Sách về quản trị tài chính doanh nghiệp dưới đây sẽ giúp bạn phần nào không còn gặp khó khăn trong quá trình xây dựng hệ thống quản lý của doanh nghiệp.
1. Tài Chính Dành Cho Nhà Quản Lý
Nếu bạn đang cần tìm một cuốn sách quản lý tài chính doanh nghiệp có đặc thù về cách báo cáo cho thấu đáo và chính xác, Tài Chính Dành Cho Người Quản Lý là cuốn sách lý tưởng nhất. Nội dung của cuốn sách sẽ gồm các trọng điểm như các thông tin cần có trong báo cáo tài chính, ý nghĩa của các con số, chi tiết cách thức báo cáo tài chính chuyên nghiệp. Cuốn sách này sẽ giúp người quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, hướng dẫn phân tích để đưa ra quyết định sáng suốt, dựa trên dữ liệu tài chính của công ty.
2. Quản Trị Tài Chính – Đầu Tư (Lý Thuyết & Ứng Dụng)
Cuốn sách sẽ tập hợp những kiến thức Tài chính – Đầu tư hiện đại, từ những trường hợp thực tế điển hình tại thị trường Việt Nam. Với chủ điểm lý thuyết và ứng dụng, cuốn sách sẽ cung cấp nhiều nội dung căn bản cùng cách ứng dụng chúng trong thực tiễn. Đây được xem là cuốn sách “vỡ lòng” cho các chuyên viên quản lý thuộc tổ chức Tài chính – Ngân hàng.
Nội dung chính của Quản Trị Tài Chính – Đầu Tư (Lý Thuyết & Ứng Dụng) gồm 4 phần: Phân tích & Quản trị Tài chính Doanh nghiệp, Thị trường vốn và Đầu tư Tài chính, Quản trị rủi ro tài chính và những tài liệu thực tế (có phân tích).
3. Lý Thuyết Quản Trị Tài Chính
Một người chịu trách nhiệm quản lý tài chính doanh nghiệp thì không thể bỏ qua những lý thuyết căn bản. Đó chính là lý do vì sao cuốn sách về quản lý tài chính – Lý Thuyết Quản Trị Tài Chính ra đời. Quản lý tài chính được xem là kỹ năng cân bằng được cả 2 yếu tố khoa học và nghệ thuật. Quản lý tài chính không chỉ là giữ cho ngân quỹ không thất thoát mà còn phải tăng lên theo thời gian.
Tài chính là lĩnh vực rất rộng và năng động nên để nắm bắt được xu hướng mới, bạn bắt buộc phải nắm rõ lý thuyết.
4. Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp
Quản trị tài chính doanh nghiệp luôn cần sự song hành của việc quản lý dòng tiền và đầu tư sinh lời. Cuốn sách Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp sẽ cho bạn biết được những lý luận chung về quản lý tài chính, làm sao để phân tích tài chính và đặc biệt là cách đầu tư dài hạn. – dự toán vốn đầu tư.
5. Tài Chính Doanh Nghiệp – Corporate Finance
Mục đích của kinh doanh là tạo ra lợi nhuận và mục đích của quản lý tài chính chính là lên kế hoạch cho giá trị của lợi nhuận được tăng lên. Tài Chính Doanh Nghiệp – Corporate Finance thuộc Top những cuốn sách về quản lý tài chính doanh nghiệp đáng đọc nhất.
Nội dung của cuốn sách cho bạn hiểu rõ về vai trò của người quản lý tài chính đối với doanh nghiệp. Qua đó, cung cấp cho bạn đọc những kiến thức về thị trường, diễn giải từ khóa trong nội dung quản lý tài chính và công thức tính giá trị thời gian của tiền, lãi suất,…
6. Tài Chính Hành Vi – Behavioral Finance
Tài Chính Hành Vi là cuốn sách thiên về nghiên cứu hành vi tâm lý của một người quản lý tài chính, tổng hợp các biểu hiện lệch lạc của hành vi đánh giá tài sản, phân bố tài sản, giá cả thị trường; Hành vi của nhà đầu tư; Hành vi quản lý doanh nghiệp…Đây là cuốn sách cần thiết cho những nhà quản lý về tài chính, nắm được những rủi ro có thể xảy đến trong quá trình sử dụng dòng tiền từ ngân quỹ công ty. Cuốn sách được viết bởi nhiều tác giả, trong đó có người từng làm việc ở công ty và trường đại học kinh doanh lớn trên thế giới.
7. Quản Trị Rủi Ro Xí Nghiệp Trong Nền Kinh Tế Toàn Cầu
Trong thời buổi toàn cầu hoá doanh nghiệp, quản lý tài chính sẽ xảy ra nhiều rủi ro hơn. Nếu đặt vị trí bạn là giám đốc tài chính của một công ty đa quốc gia, việc ngồi một chỗ và nhìn thấy bức tranh tài chính toàn cảnh của doanh nghiệp là điều không thể. Cuốn sách Quản Trị Rủi Ro Xí Nghiệp Trong Nền Kinh Tế Toàn Cầu sẽ giúp bạn thấy được những rủi ro có thể xảy đến trong quá trình quản lý tài chính doanh nghiệp toàn cầu. Thấy được rủi ro là đang tăng thêm tỷ lệ phát triển và thành công của doanh nghiệp.
Với thông tin sơ lược về nội dung của 7 cuốn sách về quản lý tài chính doanh nghiệp được giới thiệu ở trên, hy vọng bạn sẽ tìm ra giải pháp cho những khó khăn trong công việc quản lý của mình. Đứng ở vị trí quan trọng của công ty, chúng ta luôn phải giữ sự bình tĩnh và không ngừng học hỏi để phát triển bản thân.
