Tiểu sản là gì? Tiêu sản là khái niệm ra đời khá lâu và dần phổ biến trong cuộc sống con người tuy nhiên do hiểu biết hoặc cách sử dụng mà khái niệm trên vẫn còn khá xa lạ với người Việt.
Mục lục
- 1. Tiêu sản là gì?
- 2. Ví dụ về tiêu sản
- 3. Phân biệt tiêu sản và tài sản
- 4. Biến tiêu sản thành tài sản
1. Tiêu sản là gì?
Khái niệm tài sản và tiêu sản được nhắc đến lần đầu tiên trong cuốn sách Rich Dad, Poor Dad của Robert Kiyosak. “Người giàu mua tài sản, người trung lưu mua tiêu sản mà họ nghĩ là tài sản, người nghèo chỉ toàn chi phí” .
Theo nội dung giải đáp của Robert Kiyosaki thì khái niệm tiêu sản là gì được hiểu là những gì mà bạn bỏ tiền từ trong túi ra để sở hữu chúng và rồi bạn lại phải tiếp tục bỏ tiền ra để “nuôi” hoặc duy trì chúng.
Tiêu sản là những của cải chỉ dùng vào mục đích tiêu dùng, khiến cột chi phí tăng lên. Những tiêu sản thường là hoá đơn, nợ tín dụng. Trái lại thì tiêu sản không hề sinh lợi. Nó còn làm tiêu hao của cải cho những chi phí phát sinh. Vậy việc mua nhiều tiêu sản vượt quá thu nhập sẽ dẫn đến việc bạn mãi luẩn quẩn trong vòng quay mưu sinh vất vả, không thể làm bản thân giàu lên được.
2. Ví dụ về tiêu sản
Một vài ví dụ sau để bạn hiểu thêm về tiêu sản là gì?
- Có thể thấy việc cá nhân dùng tiền trong túi của bản thân để mua một chiếc xe ô tô dùng cho việc đi lại. Tuy nhiên không phải sau khi mua xong bạn không mất thêm chi phí nào nữa. Khi mua ô tô xong, sau đó cá nhân phải bỏ tiền ra để chi trả cho chi phí xăng, bảo hành, bảo dưỡng, bảo hiểm…Như vậy mua ô tô là hình thức tiêu sản.
- Bạn mua một bộ quần áo đắt tiền. Trong quá trình sử dụng, chắc chắn bạn phải tốn công giặt ủi và các phụ phí khác đi kèm như tiền giặt, tiền điện nước, tiền sửa chữa,…Tương tự như chiếc xe, bộ quần áo sẽ mất dần giá trị theo thời gian và không bao giờ hoàn trả lại bạn số tiền trả cho nó ban đầu.
3. Phân biệt tiêu sản và tài sản
Sự khác nhau duy nhất mà mọi người có thể nhìn ra giữa tài sản và tiêu sản đó là: Tài sản sẽ sinh lời cho bạn còn tiêu sản thì không.
Chính sự khác nhau cơ bản này đã tạo ra sự phân chia giàu nghèo hiện nay. Trong cuộc sống, không thể nào chỉ có tài sản mà không tiêu sản hoặc ngược lại. Mọi thứ cần cân bằng và tùy thuộc vào điều kiện mỗi người.
Thường thì những người kinh doanh, những người có tầm nhìn dài hạn, họ luôn muốn sở hữu càng nhiều tài sản càng tốt. Do đó họ thường đầu tư và mua những tài sản mang lại giá trị tương lai cho mình. Bất kỳ ai cũng sở hữu tiêu sản nhưng những người giàu có luôn biết cách biến tiêu sản thành tài sản.
Đó là bởi họ nắm rõ sự khác biệt giữa tiêu sản và tài sản, và tìm mọi cách để không ngừng gia tăng số tài sản của mình lên và giảm thiểu số tiêu sản mà họ đang có. Chúng ta luôn thấy rằng, những đại gia hay tỷ phú thường nắm trong tay rất nhiều tài sản như đất đai, doanh nghiệp, các khoản đầu tư,…Chúng nhiều đến độ có thể đánh bật tiêu sản ra khỏi bàn cân, từ đó họ vốn đã giàu lại càng giàu hơn.
