Hướng dẫn làm phân tích bài ca dao “Cưới nàng anh toan dẫn voi” có dàn ý và bài viết tham khảo

Ca dao muôn đời là tiếng nói tình cảm cảm xúc. Người dân lao động gửi vào những câu ca dao dân ca những lời thầm kín về những điều quen thuộc trong cuộc sống. Đó có thể là những câu hát than thân về cuộc đời nổi trôi, về cuộc sống khó khăn, về giá trị người phụ nữ bị chà đạp, bị khinh thường. Hay đó lại là những câu hát vang lên đầy rộn rã về nhịp sống lao động chuyên cần, hăng say…. Nhưng sau tất cả, mỗi câu ca dao là tiếng hát tràn đầy niềm lạc quan yêu đời luôn có những ước mơ, khát khao thầm kín. Bài ca dao : “ Cưới nàng anh toan dân voi” về chuyện cưới hỏi đôi trai gái hoàn cảnh không được giàu sang nhưng tình yêu của họ chân thành, không cần phải vật chất giàu có. Ta sẽ đọc hiểu bài ca dao theo 6 câu đầu, 8 câu cuối để nhận rõ được nội dung ý vị sâu xa. Dưới đây là bài viết và dàn ý hướng dẫn giúp các bạn có được bài viết tốt.

DÀN Ý PHÂN TÍCH BÀI CA DAO: “ CƯỚI NÀNG ANH TOAN DẪN VOI”

I. MỞ BÀI:

Ca dao, tục ngữ là một loại văn học dân gian ăn sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam

Ca dao gắn liền với cuộc sống của người dân Việt Nam

II. THÂN BÀI:

- 6 câu đầu: chàng trai nhà nghèo đã tâm sự nguyện vọng của mình với người con gái -> hoàn cảnh chàng trai khó khăn nhưng tình cảm lại chân thành.

- 8 câu tiếp: bằng nghệ thuật trào phúng, vừa thể hiện sự khôi hài, vừa thể hiện sự mỉa mai với tục lệ thách cưới -> một cô người yêu hiểu thấu tấm lòng chân thành của mình, không ham mê vật chất mà yêu anh.

- Tình cảm giữa chàng trai và cô gái là chân thật, không màng đến vật chất.

III. KẾT BÀI:

Khẳng định giá trị bài ca dao.

BÀI LÀM PHÂN TÍCH BÀI CA DAO: “ CƯỚI NÀNG ANH TOAN DẪN VOI”

Từ ngày xưa, khi văn học chữ viết chưa ra đời, ca dao tục ngữ trở thành phương tiện văn chương độc đáo giữa những người dân Việt Nam. Ca dao tục ngữ ăn sâu vào tiềm thức và gắn bó chặt chẽ với cuộc sống người dân Việt Nam ngay cả xưa và nay.

Cưới nàng, anh toan dẫn voi,

Anh sợ quốc cấm, nên voi không bàn.

Dẫn trâu, sợ họ máu hàn,

Dẫn bò, sợ họ nhà nàng co gân.

Miễn là có thú bốn chân,

Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng.

Chàng dẫn thế em lấy làm sang,

Nỡ nào em lại phá ngang như là…

Người ta thách lợn thách gà,

Nhà em thách cưới một nhà khoai lang:

Củ to thì để mời làng,

Còn như củ nhỏ, họ hàng ăn chơi.

Bao nhiêu củ mẻ, chàng ơi!

Để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà;

Bao nhiêu củ rim, củ hà,

Để chò con lợn, con gà nó ăn…

Nhấn để mở rộng...

Bài ca dao thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người lao động : dù trong cảnh sống nghèo khó vẫn luôn lạc quan, yêu đời. Tình cảm của đôi lứa trong cái nghèo vẫn đẹp và chân thành. Đám cưới giữa họ giản dị, dù thiếu nhiều điều.

Sáu câu thơ mở đầu, chàng trai nhà nghèo đã tâm sự nguyện vọng của mình với người con gái

Cưới nàng, anh toan dẫn voi,

Anh sợ quốc cấm, nên voi không bàn.

