Hướng dẫn đề bài phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay nhất có dẫn dắt và bài làm
Quê hương trong mỗi chúng ta vô cùng sâu đậm là nới ta sinh ra, lớn lên và được sống trong cuộc sống ấm no hạnh phúc. Quê hương là nhà là những gì thân thuộc nhất mà mỗi khi đi xa ta đều muốn quay trở về. Và tình yêu quê hương với mỗi người cũng khác nhau và cách thể hiện tình yêu ấy cũng khác nhau. Một tình yêu mãnh liệt nồng nàn hay là tình yêu âm thầm lặng lẽ nhưng âm ỉ. Là một người yêu quê hương , yêu cuộc sống của người dân mình nên tôi rất trân trọng những gì mình đang có và cả cuộc sống hòa bình này bởi để có được cuộc sống tự do như ngày hôm nay đã có biết bao nhiêu người đã phải ngã xuống hi sinh tính mạng gia đình mình để cống hiến cho quê hương đất nước. Những người đó thật đáng ngợi ca. Trong chương trình Ngữ văn lớp 11 khi làm dạng bài phân tích thường có đề phân tích khổ thơ cuối bài Tràng giang. Dưới đây là bài làm chi tiết cho đề bài này mong rằng các bạn sẽ có một định hướng đúng và bài làm tốt nhất. Để làm được đề bài này ta sẽ phân tích từng câu, đánh giá nội dung, nghệ thuật và tình cảm tác giả dành cho quê hương đất nước.
BÀI LÀM: PHÂN TÍCH KHỔ CUỐI BÀI TRÀNG GIANG
Đọc thơ của Huy Cận người đọc cảm nhận rõ được tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước sâu nặng trong lòng ông. Bằng tình yêu nồng nàn và luôn cháy trong tim ông luôn hướng về quê hương đất nước dù hiện tại ông đang đứng trên mảnh đất quê hương. Khổ cuối bài Tràng giang là tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.
Tác giả với tình yêu quê hương đất nước yêu cảnh sắc quê hương vì thế mà bức tranh thiên nhiên vẫn tiếp tục được mở ra với những chi tiết mới:
“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ : bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.”
Nhấn để mở rộng...
Câu thơ đầu đã gợi mở ra cảnh phía chân trời xa, những đám mây trắng chồng xếp lên nhau trùng trùng điệp điệp dưới phản chiếu ánh dương lấp lánh như núi bạc. Huy Cận học ý thơ của Đỗ Phủ qua bản dịch nghĩa của Nguyễn Công Trứ: “Mặt đất mây đùn từ ải xa.” Đã phác họa bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, hoành tráng đẹp một cách tráng lệ lung linh.
Nhưng đến câu thơ thứ hai: “Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa”. Thơ xưa khi nói đến chiều thường buồn điểm xuyết trên nền không gian là cánh chim về tổ. Huy Cận vẽ cánh chim trao nghiêng đặt trong dấu hai chấm như để nhấn mạnh cả bóng chiều như rơi xuống góp phần gợi nỗi buồn da diết về sự bé nhỏ của con người giữa cuộc đời. Không gian rộng lớn bao la nhưng lại làm cánh chim nghiêng ngả với đôi cánh nhỏ của mình. Nhưng trong câu thơ trên Huy Cận có nhắc đến thời điểm “bóng chiều” là là khoảng thời gian đặc trưng cho tâm trạng nhớ nhà nhớ quê hương da diết của những người con xa quê chính vì thế mà hai câu tiếp theo đã bộc lộ rõ tâm trạng ấy:
“Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.”
Nhấn để mở rộng...
Lần đầu tiên thi sĩ bộc lộ tâm trạng nỗi nhớ quê hương được hiện lên từ khói hoàng hôn, từ con nước dợn dợn. Nó đã gợi ta nghĩ đến cảm giác đang rợn lên trong tâm trí con người hay những con sóng nhấp nhô trên sóng nước rất khó phân định chỉ biết qua từ “dợn dợn” sóng nước, sóng lòng đang hòa quyện vào nhau mênh mang trên dòng sông. Chỉ biết tấm lòng thương nhớ quê hương không chỉ ở trong ý thức mà đã xâm lấn cảm giác của con người thấm thía.
Câu thứ 4 “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” tính đối thoại với một tình cảm quan niệm thơ đi trước cho ta nghĩ đến tiếng thơ của Thôi Hiệu:
“Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai”
Nhấn để mở rộng...
Với Huy Cận không cần khói sóng nào cần đến tác dụng của ngoại cảnh mà vẫn nhớ quê hương, nỗi niềm thương nhớ luôn thường trực trong lòng người. Đó là cách bày tỏ tình cảm thật sâu sắc. Cũng giống như Bà Huyện Thanh Quan
“Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”
Nhấn để mở rộng...