4. Biến tiêu sản thành tài sản
Những người sống trong khu vực của sự nghèo khó thì chưa thể nắm được tiêu sản là gì. Hay đơn giản là họ chưa biết cách để tích lũy nhiều tài sản cho mình, bởi vậy mà xung quanh họ chỉ toàn là những tờ hóa đơn phải trả đúng hạn, các khoản vay lãi, nợ thẻ tín dụng,
Đến cuối cùng, số lượng tiêu sản cứ tăng dần lên, ngày càng trở nên nặng hơn và đủ sức đánh bật các loại tài sản ra khỏi cuộc đời của họ. Họ phải sống trong nghèo nàn, thiếu thốn vật chất và luôn quẩn quanh vũng đầm lầy của nghèo khó.
Bởi vậy, bằng mọi cách nào đó đúng đắn, hãy tự tạo riêng cho mình một tài sản và biến nó trở thành động lực để phát triển bản thân, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Ví dụ:
- Bạn có đủ tiền mua nhà. Nếu bạn mua nhà để ở thì theo thời gian, bạn phải chi trả các khoản phí như tiền điện nước, tiền sơn sửa bảo quản, tiền Internet, tiền Gas, tiền mua sắm đồ dùng trong nhà, tiền hao mòn các tài sản trong nhà,… và không có khoản thu nhập nào từ ngôi nhà ấy.
- Nếu bạn mua nhà để cho thuê thì theo thời gian, số tiền thuê bù đắp chi phí và mang lại lợi nhuận cho bạn. Lúc này ngôi nhà là tài sản của bạn.
Vậy nên, khi sử dụng một “thứ gì đó”, chúng ta nên thử suy nghĩ xem, “mình có thể làm gì để thứ đó trở thành tài sản cho mình”, ví dụ như: cho thuê, đem bán hưởng lợi nhuận, hoặc cho thứ đó tham gia vào quá trình “tạo ra tiền” – như là các loại máy móc, thiết bị sản xuất,…
Trên đây là những chia sẻ của Finjobs về vấn đề tiêu sản là gì? Chúc các bạn thành công
Mục lục
- 1. Tiêu sản là gì?
- 2. Ví dụ về tiêu sản
- 3. Phân biệt tiêu sản và tài sản
- 4. Biến tiêu sản thành tài sản
1. Tiêu sản là gì?
Khái niệm tài sản và tiêu sản được nhắc đến lần đầu tiên trong cuốn sách Rich Dad, Poor Dad của Robert Kiyosak. “Người giàu mua tài sản, người trung lưu mua tiêu sản mà họ nghĩ là tài sản, người nghèo chỉ toàn chi phí” .
Theo nội dung giải đáp của Robert Kiyosaki thì khái niệm tiêu sản là gì được hiểu là những gì mà bạn bỏ tiền từ trong túi ra để sở hữu chúng và rồi bạn lại phải tiếp tục bỏ tiền ra để “nuôi” hoặc duy trì chúng.
Tiêu sản là những của cải chỉ dùng vào mục đích tiêu dùng, khiến cột chi phí tăng lên. Những tiêu sản thường là hoá đơn, nợ tín dụng. Trái lại thì tiêu sản không hề sinh lợi. Nó còn làm tiêu hao của cải cho những chi phí phát sinh. Vậy việc mua nhiều tiêu sản vượt quá thu nhập sẽ dẫn đến việc bạn mãi luẩn quẩn trong vòng quay mưu sinh vất vả, không thể làm bản thân giàu lên được.
2. Ví dụ về tiêu sản
Một vài ví dụ sau để bạn hiểu thêm về tiêu sản là gì?
- Có thể thấy việc cá nhân dùng tiền trong túi của bản thân để mua một chiếc xe ô tô dùng cho việc đi lại. Tuy nhiên không phải sau khi mua xong bạn không mất thêm chi phí nào nữa. Khi mua ô tô xong, sau đó cá nhân phải bỏ tiền ra để chi trả cho chi phí xăng, bảo hành, bảo dưỡng, bảo hiểm…Như vậy mua ô tô là hình thức tiêu sản.
