Bếp ga là dụng cụ nhà bếp không thể thiếu trong mỗi gia đình hiện đại. Nhưng đôi khi, nó lại có những trục trặc khiến bạn phải loay hoay không biết xử lý ra sao.
Các sự cố thường gặp:
- Sự cố về nguồn lửa: Khi bếp gas không bắt lửa, ngọn lửa cháy bất thường, có mùi gas thoát ra ngoài. Bạn cần tắt bếp ngay, khoá van bình đồng thời kiểm tra lại hệ thống dây dẫn của bếp.
- Gas bốc mùi: Do đường dây dẫn gas bị xì, khoá van bị hỏng hoặc ống gas nối sai khớp. Vì thế, hãy mở tung cửa và dùng quạt để giảm bớt nồng độ của gas bạn nên yêu cầu thợ thay bình gas phải kiểm tra độ an toàn của ống dẫn gas.
- Lửa bị bốc (phực): Hiện tượng này thường do, họng lửa được lắp chưa đúng khớp, khe thoát lửa của họng lửa bị nghẹt. Bạn có thể tự mình xử lý bằng cách điều chỉnh lại cho chính xác bộ phận điều chỉnh không khí, kiểm tra lại vị trí họng lửa, đồng thời làm sạch lại khe thoát lửa.
- Bếp gas không bắt lửa: bạn chỉ cần lặp lại động tác bật lửa liên tục cho đến khi không khí trong ống dẫn gas bị tống hết ra ngoài. Đối với dây dẫn gas bị gãy giập, bạn nên thay mới để đảm bảo an toàn.
Cách sử dụng tiết kiệm ga:
Chỉnh ngọn lửa:
- Lửa của bếp chia làm 3 phần: trên, giữa và dưới. Phần giữa có nhiệt độ nóng nhất, vì thế khi nấu không cần sử dụng lửa quá to, chỉ cần chỉnh sao cho cháy đều xung quanh đáy nồi là được.
- Khi lửa màu vàng có nghĩa là gas không cháy hết, bạn nên kiểm tra cửa gas.
- Đậy kín nắp nồi khi nấu. Điều chỉnh nhỏ lửa khi đồ ăn bắt đầu sôi.
Dụng cụ nấu:
- Khi nấu lửa nhỏ, chọn xoong, nồi cỡ nhỏ đồng thời loại xoong, nồi có đáy lớn nên mở lửa lớn để tránh hao gas.
- Các loại nồi áp suất, nồi nhôm… sẽ giúp tiết kiệm gas khi nấu. Bạn có thể sử dụng thêm vòng kim loại để tiết kiệm gas.
- Không nên nấu một lượng thức ăn nhỏ trong mộtư vậy sẽ rất lãng phí gas. Bạn có thể mua lưới tăng nhiệt sẽ tiết kiệm được lượng gas đáng kể.
- Tránh để các luồng gió thổi vào ngọn lửa khi nấu
Lưu ý khi sử dụng: Nên chuẩn bị sẵn sàng các công việc như rửa rau, vo gạo, thái xong thịt... rồi mới dùng bếp. Số lần vặn, bật bếp nhiều lần sẽ làm gas thoát ra ngoài càng nhiều.
Lời khuyên cho bạn:
- Khi đang sử dụng, nếu thấy bếp cháy không bình thường, nên khóa van bình gas ngay lập tức và kiểm tra lại bếp.
- Tránh mở hoặc tắt bếp gas nhiều lần sẽ làm hao gas và giảm tuổi thọ của bếp.
- Kiểm tra ống dẫn gas thường xuyên để phát hiện rò rỉ một cách sớm nhất. Thay ngay các đoạn nối kết ống khi có dấu hiệu rò rỉ gas.
- Nếu bạn phát hiện có chỗ rò rỉ gas, nhanh chóng tắt gas và tuyệt đối không bật lửa gần những đoạn bị rò rỉ gas.
- Không nên cố gắng tự mình sữa chửa những bình ga bị rò rỉ gas, hở van, hãy đưa đến những cửa hàng đảm bảo chuyên môn.
- Để tránh xảy ra tai nạn đáng tiếc đừng hong khăn, các loại vải sợi trên bếp.
- Nên mua loại bếp gas có thiết bị an toàn khi lửa tắt đột ngột, thiết bị an toàn sẽ tự động ngắt nguồn gas không cho gas vào ống dẫn bên trong bếp, tránh các rủi ro gây ra bởi hiện tượng rò rỉ gas.
