Đã là con người, muốn có chỗ đứng trên thế gian này dù là một ngày thì cũng cần phải có cha, có mẹ. Tôi cũng như bao đứa trẻ khác, được sinh thành bởi cha mẹ. Nhưng tôi không may mắn như họ, tôi không được dưỡng dục, không được sự yêu thương từ người mẹ, bởi bà ấy đã mất sau khi sinh ra tôi. Đôi lúc, tôi ngồi một mình và tự nghĩ có phải tôi rất hư không, có phải vì tôi không ngoan nên mẹ mới mất vì sinh khó? Mỗi lần nghĩ đến những điều như vậy, tôi lại không kiềm chế được cảm xúc muốn khóc, những giọt nước mắt nóng hổi cứ thi nhau lăn dài xuống hai gò má mặc dù tôi không muốn rơi lệ.
Tôi luôn tưởng tượng hình dáng người mẹ đã sinh ra tôi qua lời kể của cha, và khắc họa hình ảnh ấy sâu trong tâm trí nhờ những giấc mơ. Trong mơ, tôi thấy bà ấy rất đẹp, rất ôn nhu, dịu dàng. Cũng phải thôi, đối với đứa trẻ nào, mẹ của chúng dù trong mắt xã hội có ngoại hình xấu bao nhiêu nhưng trong thâm tâm chúng, mẹ vẫn là người phụ nữ xinh đẹp nhất và quan trọng nhất, không ai có thể thay thế được!
Dù mẹ không có ở bên tôi, không chăm sóc tôi, không yêu thương tôi, nhưng tôi vẫn còn có cha. Dù tình yêu thương ấy không trọn vẹn, nhưng nó quý giá hơn bất cứ thứ gì trên đời. Cha tôi tần tảo sớm hôm, công việc đè nặng lên đôi vai ông ấy, khiến ông ấy càng hao mòn cả thể lực và trí lực, trông mà đến thương hại. Ông ấy làm tất cả các công việc mà ông ấy có thể làm. Từ lom khom đi buôn đồng nát, đến rảo bước trên từng con phố, luồn lách qua các hẻm nhỏ để bán ít tờ vé số; tối đến lại làm công việc bốc vác hàng hóa từ các thuyền lên bờ, đến tận quá nửa đêm. Tất cả chỉ vì muốn bù đắp cho tôi thứ xa xỉ được gọi là tình yêu của mẹ. Đôi khi, tôi ngồi lại hỏi cha "Cha có mệt không? Hay là nghỉ hôm nay đi?", ông ấy chỉ cười xòa nói "Không sao đâu, cha còn rất khỏe! Con xem, vẫn còn rất khỏe này". Mỗi lần như vậy, tôi đều kiếm cớ chạy đi thật nhanh, tìm một khóc khuất mà ngồi khóc, cố không để bật thành tiếng, vì tôi không muốn ông ấy mang nhiều gánh nặng hơn. Tôi biết, tuy là ông ấy nói vậy, nhưng thực chất thì ông ấy đã rất mệt mỏi rồi, rất muốn nghỉ ngơi rồi, nhưng vẫn phải cố gắng chịu đựng.
