Hướng dẫn soạn bài Chuẩn bị hành trang vào kỉ mới trong chương trình lớp 9 ngắn gọn
Vào những ngày đầu 2001, thời điểm chuyển giao giữa hai thế kỉ, hai thiên nhiên kỉ, nước ta vẫn đang trong công cuộc đổi mới và gặt hái được nhiều thành công. Bên cạnh đó, thời điểm đó nước ta cũng đề ra rất nhiều mục tiêu quan trọng để tiếp tục phát triển sự nghiệp, đất nước. Và trong chương trình học Ngữ văn 9, các em sẽ được tìm hiểu tác phẩm Chuẩn bị hành trang vào kỉ mới. Đây là tác phẩm được Vũ Khoan viết vào năm 2001, bài viết là động lực để cho những thế hệ trẻ đất nước Việt Nam thời bấy giờ cần nhận rõ ra những điểm mạnh, điểm yếu của đất nước để ngày càng hoàn thiện. Và bài viết ngày hôm nay, Vforum sẽ hướng dẫn các em soạn bài Chuẩn bị hành trang vào kỉ mới một cách ngắn gọn nhất.
Câu 1:
Trả lời:
- Tác giả viết bài này vào thời điểm cả thế giới vừa bước vào những năm đầu của thế kỉ mới, thời điểm chuyển giao giữa hai thiên nhiên kỉ.
- Bài viết đã nêu lên vấn đề: Hành trang chuẩn bị cho mọi người bước vào thế kỉ mới, đặc biệt là thế hệ trẻ.
- Ý nghĩa của vấn đề này: không chỉ mang ý nghĩa thời sự mà còn là ý nghĩa lâu dài cho chặng đường phát triển và hội nhập của từng quốc gia.
- Những yêu cầu, nhiệm vụ to lớn và cấp bách đặt ra cho đất nước ta thế hệ trẻ hiện này là: Nhận thức được những ưu và nhược điểm để ngày càng hoàn thiện bản thân, tạo nên một nền tảng vững chắc là hành trang để bước vào thế kỉ mới, góp phần đẩy mảnh phát triển đất nước ngày một đi lên.
Câu 2:
Trả lời:
Trình tự lập luận của tác giả có thể được chia dàn ý như sau:
- Vai trò, nhận thức của thế hệ trẻ Việt Nam về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
- Phân tích sâu hơn về điểm mạnh điểu yếu nêu trên.
- Nhiệm vụ, yêu cầu đề ra cho thế hệ trẻ Việt Nam phải cố gắng thay đổi, hoàn thiện bản thân.
Câu 3:
Trả lời:
Ý kiến “Trong những hành trang ấy … quan trọng nhất” => Điều này là đúng, bởi vì chính con người sẽ quyết định đến nhiều yếu tố khác, con người cũng chính là nhân tố quan trọng nhất, ảnh hưởng nhất đến sự phát triển của đất nước.
Câu 4:
Trả lời:
Những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách, thói quen của người Việt Nam ta được tác giả nêu và phân tích như sau:
- Thông minh, nhạy bén nhưng kiến thức không vững chắc => thực hành bị hạn chế, nhiều lỗi.
- Cần cù, sáng tạo nhưng lại bất cẩn, bỏ qua nhiều công đoạn, hay làm tắt => hiệu quả kém chất lượng.
- Dù có truyền thống đoàn kết, yêu thương nhưng trong công việc lại có tính đố kị.
- Khả năng thích ứng của người Việt Nam rất nhanh, nhưng khi hội nhập lại cực đoạn, khôn vặt và ít giữ chữ tín.
Câu 5:
Trả lời:
Những nhận xét của tác giả có điểm giống và khác với những điều em đã đọc trong sách vở lịch sử và văn học:
- Giống: Đều cho thấy những điểm mạnh của người Việt Nam: thông minh, nhạy bén, cần cù, siêng năng, …
- Khác: Tác phẩm “Chuẩn bị hành trang vào kỉ mới” không chỉ nêu điểm mạnh mà bên cạnh đó còn mạnh dạn nói lên những mặt hạn chế, khuyết điểm của người Việt Nam: kém thực hành, đố kị, bất cẩn, không giữ chữ tín, …
- Thái độ của tác giả khi nêu những nhận xét trên đó là khách quan, trung thực. Nhìn nhận rõ được những mặt tốt xấu của con người Việt Nam, qua đó hi vọng người Việt Nam dần dần thay đổi, hoàn thiện bản thân để sớm hội nhập.
Câu 6:
Trả lời:
Những thành ngữ, tục ngữ mà trong văn bản tác giả đã sử dụng là:
- Nước đến chân mới nhảy.
- Liệu cơm gắp mắm.
- Trâu buộc ghét trâu ăn.
- Bóc ngắn cắn dài.
- …
=> Việc sử dụng những thành ngữ, tục ngữ trên giúp cho bài văn không bị nhàm chán, sinh động, chân thực hơn, những câu tục ngữ, thành ngữ ấy cũng gần gũi với con người Việt Nam hơn.
Trên đây là bài soạn Chuẩn bị hành trang vào kỉ mới, qua bài học này các em có thể nhận thức rõ được tầm quan trọng của thế hệ trẻ Việt Nam đối với sứ mệnh phát triển đất nước. Và bản thân em cũng là một trong số những thế hệ trẻ này thì giờ đây cần nhận thức được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để ngày càng hoàn thiên, sau này lớn lên góp phần thúc đẩy phát triển cho đất nước vững mạnh. Hi vọng bài soạn trên đã giúp các em nắm được nội dung cũng như giá trị của bài học. Chúc các em học tốt.
