Những chỗ sửa xe lề đường có vẻ không đáng tin để giao cho họ sửa những bộ phận quan trọng của chiếc xe. Không đáng tin vì họ thường không có đủ dụng cụ để làm việc, một điều kiện cần. Chỉ nên giao cho họ làm những việc đơn giản như vá ruột, căng xích.
Những tiệm sửa xe nhỏ có cơ ngơi khá hơn những chỗ sửa xe lề đường: họ làm việc trong nhà, đôi khi chính nhà đó là tiệm bán phụ tùng xe. Nhưng trừ khi được sự giới thiệu đáng giá, cũng không nên giao xe cho bất kỳ tiệm nào làm những phần quan trọng vì thợ ở đó thường chỉ học nghề qua kinh nghiệm. Chủ xe nên thử để họ sửa những phần đơn giản như chỉnh ralenti, sửa thắng, ống khói và quan sát cách làm việc để đoán khả năng của thợ. Giá công của các tiệm này rất cạnh tranh. Các tiệm sửa xe nhỏ này ít khi cố mời khách mua phụ tùng thay thế mà thường đưa ra hai giải pháp: cố phục hồi phụ tùng cũ để dùng tiếp hoặc thay phụ tùng mới. Và họ cũng đưa ra nhiều giá khác nhau của phụ tùng mới để khách chọn. Nếu chủ xe biết chắc phụ tùng của mình còn dùng được mà thợ sửa đề nghị thay thì phải nghi ngờ sự thành thật của thợ đó. Khi cần thay phụ tùng thì cũng phải suy nghĩ, vì phụ tùng bán ở các tiệm nhỏ đó không có nguồn gốc rõ ràng. Tất nhiên là giá rẻ hơn phụ tùng chính hãng, nhưng không biết chất lượng so với hàng chính hãng thì sao. Có thể mua những thứ ít quan trọng ở các tiệm đó như ống khói, xích, bóng đèn.
Doanh nghiệp dịch vụ sửa xe có hai loại: đại lý của các hãng xe như Honda, Yamaha, Suzuki, và doanh nghiệp độc lập như Bikecares. Giá công ở những doanh nghiệp này cao hơn hẳn những nơi nói trên, giá phụ tùng cũng thường đắt hơn. Phụ tùng ngay tại đại lý của hãng thì rất đắt. Do đó chỉ nên ghé đến những doanh nghiệp này khi cần sửa những bộ phận quan trọng, cần độ tin cậy cao. Và cũng nên biết rằng thợ sửa xe ở đây rất hay đề nghị thay phụ tùng, ngay cả khi phụ tùng còn dùng được. Tôi kể ra đây một vài trường hợp khi tôi đem xe đến các doanh nghiệp này.
Trường hợp 1: ở Bikecares Trần Hưng Đạo. Tôi đem xe đến để tân trang embrayage, tân trang nghĩa là không thay mới toàn bộ vì trọn bộ embrayage của chính hãng Honda khoảng 1,5 triệu đồng, tôi không muốn chi tới con số đó. Tôi chỉ thay các đĩa ma sát và dán lại trục 3 càng ma sát, hết 550 ngàn đồng. Sau khi làm xong, thợ chạy thử xe 1 vòng rồi nói rằng xe tôi cần phải thay bộ chén và bi cổ hết chừng 300 ngàn đồng. Tôi nhận lại xe và chạy qua đại lý HEAD của Honda hỏi xem tình trạng cổ xe này có cần thay không. Thợ ở HEAD xem rồi bảo chưa cần thay, chỉ cần xiết lại là được, hết 11 ngàn đồng tiền công.
Trường hợp 2: cũng ở Bikecares Trần Hưng Đạo. Tôi đem xe đến yêu cầu làm bảo dưỡng, xe Super Dream mới chạy được hơn 15 ngàn cây số. Thợ lấy xe chạy thử một vòng rồi kê toa: xe cần thay xích, đĩa, cao su đùm, than máy đề, má thắng, bu gi, mút lọc gió... cộng tiền phụ tùng hơn 400 ngàn đồng, tiền công là 120 ngàn đồng. Tôi biết chắc là anh thợ này chỉ nhìn số đếm trên đồng hồ để kê toa chứ không phải kê toa theo cảm giác nhận được sau khi chạy một vòng. Tôi biết như vậy vì xe này vừa được thay mút lọc gió và bu gi hai tháng trước, và dấu hiệu chỉ độ mòn của má thắng trên đùm xe còn rất xa. Như vậy nếu tôi đồng ý đưa xe vào thì phải có hơn 500 ngàn đồng trong túi. Sợ rằng nếu mình không theo đủ toa đó sẽ làm cho niềm vui được phục vụ của anh thợ này thiếu trọn vẹn, tôi lấy cớ không có đủ tiền để rút lui.