Ông ấy không muốn tôi trước mặt bạn bè phải chịu thua thiệt, trước mỗi lần tôi đi học, ông ấy đều dúi vào tay tôi mấy đồng tiền polime trị giá mười ngàn, hai chục và dặn "Đừng nói với bạn con về công việc của cha, chúng nó sẽ cười con mất, cha không muốn con của cha có một tuổi thơ bất hạnh hơn nữa.", tim tôi thật sự đau nhói, nó quặng thắt lại mỗi khi nghe giọng điệu trầm trầm khàn khàn của ông ấy nói lên câu nói đó. Tôi nắm chặt mấy đồng tiền ông ấy cực khổ kiếm được, sống mũi cay cay, khóe mắt ươn ướt và hơi ửng hồng. Tôi muốn phụ giúp ông ấy đỡ đần mọi thứ, giúp cuộc sống chúng tôi tốt hơn một chút, và tôi đã hành động. Tôi xin làm việc bưng bê, rửa chén ở một quán ăn vỉa hè. Tuy chỉ là một quán nhậu vỉa hè, nhưng lượt khách ghé đến lại rất đông nên tôi cũng không lo tiền kiếm được sẽ ít. Vô tình một lần tôi đang bưng đồ ăn ra, cha tôi đi bán vé số dạo qua chỗ đó đã bắt gặp. Ông ấy nhìn tôi và không nói gì, chỉ lẳng lặng bước đi tiếp, đầu cúi xuống đất. Dường như tôi thấy ông ấy đang khóc. Lòng tôi bỗng dâng lên một cảm xúc áy náy, tủi hờn khó tả. Tôi xin chủ quán cho tôi nghỉ hôm ấy, tôi vội chạy theo cha tôi. Khi đã đuổi kịp ông ấy, bước chân tôi bỗng chốc nặng nề không nhấc nổi bước tiếp theo, bởi tôi thấy cha tôi đang ngồi trên chiếc ghế đá ở công viên, bàn tay gầy gò quẹt đi giọt nước mắt chưa kịp rơi trên làn da nhăn nheo ấy. Tôi chạy nhanh đến và ôm chầm lấy ông ấy, tôi khóc nức nở như một đứa trẻ vậy, mặc kệ bây giờ tôi đã là một thiếu nữ 17 tuổi. Ông ấy cũng ôm lấy tôi và rơi nước mắt. Ông ấy lại tiếp tục lang thang trên các nẻo đường đông đúc người qua kẻ lại mời chào mấy tờ vé số, trước khi đi, ông ấy chỉ nói với tôi một câu "Có phải tiền cha kiếm được không đủ cho con chi tiêu không? Vậy thì cha sẽ cố gắng kiếm thêm. Con không cần làm gì cả, không cần đi làm thuê làm mướn, chỉ cần cố gắng học là được. Cha không cần con phải cao siêu hơn người ta, chỉ cần con cố gắng theo đuổi con chữ để mai sau tương lai không phải khổ như cha."
Ông ấy bước đi, tôi đứng đó, lặng người, bật khóc.
Sau hôm đó, tôi đã xin nghỉ chỗ đang làm và chuyên tâm vào học tập. Tôi muốn lấy học bổng để giúp cha trang trải gánh nặng đang đè lên đôi vai gầy gò, ốm yếu của ông ấy. Muốn vậy, tôi phải học và cố gắng nhiều hơn hơn nữa.
Bẵng đi một dạo. Hôm nay tôi thấy cha trở về với gương mặt héo hon, uể oải. Tôi đấm bóp cho ông ấy, hỏi han đủ kiểu, ông ấy chỉ nhẹ nhàng đáp "Không sao, cha hơi mệt, nghỉ ngơi thì sáng mai sẽ không sao nữa". Sáng hôm sau, tôi không nghe thấy tiếng cha gọi tôi dậy đi học như mọi hôm nữa, trong lòng tôi dâng lên một nỗi niềm bất an. Tôi đến bên giường ông ấy, ông ấy vẫn đang nhắm mắt, tôi khẽ lay ông ấy nhưng chẳng có một chút phản ứng nào hồi âm. Trán ông ấy nóng lắm, hình như là sốt nguyên đêm rồi, tôi sợ đến phát khóc. Vội chạy đi nhờ hàng xóm đưa ông ấy đi bệnh viện. Tôi lo lắng, đứng ngồi không yên, hết đi qua rồi thì đi lại. Hai hàng nước mắt cứ thi nhau lăn dài khi tôi nghĩ đến việc ông ấy đang nằm trên giường bệnh và có nguy cơ sẽ bỏ rơi tôi một mình lủi hủi trên thế gian này. Tôi sợ lắm!
Tôi thở phào nhẹ nhõm khi biết được ông ấy không sao. Cha tôi nằm trên giường bệnh, vừa nhìn thấy tôi, ông ấy đã nhoẻn miệng cười như đang nói cha không sao, đã không sao rồi. Tôi gục mặt xuống giường bệnh của ông ấy, khóc to lên, mọi người xung quanh đổ dồn ánh mắt về phía tôi, tôi cũng mặc kệ. Ông ấy vỗ vỗ lưng tôi an ủi, thay cho câu nói nín đi con, đừng khóc nữa.
"Cha đó, lần nào cũng nói không sao, không sao đâu. Nhưng giờ thì xem đi, đã thành ra thế nào rồi."
Nghe tôi trách cứ, ông ấy không nói gì, chỉ cười xòa xòa cho qua chuyện.
Sau mấy ngày, ông ấy đã xuất viện. Việc đầu tiên ông ấy hỏi tôi sau khi khỏi bệnh là "Cha nằm viện vậy rồi có tốn nhiều tiền không con? Rồi tiền ở đâu con trả cho người ta vậy?"
