Title: Luyện khúc cách mạng
Author: FiceDen, Arine
Disclaimer: Nhân vật không thuộc về người viết. Fic được phát hành với mục đích phi lợi nhuận.
Rating: K
Category: Angst, Historical, Romance, OOC, POV,...
Summary:
"Đường chân trời phía xa xa đó, chẳng còn là một màu đỏ rực đẹp đến "siêu lòng" như cậu nói, cũng chẳng phải những cánh chim hải âu chao liệng đong đầy tự do dưới từng đám mây hồng hào. Tớ chỉ thấy khói, khói và khói, khói xám bao phủ bầu trời đã từng trong veo và khiến nó đục ngầu. Shinichi à, giữa đống xác chết và tro bụi kia, cậu ở đâu?"
"Ran Mori - huyền thoại được ví như "thi sĩ" của cây dương cầm - Chopin của thời Showa - qua đời."
"Đó là cô gái thành công nhất với bản Luyện khúc cách mạng."
"Cô ta không có trái tim đâu."
"Cậu biết Shinichi Kudo chứ, nhà văn đó rất nổi tiếng mà!"
Ran Mori là một cô gái gốc Hiroshima đang cố gắng theo đuổi niềm đam mê với chiếc đàn dương cầm và Shinichi Kudo, một nhà văn "đã chết" bỗng chốc trở nên nổi tiếng vì tập sách còn sót lại ở căn nhà vùng ngoại ô vùng Hiroshima.
Họ là những Chopin và Geogre Sand của thế hệ sau, theo một khía cạnh nào đấy rất khó giải nghĩa, tôi nghĩ vậy. Ran Mori, đầy tham vọng, nhưng cái "tham vọng" này có thực sự là cốt cách của cô ấy? Tam tự kinh ngay trang đầu viết: "Nhân chi sơ/ Tính bản thiện". Sẽ chẳng ai biết chính xác điều gì khiến một Hannah Montana thay đổi thành Miley Cyrus hiện tại, nên càng khó đoán hơn về một nhân vật lịch sử cách chúng ta hơn bảy mươi năm về trước.
Hơn nữa, thiết nghĩ, Shinichi Kudo thực ra ở đâu "giữa đống xác chết và tro bụi kia", hay vốn không ở trong đấy?
Quá nhiều giả thiết, quá nhiều thứ để nghi ngờ. Lịch sử, nói đúng ra chỉ là những trang giấy mờ mịt trong làn sương mù được chúng ta tự suy đoán bằng các bằng chứng tìm được sau hàng chục, hàng nghìn hay hàng vạn năm.
Ran Mỏi thực chỉ là tưởng tượng, Shinichi cũng vậy, nên tôi viết câu chuyện này cho một Chopin, một Geogre Sand Nhật Bản. Cùng một nỗi đau về quê hương đất nước, mất đi người thân yêu, Ran dường như thấu hiểu cảm giác Chopin gồng vai trước gánh nặng của thời đại, đem nỗi đau chuyển hoá thành nghệ thuật, thể hiện xuất sắc Luyện khúc Cách mạng - một trong những tác phẩm để đời tạo nên tên tuổi của ông. Cái nỗi đau bị "lợi dụng" ấy lại được một số kẻ nhìn thành "tham vọng", nhưng thực ra, "tham vọng" nhiều khi chỉ là cái vỏ bọc xấu xí nhưng tinh xảo để che kín vết thương sâu trong tâm hồn. Quá khứ, hiện tại, tương lai dồn ép một cô gái mười tám trở nên "tham vọng", thử hỏi, quyền thế của những nỗi đau mạnh mẽ như thế nào?
Hay nói đúng hơn và sát nghĩa hơn trong trường hợp này, chiến tranh mang đến cái gì? Một bản "Luyện khúc Cách mạng", hay là sự ra đi của một trăm tám mươi nghìn người tại Hiroshima trong vỏn vẹn một ngày và hai mươi nghìn người Ba Lan hi sinh vì cuộc xâm lược của Nga chỉ riêng năm 1812?
Chiến tranh là vậy. Ran Mori liệu có yêu cái cảm giác rời bỏ Hiroshima, lên đường theo đuổi đam mê Nhạc viện Tokyo để rồi đánh mất cậu bạn thanh mai trúc mã ngay giây phút trở về? Frederic Chopin liệu có yêu cảm giác ông rời quê hương trước chiến tranh chỉ hai năm, sống sót để rồi lúc nhắm mắt cũng ở nơi đất khách quê người?
Sau tất cả, câu chuyện này không phải là một câu chuyện tình yêu gì hết, tôi viết cho nỗi đau Ba Lan, viết cho Chopin, viết cho tình yêu quê hương của ngài, viết cho những nuối tiếc của Ran Mori trong câu chuyện, viết cho sự mệt mỏi của mỗi người khi phải gồng mình trước gánh nặng của thời đại.
Tôi chưa đủ khả năng truyền đạt hết ý tưởng của mình, nên chắc chắn một ngày nào đó, tác phẩm này sẽ được viết lại.
