Kỹ năng deal lương với nhà tuyển dụng có vai trò rất quan trọng trong hành trình tìm việc. Điều đó có thể ảnh hưởng đến quá trình bạn làm việc tại công ty. Nếu bạn muốn tìm ra cách deal lương khi phỏng vấn, hãy cùng Finjobs tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
I . Deal lương (đàm phán lương) là gì?
Đàm phán lương (hay còn gọi là deal lương) là một phần quan trọng trong buổi phỏng vấn giữa bạn và công ty. Bên cạnh việc thảo luận về mức lương cơ bản, đây còn là cơ hội để bạn tìm hiểu thêm về phụ cấp, phúc lợi và các lợi ích khác mà công ty cung cấp khi bạn bắt đầu làm việc.
Deal lương (đàm phán lương) là gì?
II. Tại sao kỹ năng deal lương với nhà tuyển dụng lại quan trọng?
Trước khi deal lương, bạn cần lưu ý rằng đây là một việc hoàn toàn bình thường khi bạn là ứng viên. Nhận được mức lương xứng đáng là một phần của sự thăng tiến trong sự nghiệp của bạn.
Nói một cách đơn giản, tiền lương ở đây không chỉ đơn thuần là số tiền được gửi vào tài khoản ngân hàng mỗi tháng. Mà đó còn là sự đánh giá cao của công ty đối với công việc và giá trị bạn đã cống hiến. Đây cũng là phương tiện công ty hỗ trợ và giúp bạn có được sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc.
Tại sao kỹ năng deal lương với nhà tuyển dụng lại quan trọng?
Tóm lại, bạn cần phải hài lòng với mức lương nhận được. Từ đó, bạn không còn cảm thấy phân vân mà có thể tập trung hoàn thành tốt công việc được giao. Mặt khác, nắm được mức lương sẽ giúp bạn có kế hoạch chi tiêu tốt hơn trong tương lai.
III. Các bước deal lương khi phỏng vấn hiệu quả
1. Xác định mức lương mong muốn
Trước buổi phỏng vấn, bạn nên xác định mức lương mong muốn đầu tiên. Dựa trên yêu cầu công việc, năng lực bản thân và mức lương trên thị trường, bạn có thể đưa ra con số phù hợp. Chẳng hạn, bạn có thể xem xét đến các yếu tố như:
- Yêu cầu công việc: Với mỗi công ty sẽ có yêu cầu khác nhau cho cùng một vị trí. Do đó, bạn cần đọc kỹ bản mô tả công việc trước khi deal lương. Nếu như bạn nhận thấy khối lượng công việc khá nhiều, và vị trí bạn ứng tuyển có vai trò quan trọng, hãy mạnh dạn đề nghị một mức lương cao hơn.
- Năng lực làm việc: Đây là yếu tố quan trọng khi đàm phán lương với nhà tuyển dụng. So sánh với bản mô tả công việc, bạn đã có thể đáp ứng hết các yêu cầu trên hay không? Mức độ phù hợp với công việc sẽ tỷ lệ thuận với tiền lương bạn nhân được.
- Mức lương trung bình trên thị trường: Một cách khác để đàm phán lương đó là tìm hiểu tiền lương trung bình cho vị trí đó. Bạn có thể tra cứu thông tin trên mạng, hỏi thăm người cùng ngành để tìm ra con số phù hợp. Từ đó, bạn có thể dễ dàng đàm phán lương với nhà tuyển dụng.
Xác định mức lương mong muốn.
Tuy nhiên bạn cần lưu ý liệu mức lương bạn mong muốn có thực tế không? Ví dụ, có thể bạn đã ở vị trí này một thời gian và cảm thấy bản thân xứng đáng có mức lương cao hơn. Nhưng liệu bạn đã thực sự xứng đáng với điều đó? Trong năm qua, bạn đã nâng cao kỹ năng và trình độ trong công việc chưa? Hay bạn đã đạt được thành tích nào?
Nếu bạn đã làm được những việc trên, hãy đảm bảo bạn sẽ thể hiện điều đó trong buổi phỏng vấn và giải thích giá trị bạn có thể mang lại cho công ty lớn như thế nào?
