bản phác thảo và tưởng tượng vật thể đó trong thực tế ra sao để có thể tạo khối chính xác hơn.
5 Tô màu và tạo chất liệu – Texturing
Sau khi tạo vật thể trong không gian ba chiều, bước tiếp theo bạn cần là là tô màu và tạo chất liệu để chúng trở nên sống động hơn. Sự sáng tạo cao rất cần ở bước này bởi vì bạn phải tưởng tượng màu da, màu mắt, mũi, miệng, quần áo, mũ,… cho vật thể của mình.
6 Tạo xương cho vật thể – Rigging
Rigging là một bước đặc biệt quan trọng trong quá trình làm phim hoạt hình 3D. Tạo xương cho vật thể giúp nó có thể cử động và diễn xuất như người. Khi gắn xương bạn nên thêm các nút điều khiển để khiến vật thể chuyển động theo ý mình..
7 Tạo chuyển động – Animation
Sau khi vật thể được hoàn thiện về hình dáng, màu sắc, kích cỡ. Muốn nó chuyển động bạn phải thực hiện công đoạn Animation. Animation giúp cho vật thể chuyển động sống động hơn.
8 Crow – Đám đông
Crowds Artists cộng tác với Animators, áp dụng các kỹ năng sáng tạo và kỹ thuật để tạo ra đám đông, một số lượng lớn các nhân vật, động vật và phương tiện mang đến những màn trình diễn hấp dẫn.
9 Matte painting
Matte painting giúp nâng cao khả năng kể chuyện bằng cách tạo nền, phong cảnh và môi trường kỹ thuật số phức tạp sử dụng một loạt các công cụ kỹ thuật số liên quan từ các chương trình vẽ và render.
10 Thêm âm thanh và hiệu ứng hình ảnh – VFX
VFX chính là bước mà bạn thêm âm thanh và hiệu ứng hình ảnh cho bộ phim hoạt hình 3D. Để thêm âm thanh và hiệu ứng hình ảnh vào phim hoạt hình 3D, bạn cần sử dụng kỹ thuật đồ họa và áp dụng chúng vào mỗi cảnh phim như các vụ nổ, nước, bụi.
11 Ánh sáng, màu sắc và xuất hình ảnh – Lightning và Rendering
Ánh sáng và màu sắc là yếu tố đặc biệt quan trọng khi làm phim hoạt hình 3D. Đây cũng là bước cuối cùng mà chúng tôi muốn chia sẻ trong bài viết “Cách làm phim hoạt hình 3D”. Khi vật thể 3D có đầy đủ chất liệu, màu sắc, chuyển động, bạn cần tạo ánh sáng và âm thanh phù hợp cho nó. Ở bước này, bạn cần xác định cường độ âm thanh, tính chất và cách ánh sáng tương tác với từng chất liệu. Khi các cảnh đã được thêm âm thanh và ánh sáng đầy đủ, chúng sẽ được xuất ra.
12. Post Production – Xử lý hậu kì
Đây là giai đoạn cuối cùng để cho ra một bộ phim hoạt hình 3D hoàn chỉnh các công đoạn: Xử lý hậu kỳ, dựng phim: Cắt dựng, và chỉnh sửa lại màu sắc. Thêm âm thanh, âm nhạc, lồng tiếng nhân vật.
Học thiết kế 3D cực kì đơn giản và chuyên nghiệp tại VTC Academy