Hướng dẫn làm bài văn giải thích câu tục ngữ mà em tâm đắc nhất lớp 7 hay nhất.
Văn chương muôn đời khích khởi tâm hồn, nó luôn sát cánh cùng với đời sống tư tưởng và trở thành món ăn tinh tân thiết yếu của con người. Thật vậy, từ xa xưa tục ngữ đã đi vào lòng nhân dân quần chúng một cách tự nhiên, gắn liền với bản sắc văn hóa, vùng miền, xứ sở. Tục ngữ dân gian luôn lặn sâu, phản ánh đời sống con người một cách chân thật, nó lưu giữ những kinh nghiệm quý báu, lưu truyền những bài học vô giá cho loài người. Đọc những câu tục ngữ cùng là nhớ về ông cha của mình, tổ tiên và giống nòi của mình. Khi đọc chúng, hai câu tục ngữ để lại sự tâm đắc trong lòng bạn đọc nhất đó là:" thất bại là mẹ thành công" và " sông có khúc người có lúc". Cả hai câu tục ngữ đều dăn dạy ta cách sống, đạo đức và những bài học quý giá. Dưới đây là bài làm phân tích cụ thể và chi tiết để các bạn tham khảo và làm bài văn giải thích câu tục ngữ trong chương trình lớp 7 thật hay nhé.
BÀI LÀM 1 GIẢI THÍCH CÂU TỤC NGỮ MÀ EM TÂM ĐẮC LỚP 7 HAY NHẤT THẤT BẠI LÀ MẸ THÀNH CÔNG
Trong cuộc sống, con người và vạn vật tự nhiên không có gì là hoàn hảo tuyệt đối. Con người ta không thể luôn luôn gặp thuận lời suôn sẻ trên chặng đường đời chông gai, họ cũng có lúc vấp ngã và tổn thương. Vậy nên ông cha ta ngày xưa đã răn dạy ta rằng: " thất bại là mẹ thành công"
Tục ngữ ngàn đời bao giờ cũng rất đúng đắn và sâu sắc. Qua câu tục ngữ ấy, người xưa dạy ta một bài học về sự thất bại và thành công của con người. Trước hết, ta hiểu " thất bại" là khi con người ta làm hỏng một việc gì đó, hoặc không thể đạt được những mục tiêu bản thân đặt ra và những người xung quanh mong đợi. Thất bại của con người có thể là về vấn đề kinh tế, tình cảm,... . Ngược lại, " thành công" là khi con người ta làm tốt mọi thứ, đạt được thành tựu nhất đình, thỏa mãn ước mơ và đó cũng chính là thành quả, là trái ngọt sau một thời gian miệt mài và chăm chỉ. Từ đó, ta hiểu được câu tục ngữ trên có nghĩa là: con người không ai có thể tránh khỏi thất bại, quy luật cuộc sống bao giờ cũng vậy, có thất bại mới có thành công giống như có "mẹ" mới có đứa con sinh ra đời vậy. Con người ta nếu hiểu thấu quy luật này, chắc chắn con đường thành công sẽ được chiếu rọi bởi ánh mặt trời.