Đứng trên quê hương, đất nước mà vẫn nhớ quê hương đất nước. Phải chăng đó là nỗi buồn sông núi của một trí thức yêu nước sống trong thân phận vong quốc nô, nỗi buồn của một thế hệ thanh niên yêu nước sống dưới thời Pháp đương thời.
Bức tranh thiên nhiên gây ấn tượng bởi vẻ đẹp kì vĩ mĩ lệ của khung cảnh trời chiều đậm màu sắc nhưng bức tranh quá rộng lớn làm đầy lên nỗi cô đơn nhớ thương khắc khoải của nhân vật trữ tình.
Tràng giang là tiếng buồn của hồn thơ Huy Cận được gợi lên từ sự đối lập giữa không gian mênh mông cao rộng với nhỏ bé mong manh. Nỗi buồn không hoàn toàn vô cớ đó là nỗi buồn thương về kiếp người cuộc đời về quê hương đất nước. Nỗi buồn gắn với quan niệm thẩm mĩ của các nhà thơ mới cái đẹp sánh đôi với cái buồn. Đó cũng là nỗi buồn của thế hệ thanh niên mà trong thơ của Huy Cận thường đem nỗi buồn vào vũ trụ bao la. Bài thơ còn là sự kết hợp hài hào giữa yếu tố cổ điển và hiện đại với các nghệ thuật thất ngôn trường thiên, phép đối ngẫu, thi tứ, bút pháp tả cảnh ngụ tình lấy điểm tả diện đã làm nổi bật khổ cuối của bài thơ.
Tuy chỉ là một khổ thơ nhưng khổ thơ cuối lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc bộc lộ tâm trạng của Huy Cận khi đứng trên quê hương ngắm nhìn cảnh đẹp kì vĩ trên đất nước mình mà trong lòng không khỏi bồi hồi xúc động từ đó bộ lộ tình yêu thiên nhiên yêu quê hương kín đáo mà cũng tha thiết của tác giả.
Đọc khổ thơ khơi gợi trong chúng ta tình yêu quê hương đất nước tha thiết, yêu cảnh sắc quê hương mình từ đó mà dạy chúng ta cách trân trọng cuộc sống, trân trọng những gì đang có.
Quê hương trong mỗi chúng ta vô cùng sâu đậm là nới ta sinh ra, lớn lên và được sống trong cuộc sống ấm no hạnh phúc. Quê hương là nhà là những gì thân thuộc nhất mà mỗi khi đi xa ta đều muốn quay trở về. Và tình yêu quê hương với mỗi người cũng khác nhau và cách thể hiện tình yêu ấy cũng khác nhau. Một tình yêu mãnh liệt nồng nàn hay là tình yêu âm thầm lặng lẽ nhưng âm ỉ. Là một người yêu quê hương , yêu cuộc sống của người dân mình nên tôi rất trân trọng những gì mình đang có và cả cuộc sống hòa bình này bởi để có được cuộc sống tự do như ngày hôm nay đã có biết bao nhiêu người đã phải ngã xuống hi sinh tính mạng gia đình mình để cống hiến cho quê hương đất nước. Những người đó thật đáng ngợi ca. Trong chương trình Ngữ văn lớp 11 khi làm dạng bài phân tích thường có đề phân tích khổ thơ cuối bài Tràng giang. Dưới đây là bài làm chi tiết cho đề bài này mong rằng các bạn sẽ có một định hướng đúng và bài làm tốt nhất. Để làm được đề bài này ta sẽ phân tích từng câu, đánh giá nội dung, nghệ thuật và tình cảm tác giả dành cho quê hương đất nước.
BÀI LÀM: PHÂN TÍCH KHỔ CUỐI BÀI TRÀNG GIANG
Đọc thơ của Huy Cận người đọc cảm nhận rõ được tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước sâu nặng trong lòng ông. Bằng tình yêu nồng nàn và luôn cháy trong tim ông luôn hướng về quê hương đất nước dù hiện tại ông đang đứng trên mảnh đất quê hương. Khổ cuối bài Tràng giang là tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.
Tác giả với tình yêu quê hương đất nước yêu cảnh sắc quê hương vì thế mà bức tranh thiên nhiên vẫn tiếp tục được mở ra với những chi tiết mới:
“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ : bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.”
Nhấn để mở rộng...
