Hướng dẫn soạn bài Thơ Hai-Cư của Ba-sô trong chương trình Ngữ văn 10 ngắn gọn
Được biết đến là thể loại thơ ca truyền thống của đất nước Mặt Trời mọc – Thơ Hai-cư có những đặc điểm khá thú vị: thể thơ ngắn nhất thế giới, chỉ có 17 âm tiết, … Bố cục trong thơ Hai-cư cũng được chia khá rõ ràng rành mành, gồm 3 đoạn thơ: đoạn 1 giới thiệu, đoạn hai triển khai ý ở trên và đoạn 3 là lời kết. Thơ Hai-cư của Ba-sô là bài thơ liên quan đến thiên nhiên. Để tìm hiểu rõ hơn về tác phẩm này, trong bài viết dưới đây Vforum sẽ hướng dẫn các em soạn một cách ngắn gọn, dễ hiểu nhất.
Câu 1:
Trả lời:
Tình cảm thân thiết của nhà thơ với thành phố E-đô và nỗi niềm hoài cảm về kinh đô Ki-ô-tô đẹp đẽ, đầy kỉ niệm được thể hiện như sau:
- Ở bài 1: Nỗi nhớ Ê-đô của tác giả Ba-sô. Quê hương của ông là Mi-ê, ,ông đã rời xa quê hương của mình lên Ê-đô (ngày nay là Tô-ki-ô) tính đến nay cũng đã hơn chục năm. Khi trở về quê, Ba-sô bỗng lại thấy nhớ Ê-đô. Có lẽ giờ đây Ba-sô coi Ê-đô như là quê hương thứ hai của mình.
- Ở bài 2: Chim đỗ quyên được Ba-sô nhắc đến. và phải sau hơn hai mươi năm, Ba-sô mới lại được nghe tiếng chim này khi trở lại Ki-ô-tô. Tiếng chim đỗ quyên làm cho tác giả nhớ lại những kí ức thời xưa, thời tuổi trẻ của mình.
Câu 2:
Trả lời:
TÌnh cảm đối với mẹ và em bé bỏ rơi được thể hiện:
- Bài 3: Hình ảnh “lệ trào nóng hối” cho thấy được nỗi lòng, sự đau đớn, xót xa của tác giả khi không thể chăm sóc cho người mẹ của mình và thậm chí không thể gặp mẹ lần cuối. Ba-sô đã tuôn lệ như thể hiện được sự đau xót ấy đối với người mẹ quá cố của mình.
- Bài 4: Ở bài thơ này đã tái hiện được hình ảnh trước đây của đất nước Nhật Bản: mất mùa, đói kém đến nỗi những nhà không có đủ điều kiện phải bỏ con vào rừng, hoặc kinh khủng hơn đó là giết đứa con. Chính vì thế âm thanh “vượn hú” mà tác giả nghe thấy lại giống như tiếng trẻ con khóc, cùng với đó tiếng gió thổi của mùa thu như lời than, oán trách, … càng hiện rõ được nỗi đau thương thời ấy.
Câu 3:
Trả lời:
Qua bài 5, em cảm nhận được vẻ đẹp trong tâm hồn nhà thơ:
- Tác giả đã thể hiện tấm lòng nhân hậu, từ bi của mình đối với những người gặp phải hoàn cảnh đói kém, nghèo khổ. Tác giả đã lấy hình ảnh những chú khỉ đơn độc để nói đến những người nông dân nghèo khổ, những em bé đang phải chịu lạnh thật đau xót.
Câu 4:
Trả lời:
Bài 6 và 7 đã thể hiện mối tương giao giữa các sự vật hiện tượng trong vũ trụ:
- Trong bài 6, tác giả đã mang đến hình ảnh mùa xuân với hoa anh đào nở. Và sự liên tưởng của tác giả ở hình ảnh hoa anh đào lả tả rơi làm mặt hồ gợn sóng, đó là sự tương giao giữa các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ, bởi cánh hoa ấy tuy nhỏ bé nhưng cũng làm mặt hồ nổi sóng.
- Còn ở bài 7 thì lại mang một hình ảnh khá vắng lặng khi trong không gian im ắng, tĩnh lặng lại có tiếng ve rền rĩ đến nỗi thấm vào đá. => tiếng ve báo hiệu mùa hè sắp đến.
Câu 5:
Trả lời:
- Qua bài 8, chúng ta cảm nhận được khát vọng sống, mong muốn tiếp tục được phiêu bạt đến mọi nơi của Ba-sô. Ở giai đoạn viết bài thơ này, Ba-sô cũng đã già yếu, và qua bài thơ, Ba-sô dường như vẫn còn chút lưu luyến, ông vẫn muốn tiếp tục cuộc hành trình phiêu bạt của mình, nhưng sức khỏe lại không cho phép. Tuy nhiên, qua bài thơ ta vẫn cảm nhận được tinh thần lạc quan, không hề lo sợ việc mình mất đi, mà ông chỉ cảm thấy tiếc khi không thể tiếp tục thực hiện sở thích của mình.
Câu 6:
Trả lời:
- Bài 6: Quý ngữ - cánh hoa anh đào.
- Bài 7: Quý ngữ - tiếng ve ngâm.
- Bài 8: Quý ngữ - những cánh đồng hoang vu
Trên đây là bài soạn Thơ Hai-cư của Ba-sô, qua tác phẩm này chúng ta có thể cảm nhận được tình cảm của tác giả đối với quê hương, thiên nhiên và những hoài bão, ước mơ, sở thích của ông. Hi vọng qua bài soạn trên, các em đã nắm được nội dung cũng như giá trị của tác phẩm. Hẹn gặp lại và chúc các em học tốt.