Vì sao lại nói rằng:" thất bại là mẹ thành công" ? Bởi lẽ, con người không ai có thể thành công khi không trải qua những khó khăn và vấp ngã. Chẳng ai đi mà không một lần ngã quỵ trên mặt đường xi măng cứng ngắc, không ai có thể tìm đến ánh sáng mặt trời mà không bị bão gió làm cho bạc mái đầu. Có lẽ, nếu ai dễ dàng đạt được thành công mà không đổ mồ hôi sôi nước mắt, không thất bại thì chắc rằng thành tựu của họ chỉ giống như một lâu đài nguy nga tráng lệ nhưng lại được xây lên bằng cát, chỉ cần một cơn sóng biển, mọi thứ sẽ vỡ tan. Vả chăng, nếu không có thất bại, ta sẽ chẳng đúc rút và tích lữu được nhiều vốn sống và kinh nghiệm quý báu. Khi ta cố gắng làm một việc gì đó, dù thất bại nhưng qua đó, ta biết được rằng vì sao ta thất bại, học được cách sửa sai và tránh khỏi những sai lầm trong tương lai. Hãy nhìn những doanh nhân thành đạt mà xem, họ đứng trên chiến trường kinh tế, họ không đổ máu nhưng đổi lại họ đổ chất xám của mình. Họ cũng đã từng phá sản, từng một lần trắng tay và mất tất cả. Như tổng thống Donnal Trump, ông đã từng bốn lần phá sản trước khi trở thành một tỉ phú, một tổng thống đầy quyền lực của nước Mỹ. Vậy đấy thất bại luôn là mẹ thành công, thất bại làm ta hụt hẫng nản lòng nhưng đổi lại ta được nhiều hơn thế. Chính vì vậy, khi ta thất bại, điều tất yếu là không được nản lòng thoái chí, không vì khó mà lui, vì bại mà lùi bước. Ta phải xem lại chỗ làm ta ngã và xem lại chính bản thân mình. Tự hỏi mình rằng: Vì sao là thất bại? Vì sao lại không làm được điều đó? Có lẽ lúc bạn tự hỏi cũng chính là lúc để cho bản thân một khoảng thời gian để chiêm nghiệm và suy ngẫm. Khi tư tưởng đã thông suốt cũng là lúc bạn đang hướng đến thành công, chỉ còn thời gian là yếu tố quyết định. Và quan trọng hơn cả, con người dù thất bại nhưng đừng lúc nào cũng thất bại. Sai lầm nối tiếp sai lầm sẽ trở thành một đường mòn kéo bạn xuống vực thẳm, chệch khỏi con đường đi đến thành công. Vì vậy, đừng sợ thất bại, vì nó luôn là thứ cấn thiết trong cuộc sống của chúng ta. Đừng như những kẻ đớn hèn thất bại rồi lùi bước, hoặc những kẻ bằng mọi giá, bán rẻ lương tâm mình để đánh đổi thành công.
Tục ngữ của ông cha ta luôn là viên ngọc trai sáng chói giữa đại dương mênh mông. Nó trở thành ánh sáng soi rọi thuyền ta giữa biển đời bao la.
BÀI LÀM 2 GIẢI THÍCH CÂU TỤC NGỮ MÀ EM TÂM ĐẮC LỚP 7 HAY NHẤT SÔNG CÓ KHÚC NGƯỜI CÓ LÚC.
Phật từng dạy rằng: thế gian vạn vật đều có sự quân bình, nhưng mọi thứ luôn chảy trôi vô định và biến đổi không ngừng bao gồm cả loài người. Đúng vậy nên xưa ông cha ta đã có câu tục ngữ: " ông có khúc, người có lúc".
Câu tục ngữ trên của người xưa đã để lại cho chúng ta một bài học về cuộc đời của mỗi người. Sông được coi là một yếu tố của tự nhiên, chúng xuất hiện ở mọi nơi trên trái đất, dù đồng bằng hay cao nguyên,.. Nhưng, sự khác biệt là mỗi con sông lại có một đặc trưng riêng và điều đương nhiên dòng sông không bao giờ chảy theo một đường thẳng mà nó sẽ uốn mình theo địa hình nó chảy qua, như người xưa nói: " sông có khúc" tức sông không có lúc nào chảy thẳng như con đường trải nhựa bê tông mà nó sẽ có những khúc ngoặt đổi dòng, có thể khúc sông ấy sẽ gập ghềnh sỏi đá. Chính nhờ vào đặc điểm tự nhiên ấy mà ông cha ta ngày xưa đã lấy dòng sông để đặt trong tương quan nhân loại. " sông có khúc" tức chỉ sự không đồng nhất của dòng chảy và " người có lúc" tức sự thay đổi của con người trong cuộc sống. Con người có lúc này lúc khác, lúc vui lúc buồn, lúc thất bại khi thành công. Cuộc đời luôn biến đổi không ngừng chính vì vậy mà con người cũng nương theo quy luật đó mà tồn tại. Có những lúc khó khăn, cũng có những giây phút hạnh phúc. Ta chẳng thể bảo đảm rằng ta sẽ sung sướng cả đời, hay khổ đau mãi mãi, con người ta chỉ có thể chấp nhận và tìm cách vượt qua.