Tôi nghe câu hỏi mà đau lòng. Đúng là ở xã hội nào, dù tình cảm có là thiêng thiêng là cao quý, nhưng đồng tiền vẫn là thứ quyết định mọi thứ.
"Con lấy tiền tiết kiệm của con."
Đúng vậy, là tiền tiết kiệm của tôi. Mỗi lần đi học, ông ấy đều nhét vào tay tôi vài đồng bạc, những đồng tiền đó là công sức của cha tôi, phải đổ mồ hôi sôi nước mắt ông ấy mới chắt chiu được từng đồng như vậy, tôi thật sự không nỡ xài chúng. Tôi biết ông ấy sẽ lo, nên vội nói tiếp "Cha không cần lo, con tự sắp xếp ổn thỏa được mà".
Rồi cái ngày tôi mong đợi cũng đã tới, tôi được chọn làm thành viên ưu tú để nhận học bổng mang giá trị 150 triệu đồng. Tôi vui sướng cực độ, bàn tay run run chạm vào phần thưởng, tôi vẫn không thể tin được mình có thể làm được. Người dẫn chương trình kêu tôi nêu lên một vài cảm nghĩ hiện tại. Đầu óc tôi rỗng tuếch, nhưng hình bóng người cha tần tảo gà trống nuôi con vụt qua trong ý nghĩ và cô đọng lại trong suy nghĩ của tôi, khiến tôi không kiềm được nỗi lòng muốn thổ lộ tất cả với mọi người.
"Tôi có được ngày hôm nay đều nhờ có cha của tôi. Ông ấy không cao sang, không quyền quý gì như cha mẹ của các bạn, và tôi cũng không danh giá như các bạn. Cha tôi sáng thì đi bán vé số, chiều thì đi buôn đồng nát, tối đến lại làm công nhân bốc vác ở các cảng nhỏ. Mỗi ngày, trước khi tôi đi học, ông ấy đều dặn tôi rất kĩ rằng không được để bạn học biết hoàn cảnh của chúng tôi, sợ mọi người sẽ chê cười và nhạo báng tôi. Nhưng hôm nay tôi phải nói, bởi vì cha tôi là một người rất tuyệt vời! Tôi ngưỡng mộ ông ấy và tôn sùng ông ấy như một vị thần, bởi ông ấy đã cứu rỗi đời tôi, ban cho tôi vinh dự được đứng ở đây của ngày hôm nay! Tôi muốn gửi toàn bộ tấm lòng thành của mình vào câu nói: Con yêu cha!"
Tôi không kiềm được dòng nước mặn chát chảy dài từ khóe mắt sau bài phát biểu ấy. Cả khán đài im lặng một cách lạ thường, lòng tôi nơm nớp lo lắng.. Bỗng tiếng bước chân vang lên, càng ngày càng rõ, càng ngày càng gấp gáp, tôi quay mặt lại về phía phát ra tiếng động, thật ngạc nhiên khi chủ âm thanh đó là người cha kính yêu của tôi. Tôi bàng hoàng pha chút hoang mang. Thì ra thầy hiệu trưởng đã bỏ công điều tra hoàn cảnh gia đình của tôi, và nhân ngày trọng đại hôm nay, thầy đã đích thân mời cha tôi đến chứng kiến giây phút quan trọng này. Trước con mắt của bao người, tôi không ngại quần áo ông ấy bẩn thỉu, không tươm tất, tôi ôm chặt lấy ông ấy, bởi đó là cha của tôi, là người có công sinh thành và dưỡng dục tôi 17 năm trời. Cả khán đài im lặng, không một tiếng động, chỉ còn nghe thấy tiếng thút thít khe khẽ phát ra từ tôi. Rồi bỗng tiếng vỗ tay đôm đốp vang lên phá tan bầu không khí im ắng. Tất cả mọi người trong khán đài đều đứng hết lên.
Ngay ngày hôm ấy, tôi cất lên một câu hứa "Con sẽ cố gắng hết sức mình, để sau này cho cha một cuộc sống đúng nghĩa hạnh phúc và an nhàn!"
Lời hứa năm ấy của một cô nhóc 17 tuổi, sau 8 năm tôi rốt cuộc cũng có đủ năng lực để thực hiện. Chỉ có điều.. cha tôi, ông ấy không đợi được tới ngày hôm nay..