2. Chuẩn bị và luyện tập deal lương trước khi phỏng vấn
Đừng để ngày phỏng vấn lại là lần đầu tiên bạn trình bày luận điểm của mình. Bởi nhiều nhà tuyển dụng đã được mài dũa để áp đảo ứng viên bằng những lập luận thuyết phục. Vậy nên trước ngày phỏng vấn, bạn nên ngồi xuống và suy nghĩ về câu hỏi: “Vì sao bạn xứng đáng với mức lương này?” Hãy viết lại câu trả lời càng chi tiết càng tốt. Sau đây là một vài gợi ý dành cho bạn:
- Kết quả bạn đã từng đạt được trong vị trí trước, chẳng hạn như kết quả doanh số, giải thưởng,…
- Số năm kinh nghiệm trong ngành, đặc biệt nếu bạn có nhiều kinh nghiệm hơn trong bảng mô tả
- Các kỹ năng và chứng chỉ liên quan
Như bạn có thể thấy, mặc dù cùng một vị trí, nhưng các kỹ năng mềm khác sẽ giúp bạn đàm phán lương tốt hơn khi nhà tuyển dụng biết được giá trị bạn đem lại. Sau đó, hãy nhờ một người bạn để luyện tập các câu hỏi trên. Như vậy, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn trong ngày phỏng vấn và tránh các sai sót nhỏ.
Chuẩn bị và luyện tập deal lương trước khi phỏng vấn.
3. Đàm phán lương với nhà tuyển dụng
Thông thường, trong buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường sẽ hỏi mức lương mong muốn của bạn là bao nhiêu? Lúc này bạn cần tránh đưa ra một con số cụ thể.
Thay vào đó, hãy cân nhắc hỏi thêm thông tin về khối lượng công việc trước khi đưa ra quyết định. Nếu bạn cảm thấy bắt buộc phải đưa ra một số, hãy nói mức cao hơn so với điều bạn mong muốn. Khi đó, bạn sẽ dễ dàng nhận được con số phù hợp dù nhà tuyển dụng đã hạ thấp con số đó xuống.
Bên cạnh đó, đừng chấp nhận mức lương đầu tiên được đưa ra. Nếu cảm thấy cần thời gian suy nghĩ thêm, bạn đừng ngại nói ra điều đó. Hơn thế nữa, hãy thể hiện sự tự tin trong suốt quá trình phỏng vấn. Điều đó sẽ giúp nhà tuyển dụng thấy năng lực của bạn rõ hơn.
Đàm phán lương với nhà tuyển dụng.
IV. Một số điều quan trọng cần lưu ý khi deal lương
1. Không nhắc đến vấn đề lương trước nhà tuyển dụng
Đây là một trong những điều tối kỵ khi phỏng vấn. Nhà tuyển dụng sẽ là người chủ động bàn bạc với bạn về vấn đề này. Nếu bạn nhắc đến vấn đề này trước, họ sẽ nghĩ bạn là một người đặt nặng tiền bạc thay vì công việc.
Không nhắc đến vấn đề lương trước nhà tuyển dụng.
2. Cẩn thận và khéo léo khi nói về mức lương cũ
Bạn cũng nên cẩn trọng khi nói về mức lương cũ. Bởi trong một số công ty sẽ có điều khoản bảo mật điều này trong hợp đồng. Ngoài ra, tiết lộ mức lương cũ sẽ vô tình trở thành rào cản nếu bạn đang mong muốn một con số cao hơn. Vậy nên, hãy cẩn thận và khéo léo khi nói về điều này. Hoặc tốt nhất, bạn đừng nên đề cập đến vấn đề này nếu chưa được hỏi.
