Chứng chỉ tài chính quốc tế CFA là một trong những chứng chỉ khó và danh giá nhất thế giới. Hãy cùng Finjobs tìm hiểu kỹ càng và chi tiết về chứng chỉ này.
1. Chứng chỉ tài chính quốc tế CFA là gì?
Chứng chỉ tài chính quốc tế CFA (Chartered Financial Analyst) là một chỉ định chuyên môn, được công nhận bởi viện CFA (Hiệp hội Nghiên cứu và Quản lý Đầu tư). Chứng chỉ tài chính quốc tế CFA dùng để đo lường năng lực và đạo đức nghề nghiệp của nhà phân tích tài chính. Nó thể hiện sự thăng cấp trong kỹ năng phân tích, quản lý tài chính của một chuyên viên tài chính thực thụ. Để được cấp chứng chỉ, mỗi cá nhân phải vượt qua 3 kỳ thi đầy khó khăn.
Trong 16 năm qua, tỷ lệ đậu của chứng chỉ tài chính quốc tế CFA đều dưới 50%, cho thấy đây là một sự xét duyệt cực kỳ khó khăn và chuyên nghiệp.
Để sở hữu chứng chỉ tài chính quốc tế CFA, bạn được khuyến khích phải có ít nhất 300 giờ học tập, thi và vượt qua 3 kỳ thi. Ngoài ra, bằng cử nhân tài chính và kinh nghiệm ít nhất 4 năm là những điều kiện bắt buộc. Khi có chứng chỉ tài chính quốc tế CFA, bạn sẽ được biết đến với chức danh chuyên viên phân tích tài chính điều lệ.
2. Chứng chỉ tài chính quốc tế CFA dùng để làm gì?
Trước tiên, có thể nói chứng chỉ tài chính quốc tế CFA chính là con đường giúp bạn dễ dàng thăng tiến lên những chức vụ cấp cao trong ngành qua lý tài chính. Với kiến thức chuyên sâu về phân tích tín dụng, kế toán, kiểm toán doanh nghiệp, lập kế hoạch tài chính…Người sở hữu chứng chỉ tài chính quốc tế CFA hoàn toàn có khả năng trở thành giám đốc tài chính hoặc giám đốc của công ty tài chính.
Nhiều chuyên gia tài chính cũng đánh giá, CFA là một chứng chỉ phân cấp rõ ràng giữ một nhà phân tích tài chính chuyên sâu và một cố vấn tài chính điển hình.
Được chỉ định bởi CFA, tổ chức toàn cầu với hơn 164.000 chủ sở hữu điều lệ, những chuyên gia quản lý danh mục đầu tư và cố vấn tài chính của 151 quốc gia trên thế giới, chứng chỉ tài chính quốc tế CFA được xem là chức danh được tôn trọng nhất trong lĩnh vực tài chính. Nhờ có CFA, những người có sự đam mê và yêu thích với lĩnh vực đầu tư sẽ nỗ lực hơn, không ngừng hoàn thiện mục tiêu nghề nghiệp để có được thành tựu ưu tú này.
3. Quy trình thi chứng chỉ tài chính quốc tế CFA
Để trở thành nhà phân tích tài chính điều lệ, bạn phải trải qua 3 kỳ thi. Điều kiện để được thi là phải hoàn thành cử nhân đại học chậm nhất là trước khi kỳ thi 2 diễn ra, kinh nghiệm làm việc tối thiểu 4 năm trong ngành Tài chính. Mỗi năm, Viện CFA cho biết chào đón hơn 80.000 thí sinh nhưng chỉ dưới 50% trong số đó được cấp chứng chỉ. Sơ lược mỗi kỳ thi như sau:
Kỳ thi cấp 1
- Được tổ chức hai lần mỗi năm vào tháng 6 và tháng 12
- Nội dung tập trung vào kỹ năng phân tích từ những kiến thức đã học trong 10 lĩnh vực chủ đề Phần kiến thức ứng viên, bao gồm: Phương pháp định lượng, kinh tế học, phân tích và báo cáo tài chính, tài chính doanh nghiệp, đầu tư cổ phần, thu nhập cố định…
- Hình thức thi là 240 câu hỏi trắc nghiệm
Vì đây là toàn bộ những kiến thức căn bản, được giảng dạy tại trường đại học Tài chính nên Viện CFA mới cho phép người đang học tập cử nhân đại học được tham gia.