Cha ơi, con xin lỗi. Đời này cha đã hi sinh rất nhiều cho con, con lại chưa tận hiếu với cha được ngày nào. Con tham lam, ích kỷ nên kiếp sau vẫn muốn cha làm cha của con. Dù là buôn đồng nát cũng được, bán vé số cũng được, con vẫn muốn làm con của cha thêm lần nữa!
Tôi luôn tưởng tượng hình dáng người mẹ đã sinh ra tôi qua lời kể của cha, và khắc họa hình ảnh ấy sâu trong tâm trí nhờ những giấc mơ. Trong mơ, tôi thấy bà ấy rất đẹp, rất ôn nhu, dịu dàng. Cũng phải thôi, đối với đứa trẻ nào, mẹ của chúng dù trong mắt xã hội có ngoại hình xấu bao nhiêu nhưng trong thâm tâm chúng, mẹ vẫn là người phụ nữ xinh đẹp nhất và quan trọng nhất, không ai có thể thay thế được!
Dù mẹ không có ở bên tôi, không chăm sóc tôi, không yêu thương tôi, nhưng tôi vẫn còn có cha. Dù tình yêu thương ấy không trọn vẹn, nhưng nó quý giá hơn bất cứ thứ gì trên đời. Cha tôi tần tảo sớm hôm, công việc đè nặng lên đôi vai ông ấy, khiến ông ấy càng hao mòn cả thể lực và trí lực, trông mà đến thương hại. Ông ấy làm tất cả các công việc mà ông ấy có thể làm. Từ lom khom đi buôn đồng nát, đến rảo bước trên từng con phố, luồn lách qua các hẻm nhỏ để bán ít tờ vé số; tối đến lại làm công việc bốc vác hàng hóa từ các thuyền lên bờ, đến tận quá nửa đêm. Tất cả chỉ vì muốn bù đắp cho tôi thứ xa xỉ được gọi là tình yêu của mẹ. Đôi khi, tôi ngồi lại hỏi cha "Cha có mệt không? Hay là nghỉ hôm nay đi?", ông ấy chỉ cười xòa nói "Không sao đâu, cha còn rất khỏe! Con xem, vẫn còn rất khỏe này". Mỗi lần như vậy, tôi đều kiếm cớ chạy đi thật nhanh, tìm một khóc khuất mà ngồi khóc, cố không để bật thành tiếng, vì tôi không muốn ông ấy mang nhiều gánh nặng hơn. Tôi biết, tuy là ông ấy nói vậy, nhưng thực chất thì ông ấy đã rất mệt mỏi rồi, rất muốn nghỉ ngơi rồi, nhưng vẫn phải cố gắng chịu đựng.
Ông ấy không muốn tôi trước mặt bạn bè phải chịu thua thiệt, trước mỗi lần tôi đi học, ông ấy đều dúi vào tay tôi mấy đồng tiền polime trị giá mười ngàn, hai chục và dặn "Đừng nói với bạn con về công việc của cha, chúng nó sẽ cười con mất, cha không muốn con của cha có một tuổi thơ bất hạnh hơn nữa.", tim tôi thật sự đau nhói, nó quặng thắt lại mỗi khi nghe giọng điệu trầm trầm khàn khàn của ông ấy nói lên câu nói đó. Tôi nắm chặt mấy đồng tiền ông ấy cực khổ kiếm được, sống mũi cay cay, khóe mắt ươn ướt và hơi ửng hồng. Tôi muốn phụ giúp ông ấy đỡ đần mọi thứ, giúp cuộc sống chúng tôi tốt hơn một chút, và tôi đã hành động. Tôi xin làm việc bưng bê, rửa chén ở một quán ăn vỉa hè. Tuy chỉ là một quán nhậu vỉa hè, nhưng lượt khách ghé đến lại rất đông nên tôi cũng không lo tiền kiếm được sẽ ít. Vô tình một lần tôi đang bưng đồ ăn ra, cha tôi đi bán vé số dạo qua chỗ đó đã bắt gặp. Ông ấy nhìn tôi và không nói gì, chỉ lẳng lặng bước đi tiếp, đầu cúi xuống đất. Dường như tôi thấy ông ấy đang khóc. Lòng tôi bỗng dâng lên một cảm xúc áy náy, tủi hờn khó tả. Tôi xin chủ quán cho tôi nghỉ hôm ấy, tôi vội chạy theo cha tôi. Khi đã đuổi kịp ông ấy, bước chân tôi bỗng chốc nặng nề không nhấc nổi bước tiếp theo, bởi tôi thấy cha tôi đang ngồi trên chiếc ghế đá ở công viên, bàn tay gầy gò quẹt đi giọt nước mắt chưa kịp rơi trên làn da nhăn nheo ấy. Tôi chạy nhanh đến và ôm chầm lấy ông ấy, tôi khóc nức nở như một đứa trẻ vậy, mặc kệ bây giờ tôi đã là một thiếu nữ 17 tuổi. Ông ấy cũng ôm lấy tôi và rơi nước mắt. Ông ấy lại tiếp tục lang thang trên các nẻo đường đông đúc người qua kẻ lại mời chào mấy tờ vé số, trước khi đi, ông ấy chỉ nói với tôi một câu "Có phải tiền cha kiếm được không đủ cho con chi tiêu không? Vậy thì cha sẽ cố gắng kiếm thêm. Con không cần làm gì cả, không cần đi làm thuê làm mướn, chỉ cần cố gắng học là được. Cha không cần con phải cao siêu hơn người ta, chỉ cần con cố gắng theo đuổi con chữ để mai sau tương lai không phải khổ như cha."
