Phụ nữ Định Hóa vừa có đặc điểm chung của Phụ nữ Việt Nam, vừa có những nét riêng. Đó là có tinh thần cần cù, chịu khó trong lao động, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống. Cũng như phụ nữ ở nhiều nơi, phụ nữ Định Hóa cần cù, chịu khó trong lao động. Điều này đã hình thành ở người phụ nữ tính cần cù, chịu khó, chịu khổ, họ mong muốn có cuộc sống yên bình, đủ ăn, đủ mặc, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Trong những năm qua, công tác vận động quần chúng nói chung và công tác vận động phụ nữ nói riêng được Đảng đặc biệt quan tâm lãnh đạo, nên đã tạo động lực thúc đẩy phong trào phụ nữ phát triển rộng khắp trong tỉnh. Bình đẳng giới được xã hội từng bước thực hiện tốt, từ đó đã tác động tích cực đến việc nâng cao vị thế của phụ nữ và của tổ chức Hội ngày càng cao. Chính quyền các cấp, nhất là ở cơ sở đã quan tâm tạo điều kiện nhiều hơn về mọi mặt, nhất là về kinh phí để Hội tổ chức các hoạt động. Sự phối hợp của các ngành và Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể trong tổ chức thực hiện công tác phụ nữ ngày càng chặt chẽ hơn.
Bản thân tôi, dù là nam giới nhưng cũng tích cực tham gia các hoạt động của Hội Phụ nữ huyện và phong trào thi đua yêu nước của phụ nữ có nhiều tiến bộ; nội dung hoạt động đã bám sát hơn nhiệm vụ chính trị của địa phương; giải quyết được những yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của hội viên phụ nữ nói riêng và chị em nói chung; tích cực tuyên truyền, vận động, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong thực hiện các mục tiêu bình đẳng giới và sự tiến bộ phụ nữ. Đóng vai trò quan trọng trong xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng tiến bộ, hạnh phúc; thực hiện chính sách an sinh xã hội, cải thiện nâng cao đời sống vật chất tinh thần, giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo cho phụ nữ.
Tuy nhiên, bên cạnh đó còn nhiều khó khăn, đời sống và thu nhập của một bộ phận người dân nhất là số hộ nghèo chưa ổn định, tình hình tiêu cực xã hội còn diễn biến phức tạp; trình độ học vấn và kỹ năng nghề nghiệp của một bộ phận phụ nữ còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu.
Trình độ, năng lực cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ nói chung được nâng lên, nhưng chưa đều; kỹ năng vận động quần chúng chưa cao, vai trò, trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, hội viên phụ nữ chưa được phát huy đúng mức, một bộ phận còn ngại tham gia công tác xã hội; một bộ phận nữ còn tự ti, an phận, thiếu ý chí vượt khó vươn lên trong cuộc sống, cũng như trong công tác; công tác quy hoạch nguồn cán bộ nữ nhiều nơi thiếu quan tâm; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ còn hạn chế; việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ nữ còn bất cập, chưa phù hợp với từng đối tượng.
Một số phong trào, cuộc vận động do Hội phát động chưa gắn kết chặt chẽ đến quyền và lợi ích thiết thực của hội viên và phụ nữ, còn chạy theo chỉ tiêu, thành tích, thiếu tính bền vững và thực hiện đạt kết quả không cao; việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ phụ nữ ở cơ sở còn bất cập, làm cho một bộ phận cán bộ Hội thiếu an tâm gắn bó với tổ chức Hội.
Là cán bộ của Phòng Giáo dục trên địa bàn huyện, bản thân tôi cũng như các cán bộ khác ủng hộ sự vận động, hỗ trợ phụ nữ chấp hành pháp luật – chính sách, rèn luyện phẩm chất đạo đức, nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực về mọi mặt. Đó là:
Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến, vận động các tầng lớp phụ nữ tích cực tham gia thực hiện tốt chủ trương của Đảng, luật pháp chính sách của Nhà nước, nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội và an ninh quốc phòng của địa phương; góp phần nâng cao ý thức chính trị, nhận thức về quyền và nghĩa vụ người công dân; tạo điều kiện giúp phụ nữ tham gia có hiệu quả và thụ hưởng các thành tựu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Đổi mới công tác nắm bắt tình hình tư tưởng, nhu cầu, tâm tư nguyện vọng của phụ nữ và nhân dân, tập trung vào những điểm nóng, vùng sâu, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo sinh sống, để hiểu và nắm bắt nhu cầu bức xúc của chị em; kịp thời phát hiện những vấn đề bất cập, những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn, từ đó phản ảnh và đề xuất với các ngành chức năng cùng có biện pháp giải quyết phù hợp, hiệu quả.
Bên cạnh đó, bản thân tôi cũng nhận thức sâu sắc rằng, cần phải xây dựng và phát triển tổ chức Hội Phụ nữ tại địa phương vững mạnh, cùng với đó là làm sao để xây dựng được các hộ gia đình có cuộc sống ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.
Việc đổi mới, nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Hội Phụ nữ các cấp và nâng cao chất lượng hoạt động của từng hội viên là yếu tố cơ bản, mang tính quyết định cho sự vững mạnh của tổ chức Hội. Để thực hiện tốt yêu cầu này, ngoài sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và sự nỗ lực của các cấp Hội và hội viên, thì cần có sự phối hợp của cả hệ thống chính trị để tạo sức mạnh tổng hợp giúp Hội Phụ nữ các cấp thực hiện tốt chức năng của mình.
Tiếp tục hỗ trợ và tạo điều kiện cho phụ nữ xây dựng gia đình đạt chuẩn “no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” gắn với việc thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; chú trọng vận động phụ nữ thực hiện nếp sống văn minh, đấu tranh xóa bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân, gia đình; chủ động phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng tổ chức lồng ghép, kết nối các hoạt động của Hội.
