Hướng dẫn các bạn soạn bài Tóm tắt văn bản nghị luận trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 11 ngắn gọn đơn giản
Để hiểu được mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản nghị luận và đồng thời vận dụng nó một accsh hiệu quả chúng ta cùng đi tìm hiểu bài tóm tắt văn bản nghị luận. Trong bài này vforum sẽ hướng dẫn bạn soạn bài Tóm tắt văn bản nghị luận một cách ngắn gọn nhất.
I. Mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản nghị luân
1. Mục đích
Tóm tắt văn bản nghị luận là trình bày lại một cách ngắn gọn nội dung của văn bản nghị luận gốc theo một mục đích đã định trước. Việc lựa chọn thông tin đưa vào văn bản tóm tắt bao giờ cũng phụ thuộc vào mục đích của công việc tóm tắt. Trước tiên, việc tóm tắt giúp người đọc hiểu được bản chất của văn bản. Văn bản tóm tát còn là nguồn tài liệu tiện dụng trong nhiều trường hợp khác nhau. Ngoài ra, thông qua việc tóm tắt, người đọc nắm chắc các thao tác đọc văn bản, có dịp rèn luyện tư duy và cách diễn đạt.
2. Yêu cầu
Có thể nói, nhân tố hàng đầu chi phối toàn bộ việc tóm tắt văn bản là mục đích giao tiếp. Tuy nhiên, văn bản tóm tắt vẫn phải phản ánh trung thực văn bản gốc. Để đạt được yêu cầu này, khi tóm tắt, cần chú ý các điểm sau:
- Văn bản tóm tắt phải phản ánh trung thành các tư tưởng, luận điểm của văn bản gốc, không được xuyên tạc hoặc tự ý thêm những điểm không có trong văn bản gốc.
- Diễn đạt ngắn gọn, súc tích, loại bỏ những thông tin không phù hợp với mục đích tóm tắt.
II. Cách tóm tắt văn bản nghị luận
Đọc văn bản Về luân lí xã hội ở nước ta của Phan Châu Trinh (Ngữ văn 11, tập hai) và trả lời các câu hỏi sau:
1. Vấn đề được đem ra bàn bạc (nghị luận) là gì? Dựa vào đâu mà anh (chị) biết được điều đó?
2. Mục đích viết văn bản này của nhà chí sĩ Phan Châu Trinh là gì? Phần nào trong văn bản thể hiện rõ nhất điều này?
3. Để dẫn người đọc đến mục đích ấy, tác giả đã trình bày những luận điểm nào? Hãy tìm các câu thể hiện rõ nhất những luận điểm ấy.
4. Hãy tìm các luận cứ làm sáng tỏ cho từng luận điểm trong bài viết của tác giả.
5. Trình bày các luận điểm, luận cứ bằng lời văn minh.
6. Đối chiếu với văn bản gốc và mục đích, yêu cầu tóm tắt để kiểm tra, hoàn chỉnh bản tóm tắt.
Trả lời:
1. Vấn đề được đem ra bàn bạc (nghị luận) là Xã hội luân lí thật trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến. Biết được điều đó dựa vào luận đê và mở đầu của đoạn trích
2. Mục đích viết văn bản này của nhà chí sĩ Phan Châu Trinh là nhằm thể hiện ý chí của một người yêu nước.Phần trong văn bản thể hiện rõ nhất điều này là phần mở bài và phần kết bài của đoạn trích.
3. Để dẫn người đọc đến mục đích ấy, tác giả đã trình bày những luận điểm nào và các câu thể hiện rõ nhất những luận điểm ấy là:
- Khác với châu Âu, dân Việt Nam không có luân lí xã hội (không biết đoàn thể, không trọng công ích).
- Nguyên nhân của tình trạng trên là do sự suy đồi của giai cấp phong kiến thống trị từ vua đến quan, từ quan đến sĩ tử.
- Muốn Việt Nam tự do, độc lập, trước hết dân Việt Nam phải có đoàn thể, cần truyền bá tư tưởng tiến bộ (coi trọng lợi ích của đất nước, của người khác, bênh vực nhau và cùng nhau đòi công bằng xã hội).
