Làm Thế Nào Để Trở Nên Mạnh Mẽ?
Cuộc sống kì thực rất đơn giản. Xã hội và cuộc đời công nhận hai quy tắc cơ bản để nhìn cuộc sống một cách thông thấu. Đó là "cường giả vi tôn" và "vật cực tất phản". "Cường giả vi tôn" là chỉ luật rừng, tức kẻ mạnh sẽ được tôn sùng, tôn trọng, còn kẻ yếu sẽ bị hạn chế bởi nhiều quy tắc do kẻ mạnh chế định. Kẻ mạnh là những kẻ tự thân mạnh mẽ, hoặc tâm tính, hoặc trí tuệ, hoặc tài hoa, hoặc vật chất. Họ không phải kẻ dẫm đạp lên kẻ khác để khẳng định mình mạnh mẽ mà là những người có thể thản nhiên gánh trên vai vận mệnh của người khác, sự phát triển của xã hội hay hưng suy của một thời đại. Còn kẻ yếu là những kẻ sống nhờ vào người khác, sống hèn và khi có biến cố xảy đến họ chỉ biết đợi vận mệnh bánh răng nghiền ép. Vậy làm sao để trở nên càng mạnh. Một con người có ba phương diện để tu dưỡng, cố gắng.
Thứ nhất là vật chất bao gồm tài sản, thân thể.
Thứ hai là tinh thần, trí tuệ.
Thứ ba là tâm tính, thái độ.
Muốn trở lên càng mạnh, có được tâm tính cứng cỏi cùng thái độ đúng mực là đã mạnh hơn rất nhiều người. Đây là yếu tố quan trọng nhất. Muốn thế thì phải tu dưỡng hằng ngày, mỗi ngày phải "tam tỉnh tự thân" tức suy xét bản thân mình đúng sai ưu khuyết gì để kịp thời sửa chữa. Phải nhớ nhưng không nên chấp nhất với quá khứ, phải quý trọng nhưng không nên buông thả với hiện tại, phải có kế hoạch nhưng không nên nghĩ nhiều về tương lai. Còn muốn tăng cường về tinh thần, trí tuệ thì phải học, phải đọc, phải nghĩ và phải ngẫm. Con nhện ở trong chùa ngày ngày nghe phật niệm kinh cũng có thể khai linh trí huống chi là người. Muốn khôn thì học, có học thì mới miễn đi những đường vòng, học mới biết thế giới bao la, mới biết có lòng kính sợ với những gì chưa biết, mới biết yêu thế giới này. Còn vật chất dễ dàng có được khi ta đã có hai điều kiện trên.
"Vật cực tất phản" là chỉ làm cái gì cũng đến mức giới hạn, cái gì quá cũng không tốt. Quá thông minh dễ dàng có hại, quá trung thực dễ bị người lừa, quá đẹp dễ bị ghét, quá hiền dễ bị người khinh.. vì vậy không nên làm một sự vật, sự việc có một tính chất nào đó quá sẽ dẫn đến tác hại khôn lường.
Nắm vững hai triết lí này đi khắp thiên hạ đều không sợ!
Cuộc sống kì thực rất đơn giản. Xã hội và cuộc đời công nhận hai quy tắc cơ bản để nhìn cuộc sống một cách thông thấu. Đó là "cường giả vi tôn" và "vật cực tất phản". "Cường giả vi tôn" là chỉ luật rừng, tức kẻ mạnh sẽ được tôn sùng, tôn trọng, còn kẻ yếu sẽ bị hạn chế bởi nhiều quy tắc do kẻ mạnh chế định. Kẻ mạnh là những kẻ tự thân mạnh mẽ, hoặc tâm tính, hoặc trí tuệ, hoặc tài hoa, hoặc vật chất. Họ không phải kẻ dẫm đạp lên kẻ khác để khẳng định mình mạnh mẽ mà là những người có thể thản nhiên gánh trên vai vận mệnh của người khác, sự phát triển của xã hội hay hưng suy của một thời đại. Còn kẻ yếu là những kẻ sống nhờ vào người khác, sống hèn và khi có biến cố xảy đến họ chỉ biết đợi vận mệnh bánh răng nghiền ép. Vậy làm sao để trở nên càng mạnh. Một con người có ba phương diện để tu dưỡng, cố gắng.
Thứ nhất là vật chất bao gồm tài sản, thân thể.
Thứ hai là tinh thần, trí tuệ.
Thứ ba là tâm tính, thái độ.
Muốn trở lên càng mạnh, có được tâm tính cứng cỏi cùng thái độ đúng mực là đã mạnh hơn rất nhiều người. Đây là yếu tố quan trọng nhất. Muốn thế thì phải tu dưỡng hằng ngày, mỗi ngày phải "tam tỉnh tự thân" tức suy xét bản thân mình đúng sai ưu khuyết gì để kịp thời sửa chữa. Phải nhớ nhưng không nên chấp nhất với quá khứ, phải quý trọng nhưng không nên buông thả với hiện tại, phải có kế hoạch nhưng không nên nghĩ nhiều về tương lai. Còn muốn tăng cường về tinh thần, trí tuệ thì phải học, phải đọc, phải nghĩ và phải ngẫm. Con nhện ở trong chùa ngày ngày nghe phật niệm kinh cũng có thể khai linh trí huống chi là người. Muốn khôn thì học, có học thì mới miễn đi những đường vòng, học mới biết thế giới bao la, mới biết có lòng kính sợ với những gì chưa biết, mới biết yêu thế giới này. Còn vật chất dễ dàng có được khi ta đã có hai điều kiện trên.
"Vật cực tất phản" là chỉ làm cái gì cũng đến mức giới hạn, cái gì quá cũng không tốt. Quá thông minh dễ dàng có hại, quá trung thực dễ bị người lừa, quá đẹp dễ bị ghét, quá hiền dễ bị người khinh.. vì vậy không nên làm một sự vật, sự việc có một tính chất nào đó quá sẽ dẫn đến tác hại khôn lường.
Nắm vững hai triết lí này đi khắp thiên hạ đều không sợ!