Vậy lúc ta đối mặt với "lúc" khó khăn, vấp phải những rủi ro của cuộc đời, ta nên làm gì? Trước tiên ta nên học cách chấp nhận những điều không may ấy xảy đến. Đừng nên trách cứ đổ lỗi cho bất kì người xung quanh bởi một lẽ, tiên trách kỉ hậu trách nhân.
Và khi ta gặp những bất trắc trong cuộc sống, hãy luôn luôn nghĩ về những điều tích cực và hướng giải quyết để vượt qua chúng bằng mọi cách. Giống như người thợ xây, họ không phải thần tiên mà hô biến một viên gạch thành ngôi nhà khang trang, mà họ phải lao lực, không biết bao lần gạch đá đổ nát mới có thể làm nên một ngôi nhà cao rộng. Như chúng ta, khi bước trên đường đời, không phải lúc nào cũng đi thẳng mà cũng có lúc rẽ ngang, có lúc vấp ngã hay dừng lại. Có người từng nói rằng:" chẳng ai gặp may mắn suốt đời, mà cũng chẳng có người nào gặp bất hạnh suốt đời, chỉ khác nhau là tận dụng điều may mắn như thế nào, và vượt qua nỗi bất hạnh làm sao mà thôi".
Chính vì đạo lí mà câu tục ngữ đã truyền dạy cho người sau một cách rất sâu sắc nên chúng ta mới có thể vững bước trên đường đời. Ngược lại, ta càng phê phán những kẻ không chịu hiểu đạo lí ấy, luôn luôn chịu thất bại, đớn hèn trước nghịch cảnh và khó khăn hay luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh và những người xung quanh mình.
Tóm lại, câu tục ngữ trở thành một bài học quý giá đáng để chúng ta, những thế hệ tương lai phải học tập và phát huy nó.
Văn chương muôn đời khích khởi tâm hồn, nó luôn sát cánh cùng với đời sống tư tưởng và trở thành món ăn tinh tân thiết yếu của con người. Thật vậy, từ xa xưa tục ngữ đã đi vào lòng nhân dân quần chúng một cách tự nhiên, gắn liền với bản sắc văn hóa, vùng miền, xứ sở. Tục ngữ dân gian luôn lặn sâu, phản ánh đời sống con người một cách chân thật, nó lưu giữ những kinh nghiệm quý báu, lưu truyền những bài học vô giá cho loài người. Đọc những câu tục ngữ cùng là nhớ về ông cha của mình, tổ tiên và giống nòi của mình. Khi đọc chúng, hai câu tục ngữ để lại sự tâm đắc trong lòng bạn đọc nhất đó là:" thất bại là mẹ thành công" và " sông có khúc người có lúc". Cả hai câu tục ngữ đều dăn dạy ta cách sống, đạo đức và những bài học quý giá. Dưới đây là bài làm phân tích cụ thể và chi tiết để các bạn tham khảo và làm bài văn giải thích câu tục ngữ trong chương trình lớp 7 thật hay nhé.
