Qua bài "Hịch tướng sĩ" em hãy làm sáng tỏ vấn đề: " Hịch tướng sĩ là áng văn chính luận xuất sắc"

Hướng dẫn bài làm Qua bài "Hịch tướng sĩ" em hãy làm sáng tỏ vấn đề : " Hịch tướng sĩ là áng văn chính luận xuất sắc"

Người nghệ sĩ muốn viết văn hay không chỉ ở tài năng mà còn ở trí tuệ. Muốn có được những ánh văn chân chính thì người nghệ sĩ phải hiểu được bản chất của văn chương. Văn nghị luận là thể loại văn học đòi hòi trí óc lập luận logic, tư duy mạch lạc sáng rõ. Người viết được những văn bản nghị luận hay là những người tài năng, tư duy cao, biết nhìn rõ vấn đề và quan trọng họ phải có giọng văn riêng của mình. Các thể loại văn nghị luận thời trung đại tuy chưa phát triển rõ ràng như hiện đại nhưng cũng có những thành công nhất định. Ví dụ như "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn là văn bản nghị luận tiêu biểu thời trung đại. Dưới đây là bài viết hướng dẫn Qua bài "Hịch tướng sĩ" em hãy làm sáng tỏ vấn đề : " Hịch tướng sĩ là áng văn chính luận xuất sắc.”

Bài làm 1 Qua bài "Hịch tướng sĩ" em hãy làm sáng tỏ vấn đề : " Hịch tướng sĩ là áng văn chính luận xuất sắc

Triều đại nhà Trần là triều đại ghi danh nhiều anh hùng thời đại và cả những người con kiệt suất văn chương. Trong đó không thể không nhắc đến Trần Quốc Tuấn vị tướng tài ba, giỏi cầm quân và giỏi cầm bút. "Hịch tướng sĩ" của ông được người đời công nhận là áng văn chính luận xuất sắc.

Trước hết bài Hịch có lập luận chặt chẽ, sắc bén tác động đến nhận thức, lí trí của người nghe thông qua việc khích lệ nhiều mặt để tập trung vào một hướng. Trần Quốc Tuấn đã sử dụng một loạt hệ thống các lí lẽ. Mở đầu nêu gương thần tướng sĩ để khích lệ ý chí lập công danh lòng hi sinh dũng cảm tinh thần xả thân vì nước. “Kỷ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao Đế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than, báo thù cho chủ; Thân Khoái chặt tay để cứu nạn cho nước. Kính Đức một chàng tuổi trẻ, thân phò Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thái Sung; Cảo Khanh một bầy tôi xa, miệng mắng Lộc Sơn, không theo mưu kế nghịch tặc.”Sau đó soi vào thực tế lột tả tội ác và sự ngang ngược của giặc, chỉ ra nỗi nhục quốc thể khơi dậy lòng căm thù, lòng tự trọng tự tôn dân tộc trong các tướng sĩ. Nêu mối quan hệ ân tình giữa chủ tướng. Phê phán những biểu hiện sai trái, chỉ ra hậu quả tác hại đồng thời chỉ ra cho tướng sĩ thái độ hành động đúng nên theo nên làm. Cuối bài hịch ông chỉ rõ ranh giới giữa hai con đường chính-tà ,sống-chết với thái độ dứt khoát để tướng sĩ lựa chọn hoặc địch hoặc ta.

Trong quá trình lập luận đưa ra những lý lẽ phân tích dẫn chứng cụ thể, xác đáng dễ hiểu, toàn diện, sâu sắc. Với hệ thống lý lẽ chặt chẽ và dẫn chứng thuyết phục bài Hịch đã tác động mạnh mẽ tới người nghe người đọc khơi dậy ý chí thù giặc yêu nước.

Cùng với đó bài hịch tác động tới tình cảm của người đọc người nghe nhờ lối diễn đạt giàu hình tượng. Yếu tó ấy thấm trong từng chữ của bài hịch. Trần Quốc Tuấn dùng những từ ngữ khinh miệt, căm phẫn khi tố cáo tội ác của giặc “Đi lại nghênh ngang” “uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình” “đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ”, “đòi ngọc lụa, thu bạc vàng, vét của kho”…Còn khi nêu tên gương thần nghĩa sĩ giọng văn lại hào sảng lẫm liệt, ngưỡng mộ khâm phục. Những hình ảnh đó có tính chất hoa trương nhưng diễn tả nhiều cung bậc cảm xúc của tác giả. Cùng đó là giọng điệu linh hoạt. Khi tha thiết kể về đối đãi của mình. : “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm.” Khi lại mạnh mẽ phê phán các sai lầm của các tướng sĩ. “Làm tướng triều đình đứng hầu quân man mà không biết tức; nghe nhạc thái thường đãi yến sứ ngụy mà không biết căm. Có kẻ lấy việc chọi gà làm vui; có kẻ lấy việc cờ bạc làm thích. Có kẻ chăm lo vườn ruộng để cung phụng gia đình; có kẻ quyến luyến vợ con để thỏa lòng vị kỷ. Có kẻ tính đường sản nghiệp mà quên việc nước; có kẻ ham trò săn bắn mà trễ việc quân. Có kẻ thích rượu ngon; có kẻ mê giọng nhảm” . Lối diễn đạt giàu hình tượng, giàu cảm xúc góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm.