Kỳ thi cấp 2
- Được tổ chức vào tháng 6 mỗi năm
- Nội dung liên quan đến các đánh giá tài sản khác nhau, nhấn mạnh ứng dụng công cụ và khái niệm đầu tư vào ngữ cảnh..
- Hình thức thi gồm 21 bộ mục (bài tập tình huống) và 6 câu hỏi trắc nghiệm cho mỗi bộ. 120 câu hỏi sẽ đến từ Báo cáo và Phân tích Tài chính dựa trên IFRS (Chuẩn mực Báo cáo Tài chính quốc tế)
Kỳ thi cấp 2 đã bắt đầu đi vào ứng dụng thực tế nên yêu cầu thi sinh phải là người đã có kinh nghiệm nhiều năm làm việc trong ngành Tài chính.
Kỳ thi cấp 3
- Được tổ chức vào tháng 6 mỗi năm
- Nội dung liên quan đến phương pháp lập kế hoạch tài sản hiệu quả và quản lý danh mục đầu tư, ứng viên sử dụng những kiến thức đã được học để phân tích.
- Hình thức là kết hợp 12 câu hỏi tự luận hóc búa cùng 10 câu hỏi trắc nghiệm, thời gian hoàn thành là 6 tiếng đồng hồ.
Để vượt qua 3 kỳ thi CFA, bạn có thể sẽ hy sinh khá nhiều thời gian cá nhân để học tập và ôn luyện. Nhưng chắc chắn một điều, “trái ngọt” nhận được sẽ giúp bạn mở ra nhiều cơ hội việc làm trong ngành ở những vị trí rất cao.
1. Chứng chỉ tài chính quốc tế CFA là gì?
Chứng chỉ tài chính quốc tế CFA (Chartered Financial Analyst) là một chỉ định chuyên môn, được công nhận bởi viện CFA (Hiệp hội Nghiên cứu và Quản lý Đầu tư). Chứng chỉ tài chính quốc tế CFA dùng để đo lường năng lực và đạo đức nghề nghiệp của nhà phân tích tài chính. Nó thể hiện sự thăng cấp trong kỹ năng phân tích, quản lý tài chính của một chuyên viên tài chính thực thụ. Để được cấp chứng chỉ, mỗi cá nhân phải vượt qua 3 kỳ thi đầy khó khăn.
Trong 16 năm qua, tỷ lệ đậu của chứng chỉ tài chính quốc tế CFA đều dưới 50%, cho thấy đây là một sự xét duyệt cực kỳ khó khăn và chuyên nghiệp.
Để sở hữu chứng chỉ tài chính quốc tế CFA, bạn được khuyến khích phải có ít nhất 300 giờ học tập, thi và vượt qua 3 kỳ thi. Ngoài ra, bằng cử nhân tài chính và kinh nghiệm ít nhất 4 năm là những điều kiện bắt buộc. Khi có chứng chỉ tài chính quốc tế CFA, bạn sẽ được biết đến với chức danh chuyên viên phân tích tài chính điều lệ.
2. Chứng chỉ tài chính quốc tế CFA dùng để làm gì?
Trước tiên, có thể nói chứng chỉ tài chính quốc tế CFA chính là con đường giúp bạn dễ dàng thăng tiến lên những chức vụ cấp cao trong ngành qua lý tài chính. Với kiến thức chuyên sâu về phân tích tín dụng, kế toán, kiểm toán doanh nghiệp, lập kế hoạch tài chính…Người sở hữu chứng chỉ tài chính quốc tế CFA hoàn toàn có khả năng trở thành giám đốc tài chính hoặc giám đốc của công ty tài chính.