(VnEtips)
Các sự cố thường gặp:
- Sự cố về nguồn lửa: Khi bếp gas không bắt lửa, ngọn lửa cháy bất thường, có mùi gas thoát ra ngoài. Bạn cần tắt bếp ngay, khoá van bình đồng thời kiểm tra lại hệ thống dây dẫn của bếp.
- Gas bốc mùi: Do đường dây dẫn gas bị xì, khoá van bị hỏng hoặc ống gas nối sai khớp. Vì thế, hãy mở tung cửa và dùng quạt để giảm bớt nồng độ của gas bạn nên yêu cầu thợ thay bình gas phải kiểm tra độ an toàn của ống dẫn gas.
- Lửa bị bốc (phực): Hiện tượng này thường do, họng lửa được lắp chưa đúng khớp, khe thoát lửa của họng lửa bị nghẹt. Bạn có thể tự mình xử lý bằng cách điều chỉnh lại cho chính xác bộ phận điều chỉnh không khí, kiểm tra lại vị trí họng lửa, đồng thời làm sạch lại khe thoát lửa.
- Bếp gas không bắt lửa: bạn chỉ cần lặp lại động tác bật lửa liên tục cho đến khi không khí trong ống dẫn gas bị tống hết ra ngoài. Đối với dây dẫn gas bị gãy giập, bạn nên thay mới để đảm bảo an toàn.
Cách sử dụng tiết kiệm ga:
Chỉnh ngọn lửa:
- Lửa của bếp chia làm 3 phần: trên, giữa và dưới. Phần giữa có nhiệt độ nóng nhất, vì thế khi nấu không cần sử dụng lửa quá to, chỉ cần chỉnh sao cho cháy đều xung quanh đáy nồi là được.
- Khi lửa màu vàng có nghĩa là gas không cháy hết, bạn nên kiểm tra cửa gas.
- Đậy kín nắp nồi khi nấu. Điều chỉnh nhỏ lửa khi đồ ăn bắt đầu sôi.
Dụng cụ nấu:
- Khi nấu lửa nhỏ, chọn xoong, nồi cỡ nhỏ đồng thời loại xoong, nồi có đáy lớn nên mở lửa lớn để tránh hao gas.
- Các loại nồi áp suất, nồi nhôm… sẽ giúp tiết kiệm gas khi nấu. Bạn có thể sử dụng thêm vòng kim loại để tiết kiệm gas.
- Không nên nấu một lượng thức ăn nhỏ trong mộtư vậy sẽ rất lãng phí gas. Bạn có thể mua lưới tăng nhiệt sẽ tiết kiệm được lượng gas đáng kể.
- Tránh để các luồng gió thổi vào ngọn lửa khi nấu
Lưu ý khi sử dụng: Nên chuẩn bị sẵn sàng các công việc như rửa rau, vo gạo, thái xong thịt... rồi mới dùng bếp. Số lần vặn, bật bếp nhiều lần sẽ làm gas thoát ra ngoài càng nhiều.
Lời khuyên cho bạn:
- Khi đang sử dụng, nếu thấy bếp cháy không bình thường, nên khóa van bình gas ngay lập tức và kiểm tra lại bếp.
- Tránh mở hoặc tắt bếp gas nhiều lần sẽ làm hao gas và giảm tuổi thọ của bếp.
- Kiểm tra ống dẫn gas thường xuyên để phát hiện rò rỉ một cách sớm nhất. Thay ngay các đoạn nối kết ống khi có dấu hiệu rò rỉ gas.
- Nếu bạn phát hiện có chỗ rò rỉ gas, nhanh chóng tắt gas và tuyệt đối không bật lửa gần những đoạn bị rò rỉ gas.
- Không nên cố gắng tự mình sữa chửa những bình ga bị rò rỉ gas, hở van, hãy đưa đến những cửa hàng đảm bảo chuyên môn.
- Để tránh xảy ra tai nạn đáng tiếc đừng hong khăn, các loại vải sợi trên bếp.
- Nên mua loại bếp gas có thiết bị an toàn khi lửa tắt đột ngột, thiết bị an toàn sẽ tự động ngắt nguồn gas không cho gas vào ống dẫn bên trong bếp, tránh các rủi ro gây ra bởi hiện tượng rò rỉ gas.
(VnEtips)