4. Các luận cứ làm sáng tỏ cho từng luận điểm trong bài viết của tác giả là nêu lên sựu đối lập giữ Việt Nam và Châu Âu.
Xem thêm: Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp thao tác lập luận lớp 11 ngắn gọn
Để hiểu được mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản nghị luận và đồng thời vận dụng nó một accsh hiệu quả chúng ta cùng đi tìm hiểu bài tóm tắt văn bản nghị luận. Trong bài này vforum sẽ hướng dẫn bạn soạn bài Tóm tắt văn bản nghị luận một cách ngắn gọn nhất.
I. Mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản nghị luân
1. Mục đích
Tóm tắt văn bản nghị luận là trình bày lại một cách ngắn gọn nội dung của văn bản nghị luận gốc theo một mục đích đã định trước. Việc lựa chọn thông tin đưa vào văn bản tóm tắt bao giờ cũng phụ thuộc vào mục đích của công việc tóm tắt. Trước tiên, việc tóm tắt giúp người đọc hiểu được bản chất của văn bản. Văn bản tóm tát còn là nguồn tài liệu tiện dụng trong nhiều trường hợp khác nhau. Ngoài ra, thông qua việc tóm tắt, người đọc nắm chắc các thao tác đọc văn bản, có dịp rèn luyện tư duy và cách diễn đạt.
2. Yêu cầu
Có thể nói, nhân tố hàng đầu chi phối toàn bộ việc tóm tắt văn bản là mục đích giao tiếp. Tuy nhiên, văn bản tóm tắt vẫn phải phản ánh trung thực văn bản gốc. Để đạt được yêu cầu này, khi tóm tắt, cần chú ý các điểm sau:
- Văn bản tóm tắt phải phản ánh trung thành các tư tưởng, luận điểm của văn bản gốc, không được xuyên tạc hoặc tự ý thêm những điểm không có trong văn bản gốc.
- Diễn đạt ngắn gọn, súc tích, loại bỏ những thông tin không phù hợp với mục đích tóm tắt.
II. Cách tóm tắt văn bản nghị luận
Đọc văn bản Về luân lí xã hội ở nước ta của Phan Châu Trinh (Ngữ văn 11, tập hai) và trả lời các câu hỏi sau:
1. Vấn đề được đem ra bàn bạc (nghị luận) là gì? Dựa vào đâu mà anh (chị) biết được điều đó?
2. Mục đích viết văn bản này của nhà chí sĩ Phan Châu Trinh là gì? Phần nào trong văn bản thể hiện rõ nhất điều này?
3. Để dẫn người đọc đến mục đích ấy, tác giả đã trình bày những luận điểm nào? Hãy tìm các câu thể hiện rõ nhất những luận điểm ấy.
4. Hãy tìm các luận cứ làm sáng tỏ cho từng luận điểm trong bài viết của tác giả.
5. Trình bày các luận điểm, luận cứ bằng lời văn minh.
6. Đối chiếu với văn bản gốc và mục đích, yêu cầu tóm tắt để kiểm tra, hoàn chỉnh bản tóm tắt.
Trả lời:
1. Vấn đề được đem ra bàn bạc (nghị luận) là Xã hội luân lí thật trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến. Biết được điều đó dựa vào luận đê và mở đầu của đoạn trích
2. Mục đích viết văn bản này của nhà chí sĩ Phan Châu Trinh là nhằm thể hiện ý chí của một người yêu nước.Phần trong văn bản thể hiện rõ nhất điều này là phần mở bài và phần kết bài của đoạn trích.
3. Để dẫn người đọc đến mục đích ấy, tác giả đã trình bày những luận điểm nào và các câu thể hiện rõ nhất những luận điểm ấy là:
- Khác với châu Âu, dân Việt Nam không có luân lí xã hội (không biết đoàn thể, không trọng công ích).
- Nguyên nhân của tình trạng trên là do sự suy đồi của giai cấp phong kiến thống trị từ vua đến quan, từ quan đến sĩ tử.
- Muốn Việt Nam tự do, độc lập, trước hết dân Việt Nam phải có đoàn thể, cần truyền bá tư tưởng tiến bộ (coi trọng lợi ích của đất nước, của người khác, bênh vực nhau và cùng nhau đòi công bằng xã hội).
4. Các luận cứ làm sáng tỏ cho từng luận điểm trong bài viết của tác giả là nêu lên sựu đối lập giữ Việt Nam và Châu Âu.
Xem thêm: Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp thao tác lập luận lớp 11 ngắn gọn