Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ.
Lạm phát có 3 mức độ:
- Lạm phát tự nhiên: 0 – dưới 10%
- Lạm phát phi mã: 10% đến dưới 1000%
- Siêu lạm phát: trên 1000%
Trong thực tế, các quốc gia kỳ vọng lạm phát chỉ xảy ra khoảng 5% trở xuống. Bạn thử nghĩ đi, một năm tăng trưởng kinh tế kỳ vọng khoảng 10% thì tiền mất giá tầm 5% là vừa đủ đẹp. Tính ra quốc gia đó có 5% tăng trưởng thực sự.
Một ví dụ kinh điển về tình trạng siêu lạm phát: Vào năm 1913, trước khi chiến tranh thế giới nổ ra, 1 USD = 4 Mark Đức. Tuy nhiên, chỉ 10 năm sau đó, 1 USD đổi được tới 4 tỉ Mark Đức. Ở thời điểm ấy, báo chí đã đăng tải những bức tranh ảnh biếm hoạ về vấn đề này: Người ta vẽ cảnh 1 người đẩy 1 xe tiền đến chợ chỉ để mua 1 chai sữa, hay 1 bức tranh cho thấy giá trị của đồng tiền Mark Đức lúc bấy giờ chỉ được sử dụng làm giấy dán tường hoặc dùng như 1 nhiên liệu.
Lạm phát có 3 mức độ:
- Lạm phát tự nhiên: 0 – dưới 10%
- Lạm phát phi mã: 10% đến dưới 1000%
- Siêu lạm phát: trên 1000%
Trong thực tế, các quốc gia kỳ vọng lạm phát chỉ xảy ra khoảng 5% trở xuống. Bạn thử nghĩ đi, một năm tăng trưởng kinh tế kỳ vọng khoảng 10% thì tiền mất giá tầm 5% là vừa đủ đẹp. Tính ra quốc gia đó có 5% tăng trưởng thực sự.
Một ví dụ kinh điển về tình trạng siêu lạm phát: Vào năm 1913, trước khi chiến tranh thế giới nổ ra, 1 USD = 4 Mark Đức. Tuy nhiên, chỉ 10 năm sau đó, 1 USD đổi được tới 4 tỉ Mark Đức. Ở thời điểm ấy, báo chí đã đăng tải những bức tranh ảnh biếm hoạ về vấn đề này: Người ta vẽ cảnh 1 người đẩy 1 xe tiền đến chợ chỉ để mua 1 chai sữa, hay 1 bức tranh cho thấy giá trị của đồng tiền Mark Đức lúc bấy giờ chỉ được sử dụng làm giấy dán tường hoặc dùng như 1 nhiên liệu.