Thời thế có thể đã không thuận lợi trong 2021, nhưng đừng để các mục tiêu và quyết tâm của bạn thất bại. 6 bước sau sẽ giúp bạn thiết lập mục tiêu và đạt được chúng dễ dàng hơn, thậm chí có thể trở thành giải pháp suốt cuộc đời.
Đạt được ước mơ và sống cuộc đời mà bản thân yêu thích không phải là điều ai cũng làm được. Nhất là với những nhà quản lý còn non tay - có quá nhiều trách nhiệm mới mẻ khiến bạn mất cân bằng và quên tập trung vào mục tiêu quan trọng xuyên suốt. Hãy thử xem con đường mà CareerBuilder đề xuất dưới đây có hỗ trợ bạn hiệu quả không.
1. Mong muốn sâu sắc mục tiêu hoặc giải pháp
Như Napoleon Hill, trong cuốn sách "Nghĩ giàu làm giàu" đã nói: "Điểm khởi đầu của mọi thành tựu là MONG MUỐN. Hãy ghi nhớ điều này thường xuyên. Mong muốn yếu ớt mang lại kết quả yếu kém, cũng giống như ngọn lửa nhỏ tạo nên nhiệt lượng nhỏ”.
Vì vậy, bước đầu tiên trong việc thiết lập mục tiêu và đạt được ước mơ là bạn phải thực sự, thực sự khát khao đạt được nó.
2. Hình dung bản thân đạt được mục tiêu
Theo nhà sản xuất ô tô Mỹ Lee Iacocca - người hồi sinh tập đoàn Chrysler: "Khám phá vĩ đại nhất của thế hệ tôi là con người có thể thay đổi cuộc sống của họ bằng cách thay đổi thái độ của tâm trí”.
Vậy từ giờ, hãy tưởng tượng: Thành quả của bạn sẽ như thế nào? Cuộc sống của bạn có thể diễn biến khác nhau ra sao với mỗi thành tích công việc mà bạn đạt được?
Bạn đã hình dung ra thành công của bạn?
Hãy đặt ra các dấu mốc thắng lợi bằng những thứ dễ hình dung: một món đồ, một chuyến đi hoặc một công trình… Thiết lập mục tiêu bằng hình ảnh sẽ giúp ta nhớ lại về nó mỗi ngày. Nếu chính bạn không thể hình dung ra mục tiêu của bản thân, thì khả năng đạt được sẽ mù mờ hơn.
3. Lên lộ trình thực hiện mục tiêu
Xác định các bước cần hành động. Xác định lộ trình khả thi. Xác định các dấu mốc cần đạt được trên lộ trình đó - những điều nhất định phải xảy ra nếu muốn mục tiêu được hiện thực hóa.
Nói như Stephen Covey - tác giả cuốn “7 thói quen thành đạt” - “Tất cả mọi thứ đều được tạo ra hai lần. Sáng tạo tinh thần là lần đầu tiên và sáng tạo vật chất là lần thứ hai. Bạn phải đảm bảo rằng bản thiết kế đầu tiên thực sự là những gì bạn muốn và đã suy nghĩ thấu đáo. Sau đó, bạn sắp xếp gạch và vữa. Mỗi ngày, bạn đến văn phòng - công trường xây dựng rồi nhìn lại bản thiết kế để xác định việc phải làm trong ngày”.
4. Cam kết đạt được mục tiêu bằng cách viết ra giấy
Vẫn theo Lee Iacocca: "Viết ra mục tiêu là bước đầu tiên để biến nó thành hiện thực”.
Vậy để khởi động một mục tiêu, hãy viết ra kế hoạch, các bước hành động và lộ trình. Nó giống như thể bạn đang cam kết sâu sắc hơn nữa với chính bản thân. Giấy trắng mực đen rõ ràng làm bạn không thể bao biện cho sự thiếu nỗ lực. Có những người lấy ra tờ giấy mục tiêu từ ngăn kéo bàn sau nhiều năm, chỉ để thấy là họ đã đạt được chúng. Các mục tiêu có thể viết xuống được rõ ràng sẽ mang lại cho bạn sự kiên tâm.