Ông ấy bước đi, tôi đứng đó, lặng người, bật khóc.
Sau hôm đó, tôi đã xin nghỉ chỗ đang làm và chuyên tâm vào học tập. Tôi muốn lấy học bổng để giúp cha trang trải gánh nặng đang đè lên đôi vai gầy gò, ốm yếu của ông ấy. Muốn vậy, tôi phải học và cố gắng nhiều hơn hơn nữa.
Bẵng đi một dạo. Hôm nay tôi thấy cha trở về với gương mặt héo hon, uể oải. Tôi đấm bóp cho ông ấy, hỏi han đủ kiểu, ông ấy chỉ nhẹ nhàng đáp "Không sao, cha hơi mệt, nghỉ ngơi thì sáng mai sẽ không sao nữa". Sáng hôm sau, tôi không nghe thấy tiếng cha gọi tôi dậy đi học như mọi hôm nữa, trong lòng tôi dâng lên một nỗi niềm bất an. Tôi đến bên giường ông ấy, ông ấy vẫn đang nhắm mắt, tôi khẽ lay ông ấy nhưng chẳng có một chút phản ứng nào hồi âm. Trán ông ấy nóng lắm, hình như là sốt nguyên đêm rồi, tôi sợ đến phát khóc. Vội chạy đi nhờ hàng xóm đưa ông ấy đi bệnh viện. Tôi lo lắng, đứng ngồi không yên, hết đi qua rồi thì đi lại. Hai hàng nước mắt cứ thi nhau lăn dài khi tôi nghĩ đến việc ông ấy đang nằm trên giường bệnh và có nguy cơ sẽ bỏ rơi tôi một mình lủi hủi trên thế gian này. Tôi sợ lắm!
Tôi thở phào nhẹ nhõm khi biết được ông ấy không sao. Cha tôi nằm trên giường bệnh, vừa nhìn thấy tôi, ông ấy đã nhoẻn miệng cười như đang nói cha không sao, đã không sao rồi. Tôi gục mặt xuống giường bệnh của ông ấy, khóc to lên, mọi người xung quanh đổ dồn ánh mắt về phía tôi, tôi cũng mặc kệ. Ông ấy vỗ vỗ lưng tôi an ủi, thay cho câu nói nín đi con, đừng khóc nữa.
"Cha đó, lần nào cũng nói không sao, không sao đâu. Nhưng giờ thì xem đi, đã thành ra thế nào rồi."
Nghe tôi trách cứ, ông ấy không nói gì, chỉ cười xòa xòa cho qua chuyện.
Sau mấy ngày, ông ấy đã xuất viện. Việc đầu tiên ông ấy hỏi tôi sau khi khỏi bệnh là "Cha nằm viện vậy rồi có tốn nhiều tiền không con? Rồi tiền ở đâu con trả cho người ta vậy?"
Tôi nghe câu hỏi mà đau lòng. Đúng là ở xã hội nào, dù tình cảm có là thiêng thiêng là cao quý, nhưng đồng tiền vẫn là thứ quyết định mọi thứ.
"Con lấy tiền tiết kiệm của con."
