Nhảy việc là một quyết định hệ trọng, ảnh hưởng đến tương lai và cuộc sống của bạn. Khi nào nên nhảy việc là câu hỏi của nhiều người lao động khi cảm thấy muốn đổi công việc, muốn được sự thăng tiến và tiến triển trong chuyên ngành theo đuổi. Vậy khi nào chúng ta nên nhảy việc và nhảy việc như thế nào để không bị thiệt thòi?
1. 5 lý do khiến bạn phải nhảy việc ngay lập tức
1. Nhảy việc khi có công việc mới tốt hơn
Không thể bàn cãi, khi chắc chắn có công việc mới tốt hơn: Mức lương cao, thăng cấp bậc hay phúc lợi công ty hấp dẫn, bạn chắc chắn phải nhảy việc. Nếu đã chắc chắn 100% mình được chào đón ở công ty mới. Tuy nhiên, để nhảy việc mà không bị tiếng xấu, hãy nghĩ ra lý do nghỉ việc thật thuyết phục.
2. Nhảy việc khi cảm thấy công ty có sự bất công
Sự bất công có thể đến từ cơ sở vật chất kém, cách quản lý độc tài hoặc dấu hiệu của sự bốc lột sức lao động. Nhiều người vẫn có suy nghĩ, thà có việc còn hơn không mà tiếp tục chịu đựng nhưng quyết định nhảy việc là sáng suốt nhất.
Hãy nghĩ đến thượng sách “lùi 1 bước tiến 3 bước”. Nếu lúc này bạn nhảy việc sang một mức lương thấp hơn nhưng không bị áp lực trong công việc, bạn sẽ có tinh thần để chuẩn bị cho kế hoạch nhảy việc tốt hơn.
3. Công việc quá nhàm chán
Theo khảo sát, một trong những lý do khiến người khác muốn nhảy việc nhất chính là công việc quá nhàm chán, khiến họ không tìm thấy cơ hội để chứng minh năng lực. Đi làm vì đồng lương là chính nhưng không ít người cũng vì sự yêu thích, niềm đam mê với công việc. Họ muốn được làm công việc được trả công tương xứng với những giá trị lao động mà mình bỏ ra.
4. Khi bạn đã có thể tự do tài chính
Nhảy việc đối với nhiều người như tìm kiếm sự đổi mới trong công việc, giúp lấy lại động lực để tiếp tục cống hiến. Đi đôi với tâm lý thoải ái này là một “hầu bao” rủng rỉnh, đủ giúp bạn tự do tài chính và không phải lo toan về gánh nặng cơm áo gạo tiền. Vì vậy, khi cảm thấy bạn có thể tự do tài chính, nhảy việc sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm mới mẻ.
2. Khi nào nên nhảy việc
1. Thời điểm nên nhảy việc trong năm
Thời điểm nhảy việc trong năm cực kỳ quan trọng, nhảy việc dù chắc chắn đến đâu thì cũng dễ thất bại ở phút chót nếu gặp phải những yếu tố tác động. Theo khảo sát từ thị trường tuyển dụng quốc tế, Nhảy việc đầu năm, sau kỳ nghỉ Xuân sẽ vô cùng có lợi cho người lao động.
- Nhảy việc khi vừa trải qua kỳ nghỉ Tết sẽ giúp bạn lấy lại tinh thần và sẵn sàng cho một nơi làm việc mới tốt hơn.
- Hơn 80% người lao động tiết lộ lý do họ muốn nghỉ việc sau khi qua đợt cuối năm vì có thể thưởng trọn vẹn tiền thưởng Tết, thưởng lương tháng 13. Đó là số tiền mà nhân viên xứng đáng được hưởng sau thời gian dài cống hiến tại công ty, đặc biệt là những công ty bất ổn, luôn tạo áp lực.
- Ngoài ra, thị trường tuyển dụng vào đầu năm cũng sôi nổi hơn các thời điểm khác. Lý do là các công ty luôn muốn triển khai kế hoạch mới vào đầu năm để được nhận sự may mắn. Dự án mới đồng nghĩa với việc cần nguồn nhân lực dồi dào hơn.
2. Khi nào nên nhảy việc? Thời điểm không nên nhảy việc
Trái lại với đầu năm, cuối năm (vào khoảng tháng 10, 11, 12) hoặc giữa năm là thời điểm bạn không nên nhảy việc. Ở góc nhìn công ty cũ, họ đang phải gấp rút chạy doanh số nên sẽ không dễ dàng để bạn nghỉ việc, trong khí đó, các công ty bạn sắp ứng tuyển dù đang mở hồ sơ tuyển dụng, họ không có nhiều thời gian để cân nhắc giữa nhiều ứng viên, đồng nghĩa ứng viên nổi trội nhất sẽ được chọn. Biết đâu, bạn không phải là người lý tưởng nhất mà họ đang tìm kiếm.
Ngoài ra, lứa tuổi nhảy việc cũng là một khía cạnh đáng cân nhắc khi có suy nghĩ “Khi nào nên nhảy việc?” Nhảy việc ở tuổi 40, 45 là không nên nếu bạn chưa đủ khả năng tự do tài chính. Lúc này, gánh nặng từ gia đình, cuộc sống sẽ khiến bạn không còn đủ sức để chống chọi lại những biến cố như thất nghiệp dài, không có thu nhập. Dù biết sẽ có một khoản trợ cấp thôi việc nhưng vẫn không đủ, ở tuổi này, bạn không chỉ sống cho bản thân mà còn sống vì những người thân trong gia đình.