3. Đặt câu hỏi để khai thác thêm thông tin khi deal lương
Bên cạnh lương cứng, bạn cũng nên quan tâm đến phúc lợi và đãi ngộ tại công ty. Ví dụ, mức lương nhà tuyển dụng đưa ra có thể thấp hơn con số bạn muốn. Thế nhưng, một số công ty sẽ có gói phúc lợi khá hấp dẫn đi kèm. Vậy nên, bạn có thể thảo luận thêm về các đãi ngộ khác như: bảo hiểm sức khỏe, lịch làm việc linh hoạt, ngày nghỉ phép, cơ hội đào tạo,…
Làm rõ những yêu cầu trên ngay từ đầu sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả và tập trung hơn khi nhận được công việc.
Đặt câu hỏi để khai thác thêm thông tin khi deal lương.
4. Cân nhắc việc từ chối mức lương do nhà tuyển dụng đề xuất
Đôi khi, không phải lúc nào mọi chuyện cũng diễn ra như bạn mong muốn. Ví dụ như đó có thể là công ty trong mơ của bạn nhưng họ lại đưa ra mức lương thấp hơn một chút. Khi đó, bạn đừng vội từ chối công việc ngay. Hãy cân nhắc và suy nghĩ trước khi đưa ra quyết định nhé.
5. Thương lượng các quyền lợi khác sau khi đã chốt lương
Sau khi đã quyết định được mức lương, bạn có thể hỏi thêm về các quyền lợi khác. Nếu nhà tuyển dụng cảm thấy điều đó cần thiết, họ thậm chí sẽ đồng ý cho bạn ngay đấy!
Thương lượng các quyền lợi khác sau khi đã chốt lương.
V. Những câu nói cần tránh trong quá trình deal lương
1. Tôi cần
Không phải lúc nào trình bày mong muốn của bản thân cũng là việc nên làm. Khi đó, nhà tuyển dụng sẽ hiểu nhầm bạn là một người chỉ biết nhận mà không sẵn sàng cho đi. Thay vì nói “Tôi cần” hãy nói “Tôi sẽ”. Điều đó sẽ cho thấy những cam kết và giá trị bạn mong muốn cống hiến cho công ty.
2. Tôi nghe nói người khác được trả lương cao hơn với vị trí này
Việc nghiên cứu và tìm hiểu mức lương là điều vô cùng bình thường. Tuy nhiên, bạn không nên trình bày điều đó với nhà tuyển dụng. Vì mỗi người sẽ có mức lương phù hợp dựa trên năng lực và kinh nghiệm. Thay vì vậy, hãy tìm hiểu lý do tại sao cùng một công việc nhưng họ lại có mức lương cao hơn. Từ đó, bạn nên tìm cách nâng cao năng lực của bản thân để đạt được điều bạn muốn.
Tôi nghe nói người khác được trả lương cao hơn với vị trí này.
3. Tôi không muốn phải thương lượng để có mức lương cao hơn
Như Finjobs đã chia sẻ ở phần trên, đừng vội chấp nhận con số đầu tiên được đưa ra. Điều đó sẽ thể hiện bạn là một người không có chí cầu tiến. Thay vì vậy, hãy tận dụng cơ hội này để đàm phán thêm các lợi ích khác khi làm việc tại công ty.
4. Công ty khác trả tôi cao hơn
Câu nói trên sẽ không thể hiện bạn là một người có năng lực trong mắt nhà tuyển dụng. Họ sẽ nghĩ rằng bạn là một người tự cao và không được khiêm tốn. Vậy nên dù thật sự bạn đang có rất nhiều lời mời phỏng vấn, thái độ chân thành và chuyên nghiệp sẽ giúp bạn có được công việc.
Công ty khác trả tôi cao hơn.
5. Mức lương cao nhất mà tôi có thể nhận được là bao nhiêu?
Hãy thận trọng khi bạn có dự định hỏi về vấn đề trên nhé. Mặc dù đây là câu hỏi để thăm dò mức lương cao nhất bạn nhận được. Nhưng điều đó sẽ khiến nhà tuyển dụng có cái nhìn không mấy thiện cảm về bạn.
Bài viết trên là kinh nghiệm cách deal lương khi phỏng vấn với nhà tuyển dụng. Finsider Finjobs hy vọng bạn sẽ tự tin trong buổi phỏng vấn và nhận được mức lương mong muốn qua bài chia sẻ trên. Đừng quên ghé qua website nền tảng tuyển dụng tài chính Finjobs để tìm việc làm nhanh và tìm ra công việc với mức lương phù hợp nhé.