1. Tài Chính Dành Cho Nhà Quản Lý
Nếu bạn đang cần tìm một cuốn sách quản lý tài chính doanh nghiệp có đặc thù về cách báo cáo cho thấu đáo và chính xác, Tài Chính Dành Cho Người Quản Lý là cuốn sách lý tưởng nhất. Nội dung của cuốn sách sẽ gồm các trọng điểm như các thông tin cần có trong báo cáo tài chính, ý nghĩa của các con số, chi tiết cách thức báo cáo tài chính chuyên nghiệp. Cuốn sách này sẽ giúp người quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, hướng dẫn phân tích để đưa ra quyết định sáng suốt, dựa trên dữ liệu tài chính của công ty.
2. Quản Trị Tài Chính – Đầu Tư (Lý Thuyết & Ứng Dụng)
Cuốn sách sẽ tập hợp những kiến thức Tài chính – Đầu tư hiện đại, từ những trường hợp thực tế điển hình tại thị trường Việt Nam. Với chủ điểm lý thuyết và ứng dụng, cuốn sách sẽ cung cấp nhiều nội dung căn bản cùng cách ứng dụng chúng trong thực tiễn. Đây được xem là cuốn sách “vỡ lòng” cho các chuyên viên quản lý thuộc tổ chức Tài chính – Ngân hàng.
Nội dung chính của Quản Trị Tài Chính – Đầu Tư (Lý Thuyết & Ứng Dụng) gồm 4 phần: Phân tích & Quản trị Tài chính Doanh nghiệp, Thị trường vốn và Đầu tư Tài chính, Quản trị rủi ro tài chính và những tài liệu thực tế (có phân tích).
3. Lý Thuyết Quản Trị Tài Chính
Một người chịu trách nhiệm quản lý tài chính doanh nghiệp thì không thể bỏ qua những lý thuyết căn bản. Đó chính là lý do vì sao cuốn sách về quản lý tài chính – Lý Thuyết Quản Trị Tài Chính ra đời. Quản lý tài chính được xem là kỹ năng cân bằng được cả 2 yếu tố khoa học và nghệ thuật. Quản lý tài chính không chỉ là giữ cho ngân quỹ không thất thoát mà còn phải tăng lên theo thời gian.
Tài chính là lĩnh vực rất rộng và năng động nên để nắm bắt được xu hướng mới, bạn bắt buộc phải nắm rõ lý thuyết.
4. Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp
Quản trị tài chính doanh nghiệp luôn cần sự song hành của việc quản lý dòng tiền và đầu tư sinh lời. Cuốn sách Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp sẽ cho bạn biết được những lý luận chung về quản lý tài chính, làm sao để phân tích tài chính và đặc biệt là cách đầu tư dài hạn. – dự toán vốn đầu tư.
5. Tài Chính Doanh Nghiệp – Corporate Finance
Mục đích của kinh doanh là tạo ra lợi nhuận và mục đích của quản lý tài chính chính là lên kế hoạch cho giá trị của lợi nhuận được tăng lên. Tài Chính Doanh Nghiệp – Corporate Finance thuộc Top những cuốn sách về quản lý tài chính doanh nghiệp đáng đọc nhất.
Nội dung của cuốn sách cho bạn hiểu rõ về vai trò của người quản lý tài chính đối với doanh nghiệp. Qua đó, cung cấp cho bạn đọc những kiến thức về thị trường, diễn giải từ khóa trong nội dung quản lý tài chính và công thức tính giá trị thời gian của tiền, lãi suất,…
6. Tài Chính Hành Vi – Behavioral Finance
Tài Chính Hành Vi là cuốn sách thiên về nghiên cứu hành vi tâm lý của một người quản lý tài chính, tổng hợp các biểu hiện lệch lạc của hành vi đánh giá tài sản, phân bố tài sản, giá cả thị trường; Hành vi của nhà đầu tư; Hành vi quản lý doanh nghiệp…Đây là cuốn sách cần thiết cho những nhà quản lý về tài chính, nắm được những rủi ro có thể xảy đến trong quá trình sử dụng dòng tiền từ ngân quỹ công ty. Cuốn sách được viết bởi nhiều tác giả, trong đó có người từng làm việc ở công ty và trường đại học kinh doanh lớn trên thế giới.
7. Quản Trị Rủi Ro Xí Nghiệp Trong Nền Kinh Tế Toàn Cầu
Trong thời buổi toàn cầu hoá doanh nghiệp, quản lý tài chính sẽ xảy ra nhiều rủi ro hơn. Nếu đặt vị trí bạn là giám đốc tài chính của một công ty đa quốc gia, việc ngồi một chỗ và nhìn thấy bức tranh tài chính toàn cảnh của doanh nghiệp là điều không thể. Cuốn sách Quản Trị Rủi Ro Xí Nghiệp Trong Nền Kinh Tế Toàn Cầu sẽ giúp bạn thấy được những rủi ro có thể xảy đến trong quá trình quản lý tài chính doanh nghiệp toàn cầu. Thấy được rủi ro là đang tăng thêm tỷ lệ phát triển và thành công của doanh nghiệp.
Với thông tin sơ lược về nội dung của 7 cuốn sách về quản lý tài chính doanh nghiệp được giới thiệu ở trên, hy vọng bạn sẽ tìm ra giải pháp cho những khó khăn trong công việc quản lý của mình. Đứng ở vị trí quan trọng của công ty, chúng ta luôn phải giữ sự bình tĩnh và không ngừng học hỏi để phát triển bản thân.