Câu thơ đầu đã gợi mở ra cảnh phía chân trời xa, những đám mây trắng chồng xếp lên nhau trùng trùng điệp điệp dưới phản chiếu ánh dương lấp lánh như núi bạc. Huy Cận học ý thơ của Đỗ Phủ qua bản dịch nghĩa của Nguyễn Công Trứ: “Mặt đất mây đùn từ ải xa.” Đã phác họa bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, hoành tráng đẹp một cách tráng lệ lung linh.
Nhưng đến câu thơ thứ hai: “Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa”. Thơ xưa khi nói đến chiều thường buồn điểm xuyết trên nền không gian là cánh chim về tổ. Huy Cận vẽ cánh chim trao nghiêng đặt trong dấu hai chấm như để nhấn mạnh cả bóng chiều như rơi xuống góp phần gợi nỗi buồn da diết về sự bé nhỏ của con người giữa cuộc đời. Không gian rộng lớn bao la nhưng lại làm cánh chim nghiêng ngả với đôi cánh nhỏ của mình. Nhưng trong câu thơ trên Huy Cận có nhắc đến thời điểm “bóng chiều” là là khoảng thời gian đặc trưng cho tâm trạng nhớ nhà nhớ quê hương da diết của những người con xa quê chính vì thế mà hai câu tiếp theo đã bộc lộ rõ tâm trạng ấy:
“Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.”
Nhấn để mở rộng...
Lần đầu tiên thi sĩ bộc lộ tâm trạng nỗi nhớ quê hương được hiện lên từ khói hoàng hôn, từ con nước dợn dợn. Nó đã gợi ta nghĩ đến cảm giác đang rợn lên trong tâm trí con người hay những con sóng nhấp nhô trên sóng nước rất khó phân định chỉ biết qua từ “dợn dợn” sóng nước, sóng lòng đang hòa quyện vào nhau mênh mang trên dòng sông. Chỉ biết tấm lòng thương nhớ quê hương không chỉ ở trong ý thức mà đã xâm lấn cảm giác của con người thấm thía.
Câu thứ 4 “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” tính đối thoại với một tình cảm quan niệm thơ đi trước cho ta nghĩ đến tiếng thơ của Thôi Hiệu:
“Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai”
Nhấn để mở rộng...
Với Huy Cận không cần khói sóng nào cần đến tác dụng của ngoại cảnh mà vẫn nhớ quê hương, nỗi niềm thương nhớ luôn thường trực trong lòng người. Đó là cách bày tỏ tình cảm thật sâu sắc. Cũng giống như Bà Huyện Thanh Quan
“Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”
Nhấn để mở rộng...
Đứng trên quê hương, đất nước mà vẫn nhớ quê hương đất nước. Phải chăng đó là nỗi buồn sông núi của một trí thức yêu nước sống trong thân phận vong quốc nô, nỗi buồn của một thế hệ thanh niên yêu nước sống dưới thời Pháp đương thời.
Bức tranh thiên nhiên gây ấn tượng bởi vẻ đẹp kì vĩ mĩ lệ của khung cảnh trời chiều đậm màu sắc nhưng bức tranh quá rộng lớn làm đầy lên nỗi cô đơn nhớ thương khắc khoải của nhân vật trữ tình.
Tràng giang là tiếng buồn của hồn thơ Huy Cận được gợi lên từ sự đối lập giữa không gian mênh mông cao rộng với nhỏ bé mong manh. Nỗi buồn không hoàn toàn vô cớ đó là nỗi buồn thương về kiếp người cuộc đời về quê hương đất nước. Nỗi buồn gắn với quan niệm thẩm mĩ của các nhà thơ mới cái đẹp sánh đôi với cái buồn. Đó cũng là nỗi buồn của thế hệ thanh niên mà trong thơ của Huy Cận thường đem nỗi buồn vào vũ trụ bao la. Bài thơ còn là sự kết hợp hài hào giữa yếu tố cổ điển và hiện đại với các nghệ thuật thất ngôn trường thiên, phép đối ngẫu, thi tứ, bút pháp tả cảnh ngụ tình lấy điểm tả diện đã làm nổi bật khổ cuối của bài thơ.
Tuy chỉ là một khổ thơ nhưng khổ thơ cuối lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc bộc lộ tâm trạng của Huy Cận khi đứng trên quê hương ngắm nhìn cảnh đẹp kì vĩ trên đất nước mình mà trong lòng không khỏi bồi hồi xúc động từ đó bộ lộ tình yêu thiên nhiên yêu quê hương kín đáo mà cũng tha thiết của tác giả.
Đọc khổ thơ khơi gợi trong chúng ta tình yêu quê hương đất nước tha thiết, yêu cảnh sắc quê hương mình từ đó mà dạy chúng ta cách trân trọng cuộc sống, trân trọng những gì đang có.