Trường hợp 3: ở một HEAD. Sau khi ở Bikecares trong trường hợp 2 ra, tôi chạy đến một HEAD. Đến nơi, tôi yêu cầu kiểm tra sơ bộ để tìm xem những gì bất thường. Anh thợ đề nghị rút căm, làm vệ sinh bộ lọc gió và bình xăng con, chỉnh su páp. Tiền công khoảng 90 ngàn đồng. Tiền phụ tùng không báo trước, khi mở xe ra thấy cần thay mới báo. Tôi đồng ý đưa xe vào làm. Một anh thợ khác làm các công việc trên, và đề nghị tôi thay mút lọc gió, bu gi và phớt nắp su páp. Tôi không đồng ý thay vì những thứ đó vừa được thay như đã ghi ở trên. Anh ta không vui nói rằng mút lọc gió mới thay gì mà nhão nhẹt, bu gi đang dùng không phải của Honda. Tôi nói: bugi đó tôi mua ở một HEAD, không lẽ là đồ giả; anh ta nói: không phải đồ giả nhưng nó chỉ hợp với xe dưới 100 phân khối. Thật ra cái bu gi đó giống hệt cái bu gi được Honda gắn khi xe mới bán ra, mặt khác Honda Việt Nam đâu có bán kiểu xe nào dưới 100 phân khối
Tóm lại kinh nghiệm rất cần khi dùng xe gắn máy là ghi chép lại lý lịch xe (ngày tháng của những lần sửa xe, và số đếm trên đồng hồ khi đó, phụ tùng nào đã được thay, phụ tùng nào sắp phải thay). Và nếu tiết kiệm thời giờ bằng cách đưa xe vào cho doanh nghiệp làm ngay mà không thử nghe ý kiến của vài chỗ khác thì ta có khả năng đã lấy tiền trả giá cho thời gian tiết kiệm được.
(Theo lhboi.homelinux)
Những tiệm sửa xe nhỏ có cơ ngơi khá hơn những chỗ sửa xe lề đường: họ làm việc trong nhà, đôi khi chính nhà đó là tiệm bán phụ tùng xe. Nhưng trừ khi được sự giới thiệu đáng giá, cũng không nên giao xe cho bất kỳ tiệm nào làm những phần quan trọng vì thợ ở đó thường chỉ học nghề qua kinh nghiệm. Chủ xe nên thử để họ sửa những phần đơn giản như chỉnh ralenti, sửa thắng, ống khói và quan sát cách làm việc để đoán khả năng của thợ. Giá công của các tiệm này rất cạnh tranh. Các tiệm sửa xe nhỏ này ít khi cố mời khách mua phụ tùng thay thế mà thường đưa ra hai giải pháp: cố phục hồi phụ tùng cũ để dùng tiếp hoặc thay phụ tùng mới. Và họ cũng đưa ra nhiều giá khác nhau của phụ tùng mới để khách chọn. Nếu chủ xe biết chắc phụ tùng của mình còn dùng được mà thợ sửa đề nghị thay thì phải nghi ngờ sự thành thật của thợ đó. Khi cần thay phụ tùng thì cũng phải suy nghĩ, vì phụ tùng bán ở các tiệm nhỏ đó không có nguồn gốc rõ ràng. Tất nhiên là giá rẻ hơn phụ tùng chính hãng, nhưng không biết chất lượng so với hàng chính hãng thì sao. Có thể mua những thứ ít quan trọng ở các tiệm đó như ống khói, xích, bóng đèn.
Doanh nghiệp dịch vụ sửa xe có hai loại: đại lý của các hãng xe như Honda, Yamaha, Suzuki, và doanh nghiệp độc lập như Bikecares. Giá công ở những doanh nghiệp này cao hơn hẳn những nơi nói trên, giá phụ tùng cũng thường đắt hơn. Phụ tùng ngay tại đại lý của hãng thì rất đắt. Do đó chỉ nên ghé đến những doanh nghiệp này khi cần sửa những bộ phận quan trọng, cần độ tin cậy cao. Và cũng nên biết rằng thợ sửa xe ở đây rất hay đề nghị thay phụ tùng, ngay cả khi phụ tùng còn dùng được. Tôi kể ra đây một vài trường hợp khi tôi đem xe đến các doanh nghiệp này.