Thường xuyên kiểm tra tiến độ của bản thân và đội nhóm
5. Kiểm tra tiến độ thường xuyên
Dù bạn sử dụng công cụ nào (lịch làm việc trực tuyến, ứng dụng ghi chú cá nhân hay danh sách viết tay…), hãy nhớ thường xuyên kiểm tra tiến độ của mình. Quy trình hiệu quả quen thuộc là: bắt đầu một ngày mới bằng cách xem xét các mục tiêu, lên thời gian biểu hoặc các bước hành động để tiến đến mục tiêu đã đặt ra. Nếu ngày hôm đó bạn gặp cản trở, thậm chí không hoàn thành được việc gì, cũng đừng để sự bi quan làm bạn dừng bước.
Mặt khác, dù lạc quan đến đâu, cũng cần nhìn nhận những kỹ năng còn thiếu sót, hạn chế của bản thân. Hãy xem xét tất cả các yếu tố đang ngăn bạn hoàn thành mục tiêu và lập kế hoạch cải thiện. Bổ sung chúng vào lộ trình như một phần trong kế hoạch.
6. Điều chỉnh kế hoạch nếu tiến độ chậm lại
Điều quan trọng là bạn phải thấy mình có tiến bộ. Nếu cần thiết, hãy nhờ người thân, đàn anh trong nghề phân tích giúp lý do tại sao bạn chưa đạt được mục tiêu. Đừng để khát vọng bị ‘chìm xuồng’, mà hãy nhìn nhận những lỗ hổng khiến bạn chưa thể hoàn thành nó.
Và dù bắt tay vào làm lâu đến đâu, bạn cũng cần xem lại 5 bước trước, để nhìn nhận lại: đó có còn là mục tiêu mà bạn mong muốn sâu sắc không. Bạn càng cần nó bao nhiêu, bạn càng cảm thấy có động lực hơn khi đối mặt với mọi cản trở khách quan.
Điều mấu chốt
6 bước thiết lập mục tiêu này có vẻ thuần lý thuyết, nhưng điều nó tác động chính là yếu tố đầu tiên làm nên thành công: chính là tâm trí của bạn. Có quyết tâm thực hiện ước mơ mới có cuộc sống mơ ước. Hãy tận hưởng hành trình.
Nguồn ảnh: Pexels
Nguồn : CareerBuilder
Đạt được ước mơ và sống cuộc đời mà bản thân yêu thích không phải là điều ai cũng làm được. Nhất là với những nhà quản lý còn non tay - có quá nhiều trách nhiệm mới mẻ khiến bạn mất cân bằng và quên tập trung vào mục tiêu quan trọng xuyên suốt. Hãy thử xem con đường mà CareerBuilder đề xuất dưới đây có hỗ trợ bạn hiệu quả không.
1. Mong muốn sâu sắc mục tiêu hoặc giải pháp
Như Napoleon Hill, trong cuốn sách "Nghĩ giàu làm giàu" đã nói: "Điểm khởi đầu của mọi thành tựu là MONG MUỐN. Hãy ghi nhớ điều này thường xuyên. Mong muốn yếu ớt mang lại kết quả yếu kém, cũng giống như ngọn lửa nhỏ tạo nên nhiệt lượng nhỏ”.
Vì vậy, bước đầu tiên trong việc thiết lập mục tiêu và đạt được ước mơ là bạn phải thực sự, thực sự khát khao đạt được nó.
2. Hình dung bản thân đạt được mục tiêu
Theo nhà sản xuất ô tô Mỹ Lee Iacocca - người hồi sinh tập đoàn Chrysler: "Khám phá vĩ đại nhất của thế hệ tôi là con người có thể thay đổi cuộc sống của họ bằng cách thay đổi thái độ của tâm trí”.
Vậy từ giờ, hãy tưởng tượng: Thành quả của bạn sẽ như thế nào? Cuộc sống của bạn có thể diễn biến khác nhau ra sao với mỗi thành tích công việc mà bạn đạt được?
Bạn đã hình dung ra thành công của bạn?
Hãy đặt ra các dấu mốc thắng lợi bằng những thứ dễ hình dung: một món đồ, một chuyến đi hoặc một công trình… Thiết lập mục tiêu bằng hình ảnh sẽ giúp ta nhớ lại về nó mỗi ngày. Nếu chính bạn không thể hình dung ra mục tiêu của bản thân, thì khả năng đạt được sẽ mù mờ hơn.