Bài Hịch có sự kết hợp hài hoà giữa lí và tình tác động tới tình cảm người nghe, người đọc. Lời tâm huyết của vị chủ tướng văn vĩ song toàn. Lòng yêu nước căm thù giặc sâu sắc và tinh thần trách nhiệm lớn lao với dũng sĩ và triều đình đất nước. Đây cũng là lời thiêng của sông núi, ý chí cha ông trong công cuộc bảo vệ đất nước. Với hệ thống lập luận chặt chẽ, sắc bén và lời văn giàu hình tượng giàu cảm xúc thì "Hịch tướng sĩ" quả thực kà áng văn chính luận xuất sắc của thời đại.

BÀI LÀM 2: QUA BÀI “HỊCH TƯỚNG SĨ EM HÃY LÀM SÁNG TỎ VẤN ĐỀ: “HỊCH TƯỚNG SĨ LÀ ÁNG VĂN CHÍNH LUẬN XUẤT SẮC”

Nền văn học trung đại của dân tộc ta ghi dấu biết bao nhiêu anh hùng chí dung, văn võ song toàn mà để lại cho nền văn học dân tộc những áng văn thơ mẫu mực để đời sau còn mãi học tập, ngưỡng mộ. Chắc hẳn không ai quên được vị anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn với áng văn “hịch tướng sĩ” được coi là “áng văn chính luận xuất sắc”.

Bài hịch có bố cục ba phần, từ việc nêu gương các trung thần nghĩa sĩ xả thân vì nước được lưu danh thiên cổ đến việc phân tích chí lý về tình hình địch-ta, cảnh báo nguy cơ mất nước ô nhục, từ đó kêu gọi các tướng sĩ học tập binh pháp, rèn luyện võ nghệ quyết tâm bảo vệ biên cương bờ cõi Tổ quốc. Đây là bố cục chặt chẽ, mạch lạc và hợp lí góp phần làm nên sức thuyết phục.

Bên cạnh đó bài hịch có cách lập luận khúc chiết rõ rang. Đoạn đầu lấy xưa để nói nay, mượn sử ũ nêu gương khích tướng. tiếp đến tác giả dùng phép lập luận sao sánh đối chiếu và lập luận nhân quả khi phân tích về hai con đường mở ra trước mắt các tướng sĩ. Nếu hèn nhát, yếu kém mà thua trận sẽ phải chịu nhục nhã ra sao. Nếu chiến thắng oanh liệt thì sẽ được hạnh phúc, sung sướng nhường nào. Khi so sánh hai con đường, tất yếu ai cũng phải công nhận con đường duy nhất có thể đi là đứng lên đồng lòng chống giặc ngoại xâm.

“hịch tướng sĩ” có một hệ thống lý lẽ chặt chẽ kết hợp những dẫn chứng cụ thể và điển hình. Nhưng tất cả lý lẽ và dẫn chứng chủ yếu nhằm vào mục đích đánh vào lòng người. Lời hịch trở thành chỉ thị của tái tim, mệnh lệnh của lương tâm và danh dự của quân và dân nhà Trần.

Hịch tướng sĩ cũng là áng văn chính luận mang đậm tính chất biểu cảm và sắc thái trữ tình. Mở đầu bằng giọng chuyện trò đối thoại với các tướng sĩ. Sau đó tác giả thẳng thắn bộc lộ trực tiếp những cảm xúc, suy nghĩ đang nung nấu tâm can. Trong bài hịch nhiều lần tác giả lặp lại những câu hỏi nếu vấn đề để nhấn mạnh ý nghĩa kêu gọi, khích lệ động viên quân sĩ. “Nhiều câu trong bài hịch như thấm cả nước mắt đau đớn có tiếng thét căm hờn, có tiếng gọi đứng lên cứu nước. lời hịch là lời giãi bày tâm sự, bàn bạc điều phải trái, lời nhắn nhủ tâm ân tình, khơi dậy liêm sỉ, lương tâm…..tất cả đều gan ruột xuất phát từ đáy lòng”

Bài hịch cũng sử dụng rất tài tình thể văn biền ngẫu với các cặp câu cân xứng nhịp nhàng, đăng đối, hô ứng tiếp nói nhau trong văn bản giúp ý tứ được tung hứng tài tình, thắt buộc chặt chẽ dẫn người đọc đến mục đích cuối cùng. Các biện pháp tu từ, trùng điệp liên kết hợp với các câu hỏi tu từ càng làm tăng thêm sức biểu cảm cho bài hịch.

“hịch tướng sĩ” còn gây ấn tượng mạnh ở hệ thống ngôn ngữ phong phú, sinh động, các hỉnh ảnh giàu sức gợi. nói về tướng giặt chỉ dùng mấy chữ “uốn lưỡi cú diều”, “đem thân dê chó” đã lột tả được bản chất xấu xa, độc ác của chúng. Trong bài hịch, tác giả cũng vận dụng tài tình những điển tích điển cố nhưng được trình bày rất tự nhiên và gần gũi với nhận thức ba quân.

Như vậy bài “hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn đã tái hiện phần nào hào khí Đông A, lòng yêu nước thương dân, gắn bó kéo sơn từ tướng đến lính. Cũng thể hiện lòng yêu nước sâu sắc của tác giả trước vận mệnh đất nước bị đe dọa, và khát vọng, niềm tin chiến thắng, khích lệ tinh thần đứng lên bảo vệ dân tộc. Thật xứng đáng là “áng văn chính luận xuất sắc”!