Hướng dẫn các bạn soạn bài Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 11 ngắn gọn đơn giản

Để củng cố và nâng hiệu quả của bài học thao tác lập luận bác bỏ, đồng thời vận dụng các thao tác này vào bài nghị luận một cách tốt nhất chúng ta cùng di tìm hiểu bài luyện tập thao tác lập luận bác bỏ.

1. Phân tích cách bác bỏ trong hai đoạn trích sau:

a)(...) Cuộc sống riêng không biết gì hết ở bên kia ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. Nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm, sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là nếu lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa. Những hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mỏng manh như thế. Con người cần đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng, nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân, không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.

(Theo A. L. Ghéc-xen, 3555 câu danh ngôn, NXB Văn hoá – Thông tin, Hà Nội, 1997)

b)Nay trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi, nhưng những người học rộng tài cao chưa thấy có ai tìm đến. Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng? Hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự vương hầu chăng?

Kìa như, trời còn tăm tối, thì đấng quân tử phải trổ tài. Nay đương ở buổi đầu của nền đại định, công việc vừa mới mở ra. Kỉ cương nơi triều chính còn nhiều khiếm khuyết, công việc ngoài biên đương phải lo toan. Dân còn nhọc mệt chưa lại sức, mà đứa hoá của trẫm chưa kịp nhuần thấm khắp nơi. Trẫm nơm nớp lo lắng, ngày một ngày hai vạn việc nảy sinh. Nghĩ cho kĩ thì thấy rằng: Một cái cột không thể đỡ nổi một căn nhà lớn, mưu lược một người không thể dựng nghiệp trị bình. Suy đi tính lại trong vomg trời này, cứ cáp ấp mười nhà ắt phải có người trung thành tín nghĩa. Huống nay trên dải đất văn hiến rộng lớn như thế này, há trong đó lại không có lấy một người tài danh nào ra phò giúp cho chính quyền buổi ban đầu của trẫm hay sao?

(Ngô Thì Nhậm, Chiếu cầu hiền)

Trả lời:

a)

Tác giả đưa ra nhận định rằng “Cuộc sống riêng không biết gì hết ở bên kia ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa.” rồi sau đó tác giả đưa ra các hình ảnh so sánh để cho thấy rằng cuộc sống nhỏ bé sẽ bị đánh bại. và khẳng định rằng con người không thể sống với hạnh phúc mỏng manh và yếu đuối được.

b)

Tác giả đưa ra những lời giải thích tại sao cần phải cầu hiền ở thời đại xưa. Sau đó tác hỉa dẫn chứng các hình ảnh tại sao cần phải câu hiền để phục vụ cho câu nói mình đã nêu ở trên.

2. Trong buổi hội thảo về kinh nghiệm học môn Ngữ văn của lớp có hai quan niệm:

a) Muốn học giỏi môn Ngữ văn chỉ cần đọc nhiều sách, học thuộc nhiều thơ văn.

b) Không cần đọc nhiều sách, không cần học thuộc nhiều thơ văn, chỉ cần luyện nhiều về tư duy, về cách nói, cách viết là có thể học giỏi môn Ngữ văn.

Anh (chị) hãy bác bỏ một trong hai quan điệm đó, rồi đề xuất một vài kinh nghiệm học Ngữ văn tốt nhất.

Trả lời:

Muốn học giỏi môn Ngữ văn không chỉ cần đọc nhiều sách, học thuộc nhiều thơ văn mà chúng ta cần phải có nhiều kinh nghiệm để học tốt gữ văn khác. Để học tốt ngữ văn chúng ta cũng có thể có một số cách sau như: lắng nghe thầy cô giáo giảng bài, tìm tòi những cái hay, cái mới từ bạn bè, thầy cô,….

3. Có quan niệm cho rằng: “Thanh niên, học sinh thời nay phải biết nhuộm tóc, hút thuốc lá, uống rượu, vào các vũ trường,... thế mới là cách sống “sành điệu” của tuổi trẻ thời hội nhập”.

Anh (chị) hãy lập dàn ý và viết bài nghị luận bác bỏ quan niệm trên.

Xem thêm: Soạn bài Việt Bắc (tiếp theo) lớp 12 ngắn gọn - Tố Hữu