I . Deal lương (đàm phán lương) là gì?
Đàm phán lương (hay còn gọi là deal lương) là một phần quan trọng trong buổi phỏng vấn giữa bạn và công ty. Bên cạnh việc thảo luận về mức lương cơ bản, đây còn là cơ hội để bạn tìm hiểu thêm về phụ cấp, phúc lợi và các lợi ích khác mà công ty cung cấp khi bạn bắt đầu làm việc.
Deal lương (đàm phán lương) là gì?
II. Tại sao kỹ năng deal lương với nhà tuyển dụng lại quan trọng?
Trước khi deal lương, bạn cần lưu ý rằng đây là một việc hoàn toàn bình thường khi bạn là ứng viên. Nhận được mức lương xứng đáng là một phần của sự thăng tiến trong sự nghiệp của bạn.
Nói một cách đơn giản, tiền lương ở đây không chỉ đơn thuần là số tiền được gửi vào tài khoản ngân hàng mỗi tháng. Mà đó còn là sự đánh giá cao của công ty đối với công việc và giá trị bạn đã cống hiến. Đây cũng là phương tiện công ty hỗ trợ và giúp bạn có được sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc.
Tại sao kỹ năng deal lương với nhà tuyển dụng lại quan trọng?
Tóm lại, bạn cần phải hài lòng với mức lương nhận được. Từ đó, bạn không còn cảm thấy phân vân mà có thể tập trung hoàn thành tốt công việc được giao. Mặt khác, nắm được mức lương sẽ giúp bạn có kế hoạch chi tiêu tốt hơn trong tương lai.
III. Các bước deal lương khi phỏng vấn hiệu quả
1. Xác định mức lương mong muốn
Trước buổi phỏng vấn, bạn nên xác định mức lương mong muốn đầu tiên. Dựa trên yêu cầu công việc, năng lực bản thân và mức lương trên thị trường, bạn có thể đưa ra con số phù hợp. Chẳng hạn, bạn có thể xem xét đến các yếu tố như:
- Yêu cầu công việc: Với mỗi công ty sẽ có yêu cầu khác nhau cho cùng một vị trí. Do đó, bạn cần đọc kỹ bản mô tả công việc trước khi deal lương. Nếu như bạn nhận thấy khối lượng công việc khá nhiều, và vị trí bạn ứng tuyển có vai trò quan trọng, hãy mạnh dạn đề nghị một mức lương cao hơn.
- Năng lực làm việc: Đây là yếu tố quan trọng khi đàm phán lương với nhà tuyển dụng. So sánh với bản mô tả công việc, bạn đã có thể đáp ứng hết các yêu cầu trên hay không? Mức độ phù hợp với công việc sẽ tỷ lệ thuận với tiền lương bạn nhân được.
- Mức lương trung bình trên thị trường: Một cách khác để đàm phán lương đó là tìm hiểu tiền lương trung bình cho vị trí đó. Bạn có thể tra cứu thông tin trên mạng, hỏi thăm người cùng ngành để tìm ra con số phù hợp. Từ đó, bạn có thể dễ dàng đàm phán lương với nhà tuyển dụng.
Xác định mức lương mong muốn.
Tuy nhiên bạn cần lưu ý liệu mức lương bạn mong muốn có thực tế không? Ví dụ, có thể bạn đã ở vị trí này một thời gian và cảm thấy bản thân xứng đáng có mức lương cao hơn. Nhưng liệu bạn đã thực sự xứng đáng với điều đó? Trong năm qua, bạn đã nâng cao kỹ năng và trình độ trong công việc chưa? Hay bạn đã đạt được thành tích nào?
Nếu bạn đã làm được những việc trên, hãy đảm bảo bạn sẽ thể hiện điều đó trong buổi phỏng vấn và giải thích giá trị bạn có thể mang lại cho công ty lớn như thế nào?