- Bạn mua một bộ quần áo đắt tiền. Trong quá trình sử dụng, chắc chắn bạn phải tốn công giặt ủi và các phụ phí khác đi kèm như tiền giặt, tiền điện nước, tiền sửa chữa,…Tương tự như chiếc xe, bộ quần áo sẽ mất dần giá trị theo thời gian và không bao giờ hoàn trả lại bạn số tiền trả cho nó ban đầu.
3. Phân biệt tiêu sản và tài sản
Sự khác nhau duy nhất mà mọi người có thể nhìn ra giữa tài sản và tiêu sản đó là: Tài sản sẽ sinh lời cho bạn còn tiêu sản thì không.
Chính sự khác nhau cơ bản này đã tạo ra sự phân chia giàu nghèo hiện nay. Trong cuộc sống, không thể nào chỉ có tài sản mà không tiêu sản hoặc ngược lại. Mọi thứ cần cân bằng và tùy thuộc vào điều kiện mỗi người.
Thường thì những người kinh doanh, những người có tầm nhìn dài hạn, họ luôn muốn sở hữu càng nhiều tài sản càng tốt. Do đó họ thường đầu tư và mua những tài sản mang lại giá trị tương lai cho mình. Bất kỳ ai cũng sở hữu tiêu sản nhưng những người giàu có luôn biết cách biến tiêu sản thành tài sản.
Đó là bởi họ nắm rõ sự khác biệt giữa tiêu sản và tài sản, và tìm mọi cách để không ngừng gia tăng số tài sản của mình lên và giảm thiểu số tiêu sản mà họ đang có. Chúng ta luôn thấy rằng, những đại gia hay tỷ phú thường nắm trong tay rất nhiều tài sản như đất đai, doanh nghiệp, các khoản đầu tư,…Chúng nhiều đến độ có thể đánh bật tiêu sản ra khỏi bàn cân, từ đó họ vốn đã giàu lại càng giàu hơn.
4. Biến tiêu sản thành tài sản
Những người sống trong khu vực của sự nghèo khó thì chưa thể nắm được tiêu sản là gì. Hay đơn giản là họ chưa biết cách để tích lũy nhiều tài sản cho mình, bởi vậy mà xung quanh họ chỉ toàn là những tờ hóa đơn phải trả đúng hạn, các khoản vay lãi, nợ thẻ tín dụng,
Đến cuối cùng, số lượng tiêu sản cứ tăng dần lên, ngày càng trở nên nặng hơn và đủ sức đánh bật các loại tài sản ra khỏi cuộc đời của họ. Họ phải sống trong nghèo nàn, thiếu thốn vật chất và luôn quẩn quanh vũng đầm lầy của nghèo khó.
Bởi vậy, bằng mọi cách nào đó đúng đắn, hãy tự tạo riêng cho mình một tài sản và biến nó trở thành động lực để phát triển bản thân, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Ví dụ:
- Bạn có đủ tiền mua nhà. Nếu bạn mua nhà để ở thì theo thời gian, bạn phải chi trả các khoản phí như tiền điện nước, tiền sơn sửa bảo quản, tiền Internet, tiền Gas, tiền mua sắm đồ dùng trong nhà, tiền hao mòn các tài sản trong nhà,… và không có khoản thu nhập nào từ ngôi nhà ấy.
- Nếu bạn mua nhà để cho thuê thì theo thời gian, số tiền thuê bù đắp chi phí và mang lại lợi nhuận cho bạn. Lúc này ngôi nhà là tài sản của bạn.
Vậy nên, khi sử dụng một “thứ gì đó”, chúng ta nên thử suy nghĩ xem, “mình có thể làm gì để thứ đó trở thành tài sản cho mình”, ví dụ như: cho thuê, đem bán hưởng lợi nhuận, hoặc cho thứ đó tham gia vào quá trình “tạo ra tiền” – như là các loại máy móc, thiết bị sản xuất,…
Trên đây là những chia sẻ của Finjobs về vấn đề tiêu sản là gì? Chúc các bạn thành công