Thời kỳ còn đi học là thời điểm tươi đẹp nhất trong cuộc đời, đây cũng là thời gian tốt nhất để bạn suy nghĩ về tương lai, lên một vài kế hoạch khi bạn sắp bước vào giai đoạn mới với những vấn đề như công việc, sự nghiệp… Và hãy luôn nhớ rằng: những kế hoạch này hoàn toàn có thể thay đổi.
1. Dành thời gian suy nghĩ về những điều bạn thích làm, tưởng tượng về nghề nghiệp “trong mơ” của bạn.
Nếu bây giờ bạn được chọn ngay một nghề nghiệp, đó sẽ là nghề gì và vì sao? Hãy nhớ rằng lúc này bạn có rất nhiều cơ hội lựa chọn. Dù bạn đã chắc chắn mình muốn làm gì, đừng vì thế mà không tìm hiểu về những ngành nghề liên quan, thậm chí hoàn toàn khác biệt.
2. Thử thách mình tại trường học, nhưng đừng chôn vùi bản thân.
Hãy học tốt nhất trong khả năng bạn có thể, khai thác mọi tiềm năng của mình. Tuy nhiên, học quá sức có thể khiến bạn bị suy nhược hoặc chán học. Đừng lo lắng! Hãy chắc chắn rằng bạn luôn tìm thấy hứng thú trong việc học hành.
3. Tìm việc làm thêm, tham gia tình nguyện…
Những công việc này rất tốt cho sự phát triển toàn diện cũng như công việc sau này của bạn, khiến bạn năng động hơn, sáng tạo hơn, tích lũy nhiều kinh nghiệm hơn và mở rộng các mối quan hệ để hòa nhập với mọi người, nâng cao kỹ năng làm việc nhóm… Tuy nhiên, luôn nhớ rằng việc học ở trường vẫn là ưu tiên trên hết.
4. Nói chuyện càng nhiều càng tốt với người lớn về nghề nghiệp và trường đại học.
Hãy chú ý lắng nghe những người lớn xung quanh bạn nói chuyện về nghề nghiệp của họ và những kinh nghiệm trong trường đại học. Thậm chí, nếu có thể, hãy nhờ họ chỉ bảo những điều cơ bản về ngành nghề mà bạn yêu thích.
5. Luôn ghi nhớ rằng mỗi người có con đường riêng của mình.
Đừng quá lo lắng xem những bạn khác trong lớp, trong trường đang làm gì hay bạn chưa có quyết định rõ ràng ngay về nghề nghiệp. Đừng quá quan tâm đến những gì người khác nghĩ về mình.
6. Mọi thứ đều có thể thay đổi, và đừng tự khóa mình vào một nghề nghiệp hay trường đại học nào.
Hãy luôn giữ một đầu óc rộng mở, tự mở cửa cho sự lựa chọn của mình.
7. Đừng để ai điều khiển giấc mơ và tham vọng của bạn.
Chúng ta thường cảm thấy áp lực, thậm chí khổ sở khi phải đi theo con đường của một ai đó trong gia đình. Thứ tệ nhất mà bạn có thể làm là chọn nghề nghiệp cho mình chỉ để làm hài lòng ai đó, không ai có thể sống giúp cuộc sống cho bạn!
8. Chẳng bao giờ quá sớm hay quá muộn để bạn lên kế hoạch.
Dù bạn đang học lớp mấy, cấp nào, đây là lúc lên kế hoạch cho thời gian còn lại trong trường và sau khi tốt nghiệp.
9. Không ngừng học hỏi, đọc sách, mở rộng tầm hiểu biết của bạn.
Có một câu nói cổ điển nhưng luôn đúng: Tri thức là sức mạnh. Đừng bao giờ bỏ qua cơ hội hiểu biết thêm những điều mới mẻ. "Không có cuốn sách nào dở với người hay, và không có cuốn sách nào hay với người dở”. Nên tạo thói quen đọc sách, bạn nhé.