Nhiều chuyên gia tài chính cũng đánh giá, CFA là một chứng chỉ phân cấp rõ ràng giữ một nhà phân tích tài chính chuyên sâu và một cố vấn tài chính điển hình.
Được chỉ định bởi CFA, tổ chức toàn cầu với hơn 164.000 chủ sở hữu điều lệ, những chuyên gia quản lý danh mục đầu tư và cố vấn tài chính của 151 quốc gia trên thế giới, chứng chỉ tài chính quốc tế CFA được xem là chức danh được tôn trọng nhất trong lĩnh vực tài chính. Nhờ có CFA, những người có sự đam mê và yêu thích với lĩnh vực đầu tư sẽ nỗ lực hơn, không ngừng hoàn thiện mục tiêu nghề nghiệp để có được thành tựu ưu tú này.
3. Quy trình thi chứng chỉ tài chính quốc tế CFA
Để trở thành nhà phân tích tài chính điều lệ, bạn phải trải qua 3 kỳ thi. Điều kiện để được thi là phải hoàn thành cử nhân đại học chậm nhất là trước khi kỳ thi 2 diễn ra, kinh nghiệm làm việc tối thiểu 4 năm trong ngành Tài chính. Mỗi năm, Viện CFA cho biết chào đón hơn 80.000 thí sinh nhưng chỉ dưới 50% trong số đó được cấp chứng chỉ. Sơ lược mỗi kỳ thi như sau:
Kỳ thi cấp 1
- Được tổ chức hai lần mỗi năm vào tháng 6 và tháng 12
- Nội dung tập trung vào kỹ năng phân tích từ những kiến thức đã học trong 10 lĩnh vực chủ đề Phần kiến thức ứng viên, bao gồm: Phương pháp định lượng, kinh tế học, phân tích và báo cáo tài chính, tài chính doanh nghiệp, đầu tư cổ phần, thu nhập cố định…
- Hình thức thi là 240 câu hỏi trắc nghiệm
Vì đây là toàn bộ những kiến thức căn bản, được giảng dạy tại trường đại học Tài chính nên Viện CFA mới cho phép người đang học tập cử nhân đại học được tham gia.
Kỳ thi cấp 2
- Được tổ chức vào tháng 6 mỗi năm
- Nội dung liên quan đến các đánh giá tài sản khác nhau, nhấn mạnh ứng dụng công cụ và khái niệm đầu tư vào ngữ cảnh..
- Hình thức thi gồm 21 bộ mục (bài tập tình huống) và 6 câu hỏi trắc nghiệm cho mỗi bộ. 120 câu hỏi sẽ đến từ Báo cáo và Phân tích Tài chính dựa trên IFRS (Chuẩn mực Báo cáo Tài chính quốc tế)
Kỳ thi cấp 2 đã bắt đầu đi vào ứng dụng thực tế nên yêu cầu thi sinh phải là người đã có kinh nghiệm nhiều năm làm việc trong ngành Tài chính.
Kỳ thi cấp 3
- Được tổ chức vào tháng 6 mỗi năm
- Nội dung liên quan đến phương pháp lập kế hoạch tài sản hiệu quả và quản lý danh mục đầu tư, ứng viên sử dụng những kiến thức đã được học để phân tích.
- Hình thức là kết hợp 12 câu hỏi tự luận hóc búa cùng 10 câu hỏi trắc nghiệm, thời gian hoàn thành là 6 tiếng đồng hồ.
Để vượt qua 3 kỳ thi CFA, bạn có thể sẽ hy sinh khá nhiều thời gian cá nhân để học tập và ôn luyện. Nhưng chắc chắn một điều, “trái ngọt” nhận được sẽ giúp bạn mở ra nhiều cơ hội việc làm trong ngành ở những vị trí rất cao.