3. Lên lộ trình thực hiện mục tiêu
Xác định các bước cần hành động. Xác định lộ trình khả thi. Xác định các dấu mốc cần đạt được trên lộ trình đó - những điều nhất định phải xảy ra nếu muốn mục tiêu được hiện thực hóa.
Nói như Stephen Covey - tác giả cuốn “7 thói quen thành đạt” - “Tất cả mọi thứ đều được tạo ra hai lần. Sáng tạo tinh thần là lần đầu tiên và sáng tạo vật chất là lần thứ hai. Bạn phải đảm bảo rằng bản thiết kế đầu tiên thực sự là những gì bạn muốn và đã suy nghĩ thấu đáo. Sau đó, bạn sắp xếp gạch và vữa. Mỗi ngày, bạn đến văn phòng - công trường xây dựng rồi nhìn lại bản thiết kế để xác định việc phải làm trong ngày”.
4. Cam kết đạt được mục tiêu bằng cách viết ra giấy
Vẫn theo Lee Iacocca: "Viết ra mục tiêu là bước đầu tiên để biến nó thành hiện thực”.
Vậy để khởi động một mục tiêu, hãy viết ra kế hoạch, các bước hành động và lộ trình. Nó giống như thể bạn đang cam kết sâu sắc hơn nữa với chính bản thân. Giấy trắng mực đen rõ ràng làm bạn không thể bao biện cho sự thiếu nỗ lực. Có những người lấy ra tờ giấy mục tiêu từ ngăn kéo bàn sau nhiều năm, chỉ để thấy là họ đã đạt được chúng. Các mục tiêu có thể viết xuống được rõ ràng sẽ mang lại cho bạn sự kiên tâm.
Thường xuyên kiểm tra tiến độ của bản thân và đội nhóm
5. Kiểm tra tiến độ thường xuyên
Dù bạn sử dụng công cụ nào (lịch làm việc trực tuyến, ứng dụng ghi chú cá nhân hay danh sách viết tay…), hãy nhớ thường xuyên kiểm tra tiến độ của mình. Quy trình hiệu quả quen thuộc là: bắt đầu một ngày mới bằng cách xem xét các mục tiêu, lên thời gian biểu hoặc các bước hành động để tiến đến mục tiêu đã đặt ra. Nếu ngày hôm đó bạn gặp cản trở, thậm chí không hoàn thành được việc gì, cũng đừng để sự bi quan làm bạn dừng bước.
Mặt khác, dù lạc quan đến đâu, cũng cần nhìn nhận những kỹ năng còn thiếu sót, hạn chế của bản thân. Hãy xem xét tất cả các yếu tố đang ngăn bạn hoàn thành mục tiêu và lập kế hoạch cải thiện. Bổ sung chúng vào lộ trình như một phần trong kế hoạch.
6. Điều chỉnh kế hoạch nếu tiến độ chậm lại
Điều quan trọng là bạn phải thấy mình có tiến bộ. Nếu cần thiết, hãy nhờ người thân, đàn anh trong nghề phân tích giúp lý do tại sao bạn chưa đạt được mục tiêu. Đừng để khát vọng bị ‘chìm xuồng’, mà hãy nhìn nhận những lỗ hổng khiến bạn chưa thể hoàn thành nó.
Và dù bắt tay vào làm lâu đến đâu, bạn cũng cần xem lại 5 bước trước, để nhìn nhận lại: đó có còn là mục tiêu mà bạn mong muốn sâu sắc không. Bạn càng cần nó bao nhiêu, bạn càng cảm thấy có động lực hơn khi đối mặt với mọi cản trở khách quan.
Điều mấu chốt
6 bước thiết lập mục tiêu này có vẻ thuần lý thuyết, nhưng điều nó tác động chính là yếu tố đầu tiên làm nên thành công: chính là tâm trí của bạn. Có quyết tâm thực hiện ước mơ mới có cuộc sống mơ ước. Hãy tận hưởng hành trình.
Nguồn ảnh: Pexels
Nguồn : CareerBuilder