BÀI LÀM 1 GIẢI THÍCH CÂU TỤC NGỮ MÀ EM TÂM ĐẮC LỚP 7 HAY NHẤT THẤT BẠI LÀ MẸ THÀNH CÔNG
Trong cuộc sống, con người và vạn vật tự nhiên không có gì là hoàn hảo tuyệt đối. Con người ta không thể luôn luôn gặp thuận lời suôn sẻ trên chặng đường đời chông gai, họ cũng có lúc vấp ngã và tổn thương. Vậy nên ông cha ta ngày xưa đã răn dạy ta rằng: " thất bại là mẹ thành công"
Tục ngữ ngàn đời bao giờ cũng rất đúng đắn và sâu sắc. Qua câu tục ngữ ấy, người xưa dạy ta một bài học về sự thất bại và thành công của con người. Trước hết, ta hiểu " thất bại" là khi con người ta làm hỏng một việc gì đó, hoặc không thể đạt được những mục tiêu bản thân đặt ra và những người xung quanh mong đợi. Thất bại của con người có thể là về vấn đề kinh tế, tình cảm,... . Ngược lại, " thành công" là khi con người ta làm tốt mọi thứ, đạt được thành tựu nhất đình, thỏa mãn ước mơ và đó cũng chính là thành quả, là trái ngọt sau một thời gian miệt mài và chăm chỉ. Từ đó, ta hiểu được câu tục ngữ trên có nghĩa là: con người không ai có thể tránh khỏi thất bại, quy luật cuộc sống bao giờ cũng vậy, có thất bại mới có thành công giống như có "mẹ" mới có đứa con sinh ra đời vậy. Con người ta nếu hiểu thấu quy luật này, chắc chắn con đường thành công sẽ được chiếu rọi bởi ánh mặt trời.
Vì sao lại nói rằng:" thất bại là mẹ thành công" ? Bởi lẽ, con người không ai có thể thành công khi không trải qua những khó khăn và vấp ngã. Chẳng ai đi mà không một lần ngã quỵ trên mặt đường xi măng cứng ngắc, không ai có thể tìm đến ánh sáng mặt trời mà không bị bão gió làm cho bạc mái đầu. Có lẽ, nếu ai dễ dàng đạt được thành công mà không đổ mồ hôi sôi nước mắt, không thất bại thì chắc rằng thành tựu của họ chỉ giống như một lâu đài nguy nga tráng lệ nhưng lại được xây lên bằng cát, chỉ cần một cơn sóng biển, mọi thứ sẽ vỡ tan. Vả chăng, nếu không có thất bại, ta sẽ chẳng đúc rút và tích lữu được nhiều vốn sống và kinh nghiệm quý báu. Khi ta cố gắng làm một việc gì đó, dù thất bại nhưng qua đó, ta biết được rằng vì sao ta thất bại, học được cách sửa sai và tránh khỏi những sai lầm trong tương lai. Hãy nhìn những doanh nhân thành đạt mà xem, họ đứng trên chiến trường kinh tế, họ không đổ máu nhưng đổi lại họ đổ chất xám của mình. Họ cũng đã từng phá sản, từng một lần trắng tay và mất tất cả. Như tổng thống Donnal Trump, ông đã từng bốn lần phá sản trước khi trở thành một tỉ phú, một tổng thống đầy quyền lực của nước Mỹ. Vậy đấy thất bại luôn là mẹ thành công, thất bại làm ta hụt hẫng nản lòng nhưng đổi lại ta được nhiều hơn thế. Chính vì vậy, khi ta thất bại, điều tất yếu là không được nản lòng thoái chí, không vì khó mà lui, vì bại mà lùi bước. Ta phải xem lại chỗ làm ta ngã và xem lại chính bản thân mình. Tự hỏi mình rằng: Vì sao là thất bại? Vì sao lại không làm được điều đó? Có lẽ lúc bạn tự hỏi cũng chính là lúc để cho bản thân một khoảng thời gian để chiêm nghiệm và suy ngẫm. Khi tư tưởng đã thông suốt cũng là lúc bạn đang hướng đến thành công, chỉ còn thời gian là yếu tố quyết định. Và quan trọng hơn cả, con người dù thất bại nhưng đừng lúc nào cũng thất bại. Sai lầm nối tiếp sai lầm sẽ trở thành một đường mòn kéo bạn xuống vực thẳm, chệch khỏi con đường đi đến thành công. Vì vậy, đừng sợ thất bại, vì nó luôn là thứ cấn thiết trong cuộc sống của chúng ta. Đừng như những kẻ đớn hèn thất bại rồi lùi bước, hoặc những kẻ bằng mọi giá, bán rẻ lương tâm mình để đánh đổi thành công.