2. Chuẩn bị và luyện tập deal lương trước khi phỏng vấn
Đừng để ngày phỏng vấn lại là lần đầu tiên bạn trình bày luận điểm của mình. Bởi nhiều nhà tuyển dụng đã được mài dũa để áp đảo ứng viên bằng những lập luận thuyết phục. Vậy nên trước ngày phỏng vấn, bạn nên ngồi xuống và suy nghĩ về câu hỏi: “Vì sao bạn xứng đáng với mức lương này?” Hãy viết lại câu trả lời càng chi tiết càng tốt. Sau đây là một vài gợi ý dành cho bạn:
- Kết quả bạn đã từng đạt được trong vị trí trước, chẳng hạn như kết quả doanh số, giải thưởng,…
- Số năm kinh nghiệm trong ngành, đặc biệt nếu bạn có nhiều kinh nghiệm hơn trong bảng mô tả
- Các kỹ năng và chứng chỉ liên quan
Như bạn có thể thấy, mặc dù cùng một vị trí, nhưng các kỹ năng mềm khác sẽ giúp bạn đàm phán lương tốt hơn khi nhà tuyển dụng biết được giá trị bạn đem lại. Sau đó, hãy nhờ một người bạn để luyện tập các câu hỏi trên. Như vậy, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn trong ngày phỏng vấn và tránh các sai sót nhỏ.
Chuẩn bị và luyện tập deal lương trước khi phỏng vấn.
3. Đàm phán lương với nhà tuyển dụng
Thông thường, trong buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường sẽ hỏi mức lương mong muốn của bạn là bao nhiêu? Lúc này bạn cần tránh đưa ra một con số cụ thể.
Thay vào đó, hãy cân nhắc hỏi thêm thông tin về khối lượng công việc trước khi đưa ra quyết định. Nếu bạn cảm thấy bắt buộc phải đưa ra một số, hãy nói mức cao hơn so với điều bạn mong muốn. Khi đó, bạn sẽ dễ dàng nhận được con số phù hợp dù nhà tuyển dụng đã hạ thấp con số đó xuống.
Bên cạnh đó, đừng chấp nhận mức lương đầu tiên được đưa ra. Nếu cảm thấy cần thời gian suy nghĩ thêm, bạn đừng ngại nói ra điều đó. Hơn thế nữa, hãy thể hiện sự tự tin trong suốt quá trình phỏng vấn. Điều đó sẽ giúp nhà tuyển dụng thấy năng lực của bạn rõ hơn.
Đàm phán lương với nhà tuyển dụng.
IV. Một số điều quan trọng cần lưu ý khi deal lương
1. Không nhắc đến vấn đề lương trước nhà tuyển dụng
Đây là một trong những điều tối kỵ khi phỏng vấn. Nhà tuyển dụng sẽ là người chủ động bàn bạc với bạn về vấn đề này. Nếu bạn nhắc đến vấn đề này trước, họ sẽ nghĩ bạn là một người đặt nặng tiền bạc thay vì công việc.
Không nhắc đến vấn đề lương trước nhà tuyển dụng.
2. Cẩn thận và khéo léo khi nói về mức lương cũ
Bạn cũng nên cẩn trọng khi nói về mức lương cũ. Bởi trong một số công ty sẽ có điều khoản bảo mật điều này trong hợp đồng. Ngoài ra, tiết lộ mức lương cũ sẽ vô tình trở thành rào cản nếu bạn đang mong muốn một con số cao hơn. Vậy nên, hãy cẩn thận và khéo léo khi nói về điều này. Hoặc tốt nhất, bạn đừng nên đề cập đến vấn đề này nếu chưa được hỏi.
3. Đặt câu hỏi để khai thác thêm thông tin khi deal lương
Bên cạnh lương cứng, bạn cũng nên quan tâm đến phúc lợi và đãi ngộ tại công ty. Ví dụ, mức lương nhà tuyển dụng đưa ra có thể thấp hơn con số bạn muốn. Thế nhưng, một số công ty sẽ có gói phúc lợi khá hấp dẫn đi kèm. Vậy nên, bạn có thể thảo luận thêm về các đãi ngộ khác như: bảo hiểm sức khỏe, lịch làm việc linh hoạt, ngày nghỉ phép, cơ hội đào tạo,…
Làm rõ những yêu cầu trên ngay từ đầu sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả và tập trung hơn khi nhận được công việc.
