Hướng dẫn làm bài viết số 1 lớp 10 đề 3: Nêu cảm nghĩ sâu sắc về câu chuyện : “Chiếc lược ngà” có dàn ý và bài viết tham khảo
Gia đình với mỗi chúng ta quan trọng vô giá. Người ta nói “ Một giọt máu đào hơn ao nước lã” cũng bởi vì những con người mang trong mình cùng dòng máu huyết quản, dù có những mâu thuẫn, những xích mích hay phải xa cách thì hình ảnh vẫn luôn khắc ghi trong tim. Trong chiến tranh, đó là khoảng thời gian khiến bao gia đình phải xa cách. Người đàn ông trụ cột trong gia đình phải tham gia chiến đấu, giữ độc lập hoà bình. Chiến tranh phi nghĩa khiến chồng xa vợ, cha xa con, cha không biết mặt con cũng như con chẳng kịp biết mặt cha. Nhưng dù chia cách là thế, tình cảm gia đình không thể bị chiến tranh vùi nát mà chính chiến tranh lại đốt cháy, làm bùng lên ngọn lửa của tình yêu thương gia đình. Đó chính là ngọn lửa bất diệt và mạnh mẽ nhất. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng kể về câu chuyện tình cảm cha con sâu sắc của bé Thu và ông Sáu. Để làm bài viết số 1 lớp 10 đề 3: nêu cảm nghĩ sâu sắc về câu chuyện ta phải nêu cảm nghĩ theo cốt truyện: cuộc gặp gỡ sau 7 năm xa cách, 3 ngày ông sáu ở nhà và ông Sáu ở chiến khu rồi hi sinh. Dưới đây là bài viết và dàn ý hướng dẫn bài viết số 1 lớp 10 đề 3 giúp các bạn có bài viết hay.
DÀN Ý BÀI VIẾT SỐ 1 LỚP 10 ĐỀ 3: NÊU CẢM NGHĨ SÂU SẮC VỀ CÂU CHUYỆN: “ CHIẾC LƯỢC NGÀ”
I. MỞ BÀI:
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống thực dân Mỹ xâm lược, một trong những cây bút nổi tiếng viết về đề tài gia đình trong chiến tranh
Truyện “Chiếc lược ngà” được sáng tác năm 1966 là câu chuyện cảm động về tính cha con thời kì này
II. THÂN BÀI:
Cuộc gặp gỡ của 2 cha con sau 7 năm xa cách:
Ông Sáu phải ra chiến trường khi bé Thu được 1 tuổi, nhân 1 lần có dịp ghé thăm nhà sau 7 năm, ông mới được gặp mặt con
Trên đường trở về, trong lòng ông mong ngóng, chờ đợi, nóng lòng được ôm con, yêu thương con gái
Nhưng bé Thu lại tỏ thái độ thờ ơ, xa lánh vì bức ảnh mà em tin là cha mình không giống như ông Sáu, và dứt quyết không nhận cha
Ông Sáu làm mọi hành động mong chờ con gái nhận cha, nhưng đều vô vọng. Bữa cơm, ông gắp cho bé Thu cái trứng cá, nó hất ra khỏi bát, làm cơm văng tung toé. Anh Sáu nổi giận, đánh con 1 cái vào mông, bé Thu giận và chèo thuyền sang nhà bà ngoại
Cảnh chia tay đầy cảm động:
Bé Thu nghe bà ngoại kể về vết sẹo trên gương mặt anh Sáu, bé Thu im lặng, suy nghĩ
Sáng hôm sau, em theo mọi người về tiễn cha, đứng trong góc nhà với đôi mắt lạ thường
Giây phút anh Sáu nói lời chia tay, bé Thu bật khóc, gọi lớn tiếng ba đầu tiên trong đời. Tiếng gọi đầy yêu thương, ăn năn và hối lỗi vì những hành động em đã làm. Tiếng gọi nghe đầy xót xa vì đến giây phút cuối mới có thể bật lên thành lời.