Xem thêm: Soạn bài Chí khí anh hùng lớp 10 ngắn gọn
Được biết đến là thể loại thơ ca truyền thống của đất nước Mặt Trời mọc – Thơ Hai-cư có những đặc điểm khá thú vị: thể thơ ngắn nhất thế giới, chỉ có 17 âm tiết, … Bố cục trong thơ Hai-cư cũng được chia khá rõ ràng rành mành, gồm 3 đoạn thơ: đoạn 1 giới thiệu, đoạn hai triển khai ý ở trên và đoạn 3 là lời kết. Thơ Hai-cư của Ba-sô là bài thơ liên quan đến thiên nhiên. Để tìm hiểu rõ hơn về tác phẩm này, trong bài viết dưới đây Vforum sẽ hướng dẫn các em soạn một cách ngắn gọn, dễ hiểu nhất.
Câu 1:
Trả lời:
Tình cảm thân thiết của nhà thơ với thành phố E-đô và nỗi niềm hoài cảm về kinh đô Ki-ô-tô đẹp đẽ, đầy kỉ niệm được thể hiện như sau:
- Ở bài 1: Nỗi nhớ Ê-đô của tác giả Ba-sô. Quê hương của ông là Mi-ê, ,ông đã rời xa quê hương của mình lên Ê-đô (ngày nay là Tô-ki-ô) tính đến nay cũng đã hơn chục năm. Khi trở về quê, Ba-sô bỗng lại thấy nhớ Ê-đô. Có lẽ giờ đây Ba-sô coi Ê-đô như là quê hương thứ hai của mình.
- Ở bài 2: Chim đỗ quyên được Ba-sô nhắc đến. và phải sau hơn hai mươi năm, Ba-sô mới lại được nghe tiếng chim này khi trở lại Ki-ô-tô. Tiếng chim đỗ quyên làm cho tác giả nhớ lại những kí ức thời xưa, thời tuổi trẻ của mình.
Câu 2:
Trả lời:
TÌnh cảm đối với mẹ và em bé bỏ rơi được thể hiện:
- Bài 3: Hình ảnh “lệ trào nóng hối” cho thấy được nỗi lòng, sự đau đớn, xót xa của tác giả khi không thể chăm sóc cho người mẹ của mình và thậm chí không thể gặp mẹ lần cuối. Ba-sô đã tuôn lệ như thể hiện được sự đau xót ấy đối với người mẹ quá cố của mình.
- Bài 4: Ở bài thơ này đã tái hiện được hình ảnh trước đây của đất nước Nhật Bản: mất mùa, đói kém đến nỗi những nhà không có đủ điều kiện phải bỏ con vào rừng, hoặc kinh khủng hơn đó là giết đứa con. Chính vì thế âm thanh “vượn hú” mà tác giả nghe thấy lại giống như tiếng trẻ con khóc, cùng với đó tiếng gió thổi của mùa thu như lời than, oán trách, … càng hiện rõ được nỗi đau thương thời ấy.
Câu 3:
Trả lời:
Qua bài 5, em cảm nhận được vẻ đẹp trong tâm hồn nhà thơ:
- Tác giả đã thể hiện tấm lòng nhân hậu, từ bi của mình đối với những người gặp phải hoàn cảnh đói kém, nghèo khổ. Tác giả đã lấy hình ảnh những chú khỉ đơn độc để nói đến những người nông dân nghèo khổ, những em bé đang phải chịu lạnh thật đau xót.
Câu 4:
Trả lời:
Bài 6 và 7 đã thể hiện mối tương giao giữa các sự vật hiện tượng trong vũ trụ:
- Trong bài 6, tác giả đã mang đến hình ảnh mùa xuân với hoa anh đào nở. Và sự liên tưởng của tác giả ở hình ảnh hoa anh đào lả tả rơi làm mặt hồ gợn sóng, đó là sự tương giao giữa các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ, bởi cánh hoa ấy tuy nhỏ bé nhưng cũng làm mặt hồ nổi sóng.
- Còn ở bài 7 thì lại mang một hình ảnh khá vắng lặng khi trong không gian im ắng, tĩnh lặng lại có tiếng ve rền rĩ đến nỗi thấm vào đá. => tiếng ve báo hiệu mùa hè sắp đến.
Câu 5:
Trả lời:
- Qua bài 8, chúng ta cảm nhận được khát vọng sống, mong muốn tiếp tục được phiêu bạt đến mọi nơi của Ba-sô. Ở giai đoạn viết bài thơ này, Ba-sô cũng đã già yếu, và qua bài thơ, Ba-sô dường như vẫn còn chút lưu luyến, ông vẫn muốn tiếp tục cuộc hành trình phiêu bạt của mình, nhưng sức khỏe lại không cho phép. Tuy nhiên, qua bài thơ ta vẫn cảm nhận được tinh thần lạc quan, không hề lo sợ việc mình mất đi, mà ông chỉ cảm thấy tiếc khi không thể tiếp tục thực hiện sở thích của mình.
Câu 6:
Trả lời:
- Bài 6: Quý ngữ - cánh hoa anh đào.
- Bài 7: Quý ngữ - tiếng ve ngâm.
- Bài 8: Quý ngữ - những cánh đồng hoang vu
Trên đây là bài soạn Thơ Hai-cư của Ba-sô, qua tác phẩm này chúng ta có thể cảm nhận được tình cảm của tác giả đối với quê hương, thiên nhiên và những hoài bão, ước mơ, sở thích của ông. Hi vọng qua bài soạn trên, các em đã nắm được nội dung cũng như giá trị của tác phẩm. Hẹn gặp lại và chúc các em học tốt.
Xem thêm: Soạn bài Chí khí anh hùng lớp 10 ngắn gọn