Author: FiceDen, Arine
Disclaimer: Nhân vật không thuộc về người viết. Fic được phát hành với mục đích phi lợi nhuận.
Rating: K
Category: Angst, Historical, Romance, OOC, POV,...
Summary:
"Đường chân trời phía xa xa đó, chẳng còn là một màu đỏ rực đẹp đến "siêu lòng" như cậu nói, cũng chẳng phải những cánh chim hải âu chao liệng đong đầy tự do dưới từng đám mây hồng hào. Tớ chỉ thấy khói, khói và khói, khói xám bao phủ bầu trời đã từng trong veo và khiến nó đục ngầu. Shinichi à, giữa đống xác chết và tro bụi kia, cậu ở đâu?"
"Ran Mori - huyền thoại được ví như "thi sĩ" của cây dương cầm - Chopin của thời Showa - qua đời."
"Đó là cô gái thành công nhất với bản Luyện khúc cách mạng."
"Cô ta không có trái tim đâu."
"Cậu biết Shinichi Kudo chứ, nhà văn đó rất nổi tiếng mà!"
Ran Mori là một cô gái gốc Hiroshima đang cố gắng theo đuổi niềm đam mê với chiếc đàn dương cầm và Shinichi Kudo, một nhà văn "đã chết" bỗng chốc trở nên nổi tiếng vì tập sách còn sót lại ở căn nhà vùng ngoại ô vùng Hiroshima.
Họ là những Chopin và Geogre Sand của thế hệ sau, theo một khía cạnh nào đấy rất khó giải nghĩa, tôi nghĩ vậy. Ran Mori, đầy tham vọng, nhưng cái "tham vọng" này có thực sự là cốt cách của cô ấy? Tam tự kinh ngay trang đầu viết: "Nhân chi sơ/ Tính bản thiện". Sẽ chẳng ai biết chính xác điều gì khiến một Hannah Montana thay đổi thành Miley Cyrus hiện tại, nên càng khó đoán hơn về một nhân vật lịch sử cách chúng ta hơn bảy mươi năm về trước.
Hơn nữa, thiết nghĩ, Shinichi Kudo thực ra ở đâu "giữa đống xác chết và tro bụi kia", hay vốn không ở trong đấy?
Quá nhiều giả thiết, quá nhiều thứ để nghi ngờ. Lịch sử, nói đúng ra chỉ là những trang giấy mờ mịt trong làn sương mù được chúng ta tự suy đoán bằng các bằng chứng tìm được sau hàng chục, hàng nghìn hay hàng vạn năm.
Ran Mỏi thực chỉ là tưởng tượng, Shinichi cũng vậy, nên tôi viết câu chuyện này cho một Chopin, một Geogre Sand Nhật Bản. Cùng một nỗi đau về quê hương đất nước, mất đi người thân yêu, Ran dường như thấu hiểu cảm giác Chopin gồng vai trước gánh nặng của thời đại, đem nỗi đau chuyển hoá thành nghệ thuật, thể hiện xuất sắc Luyện khúc Cách mạng - một trong những tác phẩm để đời tạo nên tên tuổi của ông. Cái nỗi đau bị "lợi dụng" ấy lại được một số kẻ nhìn thành "tham vọng", nhưng thực ra, "tham vọng" nhiều khi chỉ là cái vỏ bọc xấu xí nhưng tinh xảo để che kín vết thương sâu trong tâm hồn. Quá khứ, hiện tại, tương lai dồn ép một cô gái mười tám trở nên "tham vọng", thử hỏi, quyền thế của những nỗi đau mạnh mẽ như thế nào?
Hay nói đúng hơn và sát nghĩa hơn trong trường hợp này, chiến tranh mang đến cái gì? Một bản "Luyện khúc Cách mạng", hay là sự ra đi của một trăm tám mươi nghìn người tại Hiroshima trong vỏn vẹn một ngày và hai mươi nghìn người Ba Lan hi sinh vì cuộc xâm lược của Nga chỉ riêng năm 1812?
Chiến tranh là vậy. Ran Mori liệu có yêu cái cảm giác rời bỏ Hiroshima, lên đường theo đuổi đam mê Nhạc viện Tokyo để rồi đánh mất cậu bạn thanh mai trúc mã ngay giây phút trở về? Frederic Chopin liệu có yêu cảm giác ông rời quê hương trước chiến tranh chỉ hai năm, sống sót để rồi lúc nhắm mắt cũng ở nơi đất khách quê người?
Sau tất cả, câu chuyện này không phải là một câu chuyện tình yêu gì hết, tôi viết cho nỗi đau Ba Lan, viết cho Chopin, viết cho tình yêu quê hương của ngài, viết cho những nuối tiếc của Ran Mori trong câu chuyện, viết cho sự mệt mỏi của mỗi người khi phải gồng mình trước gánh nặng của thời đại.
Tôi chưa đủ khả năng truyền đạt hết ý tưởng của mình, nên chắc chắn một ngày nào đó, tác phẩm này sẽ được viết lại.