10. Điều quan trọng nhất: Bạn hãy tự trả lời cho được, Học để làm gì?
Theo: (Cẩm nang hướng nghiệp/Tiến sĩ Randall S. Hansen). Khánh Hòa.
1. Dành thời gian suy nghĩ về những điều bạn thích làm, tưởng tượng về nghề nghiệp “trong mơ” của bạn.
Nếu bây giờ bạn được chọn ngay một nghề nghiệp, đó sẽ là nghề gì và vì sao? Hãy nhớ rằng lúc này bạn có rất nhiều cơ hội lựa chọn. Dù bạn đã chắc chắn mình muốn làm gì, đừng vì thế mà không tìm hiểu về những ngành nghề liên quan, thậm chí hoàn toàn khác biệt.
2. Thử thách mình tại trường học, nhưng đừng chôn vùi bản thân.
Hãy học tốt nhất trong khả năng bạn có thể, khai thác mọi tiềm năng của mình. Tuy nhiên, học quá sức có thể khiến bạn bị suy nhược hoặc chán học. Đừng lo lắng! Hãy chắc chắn rằng bạn luôn tìm thấy hứng thú trong việc học hành.
3. Tìm việc làm thêm, tham gia tình nguyện…
Những công việc này rất tốt cho sự phát triển toàn diện cũng như công việc sau này của bạn, khiến bạn năng động hơn, sáng tạo hơn, tích lũy nhiều kinh nghiệm hơn và mở rộng các mối quan hệ để hòa nhập với mọi người, nâng cao kỹ năng làm việc nhóm… Tuy nhiên, luôn nhớ rằng việc học ở trường vẫn là ưu tiên trên hết.
4. Nói chuyện càng nhiều càng tốt với người lớn về nghề nghiệp và trường đại học.
Hãy chú ý lắng nghe những người lớn xung quanh bạn nói chuyện về nghề nghiệp của họ và những kinh nghiệm trong trường đại học. Thậm chí, nếu có thể, hãy nhờ họ chỉ bảo những điều cơ bản về ngành nghề mà bạn yêu thích.
5. Luôn ghi nhớ rằng mỗi người có con đường riêng của mình.
Đừng quá lo lắng xem những bạn khác trong lớp, trong trường đang làm gì hay bạn chưa có quyết định rõ ràng ngay về nghề nghiệp. Đừng quá quan tâm đến những gì người khác nghĩ về mình.
6. Mọi thứ đều có thể thay đổi, và đừng tự khóa mình vào một nghề nghiệp hay trường đại học nào.
Hãy luôn giữ một đầu óc rộng mở, tự mở cửa cho sự lựa chọn của mình.
7. Đừng để ai điều khiển giấc mơ và tham vọng của bạn.
Chúng ta thường cảm thấy áp lực, thậm chí khổ sở khi phải đi theo con đường của một ai đó trong gia đình. Thứ tệ nhất mà bạn có thể làm là chọn nghề nghiệp cho mình chỉ để làm hài lòng ai đó, không ai có thể sống giúp cuộc sống cho bạn!
8. Chẳng bao giờ quá sớm hay quá muộn để bạn lên kế hoạch.
Dù bạn đang học lớp mấy, cấp nào, đây là lúc lên kế hoạch cho thời gian còn lại trong trường và sau khi tốt nghiệp.
9. Không ngừng học hỏi, đọc sách, mở rộng tầm hiểu biết của bạn.
Có một câu nói cổ điển nhưng luôn đúng: Tri thức là sức mạnh. Đừng bao giờ bỏ qua cơ hội hiểu biết thêm những điều mới mẻ. "Không có cuốn sách nào dở với người hay, và không có cuốn sách nào hay với người dở”. Nên tạo thói quen đọc sách, bạn nhé.
10. Điều quan trọng nhất: Bạn hãy tự trả lời cho được, Học để làm gì?
Theo: (Cẩm nang hướng nghiệp/Tiến sĩ Randall S. Hansen). Khánh Hòa.