Tục ngữ của ông cha ta luôn là viên ngọc trai sáng chói giữa đại dương mênh mông. Nó trở thành ánh sáng soi rọi thuyền ta giữa biển đời bao la.
BÀI LÀM 2 GIẢI THÍCH CÂU TỤC NGỮ MÀ EM TÂM ĐẮC LỚP 7 HAY NHẤT SÔNG CÓ KHÚC NGƯỜI CÓ LÚC.
Phật từng dạy rằng: thế gian vạn vật đều có sự quân bình, nhưng mọi thứ luôn chảy trôi vô định và biến đổi không ngừng bao gồm cả loài người. Đúng vậy nên xưa ông cha ta đã có câu tục ngữ: " ông có khúc, người có lúc".
Câu tục ngữ trên của người xưa đã để lại cho chúng ta một bài học về cuộc đời của mỗi người. Sông được coi là một yếu tố của tự nhiên, chúng xuất hiện ở mọi nơi trên trái đất, dù đồng bằng hay cao nguyên,.. Nhưng, sự khác biệt là mỗi con sông lại có một đặc trưng riêng và điều đương nhiên dòng sông không bao giờ chảy theo một đường thẳng mà nó sẽ uốn mình theo địa hình nó chảy qua, như người xưa nói: " sông có khúc" tức sông không có lúc nào chảy thẳng như con đường trải nhựa bê tông mà nó sẽ có những khúc ngoặt đổi dòng, có thể khúc sông ấy sẽ gập ghềnh sỏi đá. Chính nhờ vào đặc điểm tự nhiên ấy mà ông cha ta ngày xưa đã lấy dòng sông để đặt trong tương quan nhân loại. " sông có khúc" tức chỉ sự không đồng nhất của dòng chảy và " người có lúc" tức sự thay đổi của con người trong cuộc sống. Con người có lúc này lúc khác, lúc vui lúc buồn, lúc thất bại khi thành công. Cuộc đời luôn biến đổi không ngừng chính vì vậy mà con người cũng nương theo quy luật đó mà tồn tại. Có những lúc khó khăn, cũng có những giây phút hạnh phúc. Ta chẳng thể bảo đảm rằng ta sẽ sung sướng cả đời, hay khổ đau mãi mãi, con người ta chỉ có thể chấp nhận và tìm cách vượt qua.
Vậy lúc ta đối mặt với "lúc" khó khăn, vấp phải những rủi ro của cuộc đời, ta nên làm gì? Trước tiên ta nên học cách chấp nhận những điều không may ấy xảy đến. Đừng nên trách cứ đổ lỗi cho bất kì người xung quanh bởi một lẽ, tiên trách kỉ hậu trách nhân.
Và khi ta gặp những bất trắc trong cuộc sống, hãy luôn luôn nghĩ về những điều tích cực và hướng giải quyết để vượt qua chúng bằng mọi cách. Giống như người thợ xây, họ không phải thần tiên mà hô biến một viên gạch thành ngôi nhà khang trang, mà họ phải lao lực, không biết bao lần gạch đá đổ nát mới có thể làm nên một ngôi nhà cao rộng. Như chúng ta, khi bước trên đường đời, không phải lúc nào cũng đi thẳng mà cũng có lúc rẽ ngang, có lúc vấp ngã hay dừng lại. Có người từng nói rằng:" chẳng ai gặp may mắn suốt đời, mà cũng chẳng có người nào gặp bất hạnh suốt đời, chỉ khác nhau là tận dụng điều may mắn như thế nào, và vượt qua nỗi bất hạnh làm sao mà thôi".
Chính vì đạo lí mà câu tục ngữ đã truyền dạy cho người sau một cách rất sâu sắc nên chúng ta mới có thể vững bước trên đường đời. Ngược lại, ta càng phê phán những kẻ không chịu hiểu đạo lí ấy, luôn luôn chịu thất bại, đớn hèn trước nghịch cảnh và khó khăn hay luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh và những người xung quanh mình.
Tóm lại, câu tục ngữ trở thành một bài học quý giá đáng để chúng ta, những thế hệ tương lai phải học tập và phát huy nó.