Anh Sáu ở chiến khu và hi sinh
Quay về chiến khu, với lời hứa mang tặng bé Thu cây lược, anh Sáu cất công tự tay làm chiếc lược cho cô con gái và luôn mang theo nó bên cạnh mình
Nhưng rồi, anh Sáu hi sinh, trước khi chết, anh gửi bác Ba cây lược, qua ánh mắt nhìn của anh Sáu, bác Ba hiểu được tâm tình, mong muốn đầy yêu thương của anh.
Anh Sáu hi sinh nhưng tình yêu dành cho con vẫn còn cháy mãi
III. KẾT BÀI:
Truyện “Chiếc lược ngà” như đã diễn tả chân thực tình cha con thắm thiết và sâu nặng. Trong hoàn cảnh chiến tranh, tình cảm ấy càng thiêng liêng, ngời sáng.
BÀI VIẾT SỐ 1 LỚP 10 ĐỀ 3: NÊU CẢM NGHĨ SÂU SẮC VỀ CÂU CHUYỆN: “ CHIẾC LƯỢC NGÀ” 1
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Mỹ xâm lược, một trong những cây bút nổi tiếng viết về đề tài gia đình trong chiến tranh. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” được sáng tác năm 1966 là câu chuyện cảm động về tình cha con thời kì đất nước đang kháng chiến trường kì bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Nguyễn Quang Sáng viết tác phẩm “Chiếc lược ngà” khi mà Miền Bắc nước ta đã giải phóng đang tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa, tăng gia sản xuất và chi viện cho tiền tuyến Miền Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh Nam- Bắc chia hai nhiều người con miền Bắc đã phải đi bộ dọc rừng Trường Sơn để vào Miền Nam đánh Mỹ cứu nước thống nhất nước nhà, nhiều gia đình vì thế mà ly biệt. Lấy bối cảnh này, ông đã kể lại câu chuyện về cha con ông Sáu đầy cảm động.
Chiến tranh bùng nổ, ông Sáu phải lên đường ra chiến khu khi bé Thu mới được một tuổi. Mang trong mình nỗi nhớ mong, ông chờ đợi ngày trở về gặp lại con. Bé Thu xa cha từ ngày nhỏ, chưa một lần gặp cha, chỉ biết qua tấm ảnh đã mờ, nhưng trong em luôn ngập một lòng yêu cha. Sau 7 năm xa cách, một lần qua nhà ra chiến khu, ông Sáu nóng lòng được gặp con. Thuyền chưa cập bến, ông đã vội vàng nhảy lên bờ để mong chờ ôm cô con gái bé bỏng vào lòng. Nhưng trái lại với sự vui mừng của ông, là gương mặt lạnh lung, thái độ sợ hãi, xa lánh của bé Thu. Trái tim ông đau nhói như tan ra thành vụn, Đứa con gái ông chờ đợi ngày đêm để yêu thương lại xa lánh ông.
Tuy thất vọng và buồn bã, nhưng ba ngày nghỉ phép, ông Sáu hết mực vỗ về bé Thu, mong em chịu nhận mình là cha. Nhưng ông càng gần, bé Thu lại càng xa. Cơm sôi, cần chắt nước, nó gọi ông Sáu giúp nhưng nhất quyết không gọi là ba. Và không cần sự giúp đỡ của ông, nó bướng bỉnh tự làm. Trong một bữa cơm nó đã hất miếng trứng cá ra khỏi bát mà ông đã gắp cho nó, ông tức quá nên đã đánh nó, nó bỏ chạy sang nhà bà ngoại ở. Hành động của nó đáng thương hơn đáng trách. Bởi nó không gọi ông Sáu là cha vì trong lòng nó người cha của nó là người đàn ông trong bức ảnh. Nhưng ông Sáu lại mang trên gương mặt vết sẹo dài. Chính vết sẹo khiên nó không chịu nhận ông là cha. Đêm đó, nghe bà ngoại kể chuyện, nó hiểu ra, và bắt đầu thấy ăn năn.