Trường hợp 1: ở Bikecares Trần Hưng Đạo. Tôi đem xe đến để tân trang embrayage, tân trang nghĩa là không thay mới toàn bộ vì trọn bộ embrayage của chính hãng Honda khoảng 1,5 triệu đồng, tôi không muốn chi tới con số đó. Tôi chỉ thay các đĩa ma sát và dán lại trục 3 càng ma sát, hết 550 ngàn đồng. Sau khi làm xong, thợ chạy thử xe 1 vòng rồi nói rằng xe tôi cần phải thay bộ chén và bi cổ hết chừng 300 ngàn đồng. Tôi nhận lại xe và chạy qua đại lý HEAD của Honda hỏi xem tình trạng cổ xe này có cần thay không. Thợ ở HEAD xem rồi bảo chưa cần thay, chỉ cần xiết lại là được, hết 11 ngàn đồng tiền công.
Trường hợp 2: cũng ở Bikecares Trần Hưng Đạo. Tôi đem xe đến yêu cầu làm bảo dưỡng, xe Super Dream mới chạy được hơn 15 ngàn cây số. Thợ lấy xe chạy thử một vòng rồi kê toa: xe cần thay xích, đĩa, cao su đùm, than máy đề, má thắng, bu gi, mút lọc gió... cộng tiền phụ tùng hơn 400 ngàn đồng, tiền công là 120 ngàn đồng. Tôi biết chắc là anh thợ này chỉ nhìn số đếm trên đồng hồ để kê toa chứ không phải kê toa theo cảm giác nhận được sau khi chạy một vòng. Tôi biết như vậy vì xe này vừa được thay mút lọc gió và bu gi hai tháng trước, và dấu hiệu chỉ độ mòn của má thắng trên đùm xe còn rất xa. Như vậy nếu tôi đồng ý đưa xe vào thì phải có hơn 500 ngàn đồng trong túi. Sợ rằng nếu mình không theo đủ toa đó sẽ làm cho niềm vui được phục vụ của anh thợ này thiếu trọn vẹn, tôi lấy cớ không có đủ tiền để rút lui.
Trường hợp 3: ở một HEAD. Sau khi ở Bikecares trong trường hợp 2 ra, tôi chạy đến một HEAD. Đến nơi, tôi yêu cầu kiểm tra sơ bộ để tìm xem những gì bất thường. Anh thợ đề nghị rút căm, làm vệ sinh bộ lọc gió và bình xăng con, chỉnh su páp. Tiền công khoảng 90 ngàn đồng. Tiền phụ tùng không báo trước, khi mở xe ra thấy cần thay mới báo. Tôi đồng ý đưa xe vào làm. Một anh thợ khác làm các công việc trên, và đề nghị tôi thay mút lọc gió, bu gi và phớt nắp su páp. Tôi không đồng ý thay vì những thứ đó vừa được thay như đã ghi ở trên. Anh ta không vui nói rằng mút lọc gió mới thay gì mà nhão nhẹt, bu gi đang dùng không phải của Honda. Tôi nói: bugi đó tôi mua ở một HEAD, không lẽ là đồ giả; anh ta nói: không phải đồ giả nhưng nó chỉ hợp với xe dưới 100 phân khối. Thật ra cái bu gi đó giống hệt cái bu gi được Honda gắn khi xe mới bán ra, mặt khác Honda Việt Nam đâu có bán kiểu xe nào dưới 100 phân khối
Tóm lại kinh nghiệm rất cần khi dùng xe gắn máy là ghi chép lại lý lịch xe (ngày tháng của những lần sửa xe, và số đếm trên đồng hồ khi đó, phụ tùng nào đã được thay, phụ tùng nào sắp phải thay). Và nếu tiết kiệm thời giờ bằng cách đưa xe vào cho doanh nghiệp làm ngay mà không thử nghe ý kiến của vài chỗ khác thì ta có khả năng đã lấy tiền trả giá cho thời gian tiết kiệm được.
(Theo lhboi.homelinux)