Dẫn trâu, sợ họ máu hàn,

Dẫn bò, sợ họ nhà nàng co gân.

Miễn là có thú bốn chân,

Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng.

Nhấn để mở rộng...

Cách nói phóng đại của chàng trai đầy hóm hỉnh hài hước. Một loạt những phi lí, khoác loác ba hoa của chàng trai : “ toan, dẫn voi…” Nhưng đó là sự ba hoa duyên dáng, đáng yêu để khẳng định tấm lòng thành của chàng trai. Để trấn an người yêu, bằng lối nói khoa trương, phóng đại, chàng trai đã dõng dạc lặp lại ba lần với vẻ tự tin như đinh đóng cột: dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò. Chàng giải thích lí do không dẫn các lễ vật nêu trên một cách khôn ngoan: phần vì tôn trọng luật pháp, phần vì lo lẳng cho sức khỏe họ hàng nhà gái (từ sợ được lặp lại ba lần). Đúng là một chàng rể chu đáo, cẩn thận, ai nỡ ngờ vực lòng thành của chàng.

Bởi vậy mà cô gái trước những lời khoác loác đáng yêu của chàng trai mà thốt lên:

Chàng dẫn thế em lấy làm sang,

Nỡ nào em lại phá ngang như là…

Nhấn để mở rộng...

Phải chăng cô gái hiểu rõ về chàng trai, dấu ba chấm lấp lửng như lời ngỏ chưa hẳn là trả lời với chàng trai.

Tám câu tiếp, cô gái ôn tồn giãi bày tấm lòng của mình về tục lễ thách cưới:

Người ta thách lợn thách gà,

Nhà em thách cưới một nhà khoai lang:

Củ to thì để mời làng,

Còn như củ nhỏ, họ hàng ăn chơi.

Bao nhiêu củ mẻ, chàng ơi!

Để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà;

Bao nhiêu củ rim, củ hà,

Để chò con lợn, con gà nó ăn…

Nhấn để mở rộng...

Cô gái không đả động đến những vật dẫn cưới như voi, trâu, bò, chuột… mà chàng trai vừa nêu ra. Hai từ đối lập Người ta và Nhà em chi ra hai lối suy nghĩ khác nhau. Chúng ta cũng không khỏi ngạc nhiên khi cô gái thách cưới bằng một lễ vật độc đáo, ít ai nghĩ đến: một nhà khoai lang. Cũng hài hước, dí dỏm nhưng chàng trai thì úp úp, mở mở; còn cộ gái lại thật thà như đếm. Bởi vì lễ vật mà cô thách cưới giản dị quá, tầm thường quá! Câu nói của cô như mở lòng, mở dạ cho chàng trai, khiến chàng thoát khỏi tình thế phân vân, lúng túng.

Tiếng gọi chàng ơi! như thổn thức tận đáy lòng cô gái. Cô muốn có sự đồng cam cộng khổ với người yêu. Cô tính toán tỉ mỉ: bao nhiêu củ mẻ sẽ để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà. Thật tội nghiệp nhưng không sao! Trẻ con, rất hồn nhiên, chúng không đòi hỏi gì cả, vì chúng hiểu nhà mình cũng rất nghèo.

Qua tám câu thơ hiện lên là hình ảnh cô gái thông minh thấu hiểu tấm lòng chàng trai, không màng vật chất mà yêu chàng trai thật lòng. Giữa cô gái và chàng trai là tình cảm chân thành, không màng đến vật chất.

Nghệ thuật trào phúng hài hước được tác giả dân gian sử dụng vừa khiến người đọc người nghe bật lên tiếng cười sảng khoái, vừa đồng thời lên án những tục lệ hủ tục của người xưa đặt nặng vấn đề kinh tế, nhưng đồng thời thể hiện ước mơ về tình yêu vượt lên hoàn cảnh của đôi trai gái

Bài ca dao với ngôn ngữ quen thuộc đã làm sáng lên ước mơ giản dị của người dân lao động xã hội xưa về một tình yêu giản dị, không màng vật chất với tất cả những lạc quan, yêu đời.