Sáng hôm sau, nó theo mọi người về nhà tiễn cha. Khác mọi ngày, bé Thu đứng trong góc nhà, đôi mắt như có điều gì khó hiểu. Khi ông Sáu tiến lại, gặng cười, xoa đầu nó: “Thôi ba đi nghe con”, bé Thu thét lên một tiếng “Ba”, chạy lại ôm chặt cổ ông Sáu, ghì chặt. Hành động nhanh chóng, hấp tấp, vội vàng của em thể hiện tình cảm của em đã bộc lộ hết. Ông Sáu vui mừng, rưng rưng giọt nước mắt. Đến giây phút cuối cùng, tình cảm cha con mới được thể hiện. Tiếng gọi đầy yêu thương, ăn năn và hối lỗi vì những hành động em đã làm. Tiếng gọi nghe đầy xót xa vì đến giây phút cuối mới có thể bật lên thành lời. Nhưng rồi, giây phút ngắn ngủi ấy qua đi, ông Sáu phải quay lại chiến khu với lời hứa trở về cùng cây lược
Trở về chiến khu, bao nhớ nhung bao day dứt vì lỡ đánh con dồn lại vào cây lược ông hứa làm tặng bé Thu. Ông kiếm chiếc ngà voi đẹp nhất, tỉ mỉ tự tay đẽo gọt cây lược. Ông Sáu khi ấy như người thợ mộc điêu nghệ cẩn thận tạo ra chiếc lược bằng tất cả trái tim, tình yêu sâu sắc. Làm xong nó, ông cất kĩ vào túi áo, thỉnh thoảng lấy ra vuốt lên tóc và ngắm nó như hiện hình của bé Thu. Nhưng chiếc lược chưa được tận tay đưa thì ông Sáu đã hi sinh vì viên đạn của kẻ thù. Ông đã trao lại cho người bạn tri kỉ của mình trước khi nhắm mắt bằng một ánh nhìn khó tả, khó nói lên bằng lời.
Chiến tranh có thể cướp đi sinh mạng của ông Sáu, nhưng chiến tranh không thể làm dập tắt ngọn lửa yêu thương, tình cha con của ông Sáu. Mà chiến tranh chỉ càng làm bùng lên ngọn lửa ấy. Hình ảnh chiếc lược ngà như minh chứng cho tình cha con mãnh liệt. Và nó cũng như lời tố cáo chiến tranh phi nghĩa khiến gia đình phải chia cắt, cha con phải rời xa nhau, con không biết mặt cha,…
Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” đã diễn tả chân thực tình cha con thắm thiết và sâu nặng. Trong hoàn cảnh chiến tranh, tình cảm ấy càng thiêng liêng, ngời sáng.
BÀI VĂN MẪU 2 BÀI VIẾT SỐ 1 LỚP 10 ĐỀ 3: NÊU CẢM NGHĨ VỀ TRUYỆN NGẮN CHIẾC LƯỢC NGÀ
Là một nhà văn gắn bó với mảnh đất Nam Bộ, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã có những sáng tác rất đặc sắc trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Bằng tấm lòng và tài năng của một người nghệ sĩ chân chính với những sáng tác trong thời kì kháng chiến, ông đã để lại nhiều dấu ấn trong lòng bạn đọ. Trong số ấy có truyện ngắn “Chiếc lược ngà”. Truyện là những trang văn cảm động về tình phụ tử sâu nặng, thiêng liêng mà bom đạn chiến tranh không thể nào hủy diệt được cũng như sự tiếp nối của các thế hệ trong chiến tranh để cứu giúp đất nước.