Đúng vậy, là tiền tiết kiệm của tôi. Mỗi lần đi học, ông ấy đều nhét vào tay tôi vài đồng bạc, những đồng tiền đó là công sức của cha tôi, phải đổ mồ hôi sôi nước mắt ông ấy mới chắt chiu được từng đồng như vậy, tôi thật sự không nỡ xài chúng. Tôi biết ông ấy sẽ lo, nên vội nói tiếp "Cha không cần lo, con tự sắp xếp ổn thỏa được mà".
Rồi cái ngày tôi mong đợi cũng đã tới, tôi được chọn làm thành viên ưu tú để nhận học bổng mang giá trị 150 triệu đồng. Tôi vui sướng cực độ, bàn tay run run chạm vào phần thưởng, tôi vẫn không thể tin được mình có thể làm được. Người dẫn chương trình kêu tôi nêu lên một vài cảm nghĩ hiện tại. Đầu óc tôi rỗng tuếch, nhưng hình bóng người cha tần tảo gà trống nuôi con vụt qua trong ý nghĩ và cô đọng lại trong suy nghĩ của tôi, khiến tôi không kiềm được nỗi lòng muốn thổ lộ tất cả với mọi người.
"Tôi có được ngày hôm nay đều nhờ có cha của tôi. Ông ấy không cao sang, không quyền quý gì như cha mẹ của các bạn, và tôi cũng không danh giá như các bạn. Cha tôi sáng thì đi bán vé số, chiều thì đi buôn đồng nát, tối đến lại làm công nhân bốc vác ở các cảng nhỏ. Mỗi ngày, trước khi tôi đi học, ông ấy đều dặn tôi rất kĩ rằng không được để bạn học biết hoàn cảnh của chúng tôi, sợ mọi người sẽ chê cười và nhạo báng tôi. Nhưng hôm nay tôi phải nói, bởi vì cha tôi là một người rất tuyệt vời! Tôi ngưỡng mộ ông ấy và tôn sùng ông ấy như một vị thần, bởi ông ấy đã cứu rỗi đời tôi, ban cho tôi vinh dự được đứng ở đây của ngày hôm nay! Tôi muốn gửi toàn bộ tấm lòng thành của mình vào câu nói: Con yêu cha!"
Tôi không kiềm được dòng nước mặn chát chảy dài từ khóe mắt sau bài phát biểu ấy. Cả khán đài im lặng một cách lạ thường, lòng tôi nơm nớp lo lắng.. Bỗng tiếng bước chân vang lên, càng ngày càng rõ, càng ngày càng gấp gáp, tôi quay mặt lại về phía phát ra tiếng động, thật ngạc nhiên khi chủ âm thanh đó là người cha kính yêu của tôi. Tôi bàng hoàng pha chút hoang mang. Thì ra thầy hiệu trưởng đã bỏ công điều tra hoàn cảnh gia đình của tôi, và nhân ngày trọng đại hôm nay, thầy đã đích thân mời cha tôi đến chứng kiến giây phút quan trọng này. Trước con mắt của bao người, tôi không ngại quần áo ông ấy bẩn thỉu, không tươm tất, tôi ôm chặt lấy ông ấy, bởi đó là cha của tôi, là người có công sinh thành và dưỡng dục tôi 17 năm trời. Cả khán đài im lặng, không một tiếng động, chỉ còn nghe thấy tiếng thút thít khe khẽ phát ra từ tôi. Rồi bỗng tiếng vỗ tay đôm đốp vang lên phá tan bầu không khí im ắng. Tất cả mọi người trong khán đài đều đứng hết lên.
Ngay ngày hôm ấy, tôi cất lên một câu hứa "Con sẽ cố gắng hết sức mình, để sau này cho cha một cuộc sống đúng nghĩa hạnh phúc và an nhàn!"
Lời hứa năm ấy của một cô nhóc 17 tuổi, sau 8 năm tôi rốt cuộc cũng có đủ năng lực để thực hiện. Chỉ có điều.. cha tôi, ông ấy không đợi được tới ngày hôm nay..
Cha ơi, con xin lỗi. Đời này cha đã hi sinh rất nhiều cho con, con lại chưa tận hiếu với cha được ngày nào. Con tham lam, ích kỷ nên kiếp sau vẫn muốn cha làm cha của con. Dù là buôn đồng nát cũng được, bán vé số cũng được, con vẫn muốn làm con của cha thêm lần nữa!