Xem thêm: Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống lớp 9 ngắn gọn
Vào những ngày đầu 2001, thời điểm chuyển giao giữa hai thế kỉ, hai thiên nhiên kỉ, nước ta vẫn đang trong công cuộc đổi mới và gặt hái được nhiều thành công. Bên cạnh đó, thời điểm đó nước ta cũng đề ra rất nhiều mục tiêu quan trọng để tiếp tục phát triển sự nghiệp, đất nước. Và trong chương trình học Ngữ văn 9, các em sẽ được tìm hiểu tác phẩm Chuẩn bị hành trang vào kỉ mới. Đây là tác phẩm được Vũ Khoan viết vào năm 2001, bài viết là động lực để cho những thế hệ trẻ đất nước Việt Nam thời bấy giờ cần nhận rõ ra những điểm mạnh, điểm yếu của đất nước để ngày càng hoàn thiện. Và bài viết ngày hôm nay, Vforum sẽ hướng dẫn các em soạn bài Chuẩn bị hành trang vào kỉ mới một cách ngắn gọn nhất.
Câu 1:
Trả lời:
- Tác giả viết bài này vào thời điểm cả thế giới vừa bước vào những năm đầu của thế kỉ mới, thời điểm chuyển giao giữa hai thiên nhiên kỉ.
- Bài viết đã nêu lên vấn đề: Hành trang chuẩn bị cho mọi người bước vào thế kỉ mới, đặc biệt là thế hệ trẻ.
- Ý nghĩa của vấn đề này: không chỉ mang ý nghĩa thời sự mà còn là ý nghĩa lâu dài cho chặng đường phát triển và hội nhập của từng quốc gia.
- Những yêu cầu, nhiệm vụ to lớn và cấp bách đặt ra cho đất nước ta thế hệ trẻ hiện này là: Nhận thức được những ưu và nhược điểm để ngày càng hoàn thiện bản thân, tạo nên một nền tảng vững chắc là hành trang để bước vào thế kỉ mới, góp phần đẩy mảnh phát triển đất nước ngày một đi lên.
Câu 2:
Trả lời:
Trình tự lập luận của tác giả có thể được chia dàn ý như sau:
- Vai trò, nhận thức của thế hệ trẻ Việt Nam về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
- Phân tích sâu hơn về điểm mạnh điểu yếu nêu trên.
- Nhiệm vụ, yêu cầu đề ra cho thế hệ trẻ Việt Nam phải cố gắng thay đổi, hoàn thiện bản thân.
Câu 3:
Trả lời:
Ý kiến “Trong những hành trang ấy … quan trọng nhất” => Điều này là đúng, bởi vì chính con người sẽ quyết định đến nhiều yếu tố khác, con người cũng chính là nhân tố quan trọng nhất, ảnh hưởng nhất đến sự phát triển của đất nước.
Câu 4:
Trả lời:
Những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách, thói quen của người Việt Nam ta được tác giả nêu và phân tích như sau:
- Thông minh, nhạy bén nhưng kiến thức không vững chắc => thực hành bị hạn chế, nhiều lỗi.
- Cần cù, sáng tạo nhưng lại bất cẩn, bỏ qua nhiều công đoạn, hay làm tắt => hiệu quả kém chất lượng.
- Dù có truyền thống đoàn kết, yêu thương nhưng trong công việc lại có tính đố kị.
- Khả năng thích ứng của người Việt Nam rất nhanh, nhưng khi hội nhập lại cực đoạn, khôn vặt và ít giữ chữ tín.
Câu 5:
Trả lời:
Những nhận xét của tác giả có điểm giống và khác với những điều em đã đọc trong sách vở lịch sử và văn học:
- Giống: Đều cho thấy những điểm mạnh của người Việt Nam: thông minh, nhạy bén, cần cù, siêng năng, …
- Khác: Tác phẩm “Chuẩn bị hành trang vào kỉ mới” không chỉ nêu điểm mạnh mà bên cạnh đó còn mạnh dạn nói lên những mặt hạn chế, khuyết điểm của người Việt Nam: kém thực hành, đố kị, bất cẩn, không giữ chữ tín, …
- Thái độ của tác giả khi nêu những nhận xét trên đó là khách quan, trung thực. Nhìn nhận rõ được những mặt tốt xấu của con người Việt Nam, qua đó hi vọng người Việt Nam dần dần thay đổi, hoàn thiện bản thân để sớm hội nhập.
Câu 6:
Trả lời:
Những thành ngữ, tục ngữ mà trong văn bản tác giả đã sử dụng là:
- Nước đến chân mới nhảy.
- Liệu cơm gắp mắm.
- Trâu buộc ghét trâu ăn.
- Bóc ngắn cắn dài.
- …
=> Việc sử dụng những thành ngữ, tục ngữ trên giúp cho bài văn không bị nhàm chán, sinh động, chân thực hơn, những câu tục ngữ, thành ngữ ấy cũng gần gũi với con người Việt Nam hơn.
Trên đây là bài soạn Chuẩn bị hành trang vào kỉ mới, qua bài học này các em có thể nhận thức rõ được tầm quan trọng của thế hệ trẻ Việt Nam đối với sứ mệnh phát triển đất nước. Và bản thân em cũng là một trong số những thế hệ trẻ này thì giờ đây cần nhận thức được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để ngày càng hoàn thiên, sau này lớn lên góp phần thúc đẩy phát triển cho đất nước vững mạnh. Hi vọng bài soạn trên đã giúp các em nắm được nội dung cũng như giá trị của bài học. Chúc các em học tốt.
Xem thêm: Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống lớp 9 ngắn gọn