Cùng với cả nước, Định Hóa đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhất là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trước hết cần phải phát huy vai trò phụ nữ trong tham gia phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Đây là điều vô cùng cần thiết.
Trong những năm qua, công tác vận động quần chúng nói chung và công tác vận động phụ nữ nói riêng được Đảng đặc biệt quan tâm lãnh đạo, nên đã tạo động lực thúc đẩy phong trào phụ nữ phát triển rộng khắp trong tỉnh. Bình đẳng giới được xã hội từng bước thực hiện tốt, từ đó đã tác động tích cực đến việc nâng cao vị thế của phụ nữ và của tổ chức Hội ngày càng cao. Chính quyền các cấp, nhất là ở cơ sở đã quan tâm tạo điều kiện nhiều hơn về mọi mặt, nhất là về kinh phí để Hội tổ chức các hoạt động. Sự phối hợp của các ngành và Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể trong tổ chức thực hiện công tác phụ nữ ngày càng chặt chẽ hơn.
Bản thân tôi, dù là nam giới nhưng cũng tích cực tham gia các hoạt động của Hội Phụ nữ huyện và phong trào thi đua yêu nước của phụ nữ có nhiều tiến bộ; nội dung hoạt động đã bám sát hơn nhiệm vụ chính trị của địa phương; giải quyết được những yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của hội viên phụ nữ nói riêng và chị em nói chung; tích cực tuyên truyền, vận động, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong thực hiện các mục tiêu bình đẳng giới và sự tiến bộ phụ nữ. Đóng vai trò quan trọng trong xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng tiến bộ, hạnh phúc; thực hiện chính sách an sinh xã hội, cải thiện nâng cao đời sống vật chất tinh thần, giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo cho phụ nữ.
Tuy nhiên, bên cạnh đó còn nhiều khó khăn, đời sống và thu nhập của một bộ phận người dân nhất là số hộ nghèo chưa ổn định, tình hình tiêu cực xã hội còn diễn biến phức tạp; trình độ học vấn và kỹ năng nghề nghiệp của một bộ phận phụ nữ còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu.
Trình độ, năng lực cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ nói chung được nâng lên, nhưng chưa đều; kỹ năng vận động quần chúng chưa cao, vai trò, trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, hội viên phụ nữ chưa được phát huy đúng mức, một bộ phận còn ngại tham gia công tác xã hội; một bộ phận nữ còn tự ti, an phận, thiếu ý chí vượt khó vươn lên trong cuộc sống, cũng như trong công tác; công tác quy hoạch nguồn cán bộ nữ nhiều nơi thiếu quan tâm; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ còn hạn chế; việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ nữ còn bất cập, chưa phù hợp với từng đối tượng.
Một số phong trào, cuộc vận động do Hội phát động chưa gắn kết chặt chẽ đến quyền và lợi ích thiết thực của hội viên và phụ nữ, còn chạy theo chỉ tiêu, thành tích, thiếu tính bền vững và thực hiện đạt kết quả không cao; việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ phụ nữ ở cơ sở còn bất cập, làm cho một bộ phận cán bộ Hội thiếu an tâm gắn bó với tổ chức Hội.
Là cán bộ của Phòng Giáo dục trên địa bàn huyện, bản thân tôi cũng như các cán bộ khác ủng hộ sự vận động, hỗ trợ phụ nữ chấp hành pháp luật – chính sách, rèn luyện phẩm chất đạo đức, nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực về mọi mặt. Đó là:
Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến, vận động các tầng lớp phụ nữ tích cực tham gia thực hiện tốt chủ trương của Đảng, luật pháp chính sách của Nhà nước, nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội và an ninh quốc phòng của địa phương; góp phần nâng cao ý thức chính trị, nhận thức về quyền và nghĩa vụ người công dân; tạo điều kiện giúp phụ nữ tham gia có hiệu quả và thụ hưởng các thành tựu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Đổi mới công tác nắm bắt tình hình tư tưởng, nhu cầu, tâm tư nguyện vọng của phụ nữ và nhân dân, tập trung vào những điểm nóng, vùng sâu, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo sinh sống, để hiểu và nắm bắt nhu cầu bức xúc của chị em; kịp thời phát hiện những vấn đề bất cập, những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn, từ đó phản ảnh và đề xuất với các ngành chức năng cùng có biện pháp giải quyết phù hợp, hiệu quả.
Bên cạnh đó, bản thân tôi cũng nhận thức sâu sắc rằng, cần phải xây dựng và phát triển tổ chức Hội Phụ nữ tại địa phương vững mạnh, cùng với đó là làm sao để xây dựng được các hộ gia đình có cuộc sống ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.
Việc đổi mới, nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Hội Phụ nữ các cấp và nâng cao chất lượng hoạt động của từng hội viên là yếu tố cơ bản, mang tính quyết định cho sự vững mạnh của tổ chức Hội. Để thực hiện tốt yêu cầu này, ngoài sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và sự nỗ lực của các cấp Hội và hội viên, thì cần có sự phối hợp của cả hệ thống chính trị để tạo sức mạnh tổng hợp giúp Hội Phụ nữ các cấp thực hiện tốt chức năng của mình.
Tiếp tục hỗ trợ và tạo điều kiện cho phụ nữ xây dựng gia đình đạt chuẩn “no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” gắn với việc thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; chú trọng vận động phụ nữ thực hiện nếp sống văn minh, đấu tranh xóa bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân, gia đình; chủ động phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng tổ chức lồng ghép, kết nối các hoạt động của Hội.
Cùng với cả nước, Định Hóa đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhất là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trước hết cần phải phát huy vai trò phụ nữ trong tham gia phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Đây là điều vô cùng cần thiết.