Đặt câu hỏi để khai thác thêm thông tin khi deal lương.
4. Cân nhắc việc từ chối mức lương do nhà tuyển dụng đề xuất
Đôi khi, không phải lúc nào mọi chuyện cũng diễn ra như bạn mong muốn. Ví dụ như đó có thể là công ty trong mơ của bạn nhưng họ lại đưa ra mức lương thấp hơn một chút. Khi đó, bạn đừng vội từ chối công việc ngay. Hãy cân nhắc và suy nghĩ trước khi đưa ra quyết định nhé.
5. Thương lượng các quyền lợi khác sau khi đã chốt lương
Sau khi đã quyết định được mức lương, bạn có thể hỏi thêm về các quyền lợi khác. Nếu nhà tuyển dụng cảm thấy điều đó cần thiết, họ thậm chí sẽ đồng ý cho bạn ngay đấy!
Thương lượng các quyền lợi khác sau khi đã chốt lương.
V. Những câu nói cần tránh trong quá trình deal lương
1. Tôi cần
Không phải lúc nào trình bày mong muốn của bản thân cũng là việc nên làm. Khi đó, nhà tuyển dụng sẽ hiểu nhầm bạn là một người chỉ biết nhận mà không sẵn sàng cho đi. Thay vì nói “Tôi cần” hãy nói “Tôi sẽ”. Điều đó sẽ cho thấy những cam kết và giá trị bạn mong muốn cống hiến cho công ty.
2. Tôi nghe nói người khác được trả lương cao hơn với vị trí này
Việc nghiên cứu và tìm hiểu mức lương là điều vô cùng bình thường. Tuy nhiên, bạn không nên trình bày điều đó với nhà tuyển dụng. Vì mỗi người sẽ có mức lương phù hợp dựa trên năng lực và kinh nghiệm. Thay vì vậy, hãy tìm hiểu lý do tại sao cùng một công việc nhưng họ lại có mức lương cao hơn. Từ đó, bạn nên tìm cách nâng cao năng lực của bản thân để đạt được điều bạn muốn.
Tôi nghe nói người khác được trả lương cao hơn với vị trí này.
3. Tôi không muốn phải thương lượng để có mức lương cao hơn
Như Finjobs đã chia sẻ ở phần trên, đừng vội chấp nhận con số đầu tiên được đưa ra. Điều đó sẽ thể hiện bạn là một người không có chí cầu tiến. Thay vì vậy, hãy tận dụng cơ hội này để đàm phán thêm các lợi ích khác khi làm việc tại công ty.
4. Công ty khác trả tôi cao hơn
Câu nói trên sẽ không thể hiện bạn là một người có năng lực trong mắt nhà tuyển dụng. Họ sẽ nghĩ rằng bạn là một người tự cao và không được khiêm tốn. Vậy nên dù thật sự bạn đang có rất nhiều lời mời phỏng vấn, thái độ chân thành và chuyên nghiệp sẽ giúp bạn có được công việc.
Công ty khác trả tôi cao hơn.
5. Mức lương cao nhất mà tôi có thể nhận được là bao nhiêu?
Hãy thận trọng khi bạn có dự định hỏi về vấn đề trên nhé. Mặc dù đây là câu hỏi để thăm dò mức lương cao nhất bạn nhận được. Nhưng điều đó sẽ khiến nhà tuyển dụng có cái nhìn không mấy thiện cảm về bạn.
Bài viết trên là kinh nghiệm cách deal lương khi phỏng vấn với nhà tuyển dụng. Finsider Finjobs hy vọng bạn sẽ tự tin trong buổi phỏng vấn và nhận được mức lương mong muốn qua bài chia sẻ trên. Đừng quên ghé qua website nền tảng tuyển dụng tài chính Finjobs để tìm việc làm nhanh và tìm ra công việc với mức lương phù hợp nhé.