Suy cho cùng, thời điểm nhảy việc không quan trọng bằng tiềm năng nhảy việc. Cho dù ở bất cứ thời điểm nào, hãy cân nhắc một cách toàn diện trước khi đưa ra quyết định nhảy việc. Nhảy việc là một hành động nhưng kết quả của nó sẽ ảnh hưởng đến cả một tương lai.
1. 5 lý do khiến bạn phải nhảy việc ngay lập tức
1. Nhảy việc khi có công việc mới tốt hơn
Không thể bàn cãi, khi chắc chắn có công việc mới tốt hơn: Mức lương cao, thăng cấp bậc hay phúc lợi công ty hấp dẫn, bạn chắc chắn phải nhảy việc. Nếu đã chắc chắn 100% mình được chào đón ở công ty mới. Tuy nhiên, để nhảy việc mà không bị tiếng xấu, hãy nghĩ ra lý do nghỉ việc thật thuyết phục.
2. Nhảy việc khi cảm thấy công ty có sự bất công
Sự bất công có thể đến từ cơ sở vật chất kém, cách quản lý độc tài hoặc dấu hiệu của sự bốc lột sức lao động. Nhiều người vẫn có suy nghĩ, thà có việc còn hơn không mà tiếp tục chịu đựng nhưng quyết định nhảy việc là sáng suốt nhất.
Hãy nghĩ đến thượng sách “lùi 1 bước tiến 3 bước”. Nếu lúc này bạn nhảy việc sang một mức lương thấp hơn nhưng không bị áp lực trong công việc, bạn sẽ có tinh thần để chuẩn bị cho kế hoạch nhảy việc tốt hơn.
3. Công việc quá nhàm chán
Theo khảo sát, một trong những lý do khiến người khác muốn nhảy việc nhất chính là công việc quá nhàm chán, khiến họ không tìm thấy cơ hội để chứng minh năng lực. Đi làm vì đồng lương là chính nhưng không ít người cũng vì sự yêu thích, niềm đam mê với công việc. Họ muốn được làm công việc được trả công tương xứng với những giá trị lao động mà mình bỏ ra.
4. Khi bạn đã có thể tự do tài chính
Nhảy việc đối với nhiều người như tìm kiếm sự đổi mới trong công việc, giúp lấy lại động lực để tiếp tục cống hiến. Đi đôi với tâm lý thoải ái này là một “hầu bao” rủng rỉnh, đủ giúp bạn tự do tài chính và không phải lo toan về gánh nặng cơm áo gạo tiền. Vì vậy, khi cảm thấy bạn có thể tự do tài chính, nhảy việc sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm mới mẻ.
2. Khi nào nên nhảy việc
1. Thời điểm nên nhảy việc trong năm
Thời điểm nhảy việc trong năm cực kỳ quan trọng, nhảy việc dù chắc chắn đến đâu thì cũng dễ thất bại ở phút chót nếu gặp phải những yếu tố tác động. Theo khảo sát từ thị trường tuyển dụng quốc tế, Nhảy việc đầu năm, sau kỳ nghỉ Xuân sẽ vô cùng có lợi cho người lao động.
- Nhảy việc khi vừa trải qua kỳ nghỉ Tết sẽ giúp bạn lấy lại tinh thần và sẵn sàng cho một nơi làm việc mới tốt hơn.
- Hơn 80% người lao động tiết lộ lý do họ muốn nghỉ việc sau khi qua đợt cuối năm vì có thể thưởng trọn vẹn tiền thưởng Tết, thưởng lương tháng 13. Đó là số tiền mà nhân viên xứng đáng được hưởng sau thời gian dài cống hiến tại công ty, đặc biệt là những công ty bất ổn, luôn tạo áp lực.
- Ngoài ra, thị trường tuyển dụng vào đầu năm cũng sôi nổi hơn các thời điểm khác. Lý do là các công ty luôn muốn triển khai kế hoạch mới vào đầu năm để được nhận sự may mắn. Dự án mới đồng nghĩa với việc cần nguồn nhân lực dồi dào hơn.
2. Khi nào nên nhảy việc? Thời điểm không nên nhảy việc
Trái lại với đầu năm, cuối năm (vào khoảng tháng 10, 11, 12) hoặc giữa năm là thời điểm bạn không nên nhảy việc. Ở góc nhìn công ty cũ, họ đang phải gấp rút chạy doanh số nên sẽ không dễ dàng để bạn nghỉ việc, trong khí đó, các công ty bạn sắp ứng tuyển dù đang mở hồ sơ tuyển dụng, họ không có nhiều thời gian để cân nhắc giữa nhiều ứng viên, đồng nghĩa ứng viên nổi trội nhất sẽ được chọn. Biết đâu, bạn không phải là người lý tưởng nhất mà họ đang tìm kiếm.
Ngoài ra, lứa tuổi nhảy việc cũng là một khía cạnh đáng cân nhắc khi có suy nghĩ “Khi nào nên nhảy việc?” Nhảy việc ở tuổi 40, 45 là không nên nếu bạn chưa đủ khả năng tự do tài chính. Lúc này, gánh nặng từ gia đình, cuộc sống sẽ khiến bạn không còn đủ sức để chống chọi lại những biến cố như thất nghiệp dài, không có thu nhập. Dù biết sẽ có một khoản trợ cấp thôi việc nhưng vẫn không đủ, ở tuổi này, bạn không chỉ sống cho bản thân mà còn sống vì những người thân trong gia đình.
Suy cho cùng, thời điểm nhảy việc không quan trọng bằng tiềm năng nhảy việc. Cho dù ở bất cứ thời điểm nào, hãy cân nhắc một cách toàn diện trước khi đưa ra quyết định nhảy việc. Nhảy việc là một hành động nhưng kết quả của nó sẽ ảnh hưởng đến cả một tương lai.