Nội dung chính của truyện xoay quanh hai tình huống chính. Thứ nhất đó là ông Sáu đi chiến khu từ khi bé thu còn nhỏ đến khi trở về thì cô bé đã tám tuổi, mặc dầu tình yêu thương sâu nặng của ông Sáu nhưng bé Thu vẫn lạnh nhạt và xa lánh ông bởi trên mặt ông có vết thẹo dài khác với người cha trong ảnh. Tình huống thứ hai, là khi bé Thu nhận ra được tình cảm và sự hi sinh cao đẹp của người cha mình thì cũng là lúc trong cô nảy nở tình yêu thương ba mãnh liệt nhưng cũng đúng vào giờ phút ông Sáu phải ra đi vào chiến khu tiếp tục cuộc hành trình dang dở. qua hia tình huống ấy, nhà văn bộc lộ được rõ ràng tính cách cao đẹp của cả ông Sáu và bé Thu.
Ông Sáu là một người chiến sĩ cách mạng yêu nước, sẵn sàng hi sinh gia đình và niềm thương nhớ con để lên đường theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, đồng thời trên cả tư cách là một người chiến sĩ ông còn là một người cha vĩ đại giàu lòng yêu thương con. Còn bé Thu, một cô bé ương ngạnh, bướng bỉnh có cá tính mạnh mẽ, quyết liệt. chính phẩm chất ấy đã giúp em sau này trở thành mọt cô giao liên dũng cảm, thông minh, gan dạ. hơn thể, Thu cũng là một em bé với tâm hồn tinh tế, trong sáng của trẻ thơ, yêu thương người cha của mình một cách mãnh liệt, trước đó em xa lánh ông Sáu vì cương quyết cho rằng đó không phải người cha thật của mình, em chỉ tin và yêu một người cha trong tấm hình chụp chung với má, điều đó cho thấy tình cảm của em sâu sắc, mãnh liệt. đến khi nhận ra ba, em gào thét tiếng ba như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Qua cách xây dựng tài tình và lôgic của nhà văn, tính cách nhân vật được bộc lộ, cốt truyện được phát triển và đồng thời cũng gửi gắm những thông điệp quý giá thiêng liêng về tình phụ tử thiêng liêng mà bom đạn chiến tranh không thể nào tiêu dệt được. Chính những giá trị nhân văn ấy mà “Chiếc lược ngà” là một trong số những tác phẩm được yêu thích và ngợi ca trong đề tài về chiến tranh, mang cảm hứng sử thi và lãng mạn tuyệt đep.
Không chỉ dừng lại ở cốt truyện, cách xây dựng nhân vật bằng cách miêu tả hành động, nội tâm một cách tinh vi phức tạp, đa chiều. Ngôn ngữ độc thoại, đối thoại, độc thoại nội tâm đã giúp cho việc khắc họa nhân vật trở nên đậm nét và hấp dẫn hơn. Nhan đề của truyện cũng chính là một cánh cửa mở ra một thế giới tư tưởng, bắc một nhịp cầu để người đọc hiểu hơn về thông điệp tác giả. Chiếc lượng ngà là đầu mối câu chuyện về tình cha con thiêng liêng, cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng. nó cũng là kỉ vật của người cha, gợi bao kỉ niệm về tình cha con thiêng liêng sâu nặng bây giờ và mãi mãi về sau, nó thắp lên trong lòng đứa con niềm tự hào về người cha, cũng là nhân chứng cho nỗi đau chiến tranh.
Băng tấm lòng và tài năng củ mình, Nguyễn Quang Sáng đã gửi gắm những thông điệp cao đẹp về tình phụ tử thiêng liêng, về nỗi đau chiến tranh mà con người đã phải trải qua. Đồng thời thắp lên trong lòng độc giả hình ảnh hai nhân vật ông Sáu và bé Thu hiện lên thật đẹp, cao quý. “chiếc lượng ngà” sẽ còn là một tác phẩm không thể thiếu khi nhắc về đề tài chiến tranh, về tình phụ tử thiêng liêng.
Gia đình với mỗi chúng ta quan trọng vô giá. Người ta nói “ Một giọt máu đào hơn ao nước lã” cũng bởi vì những con người mang trong mình cùng dòng máu huyết quản, dù có những mâu thuẫn, những xích mích hay phải xa cách thì hình ảnh vẫn luôn khắc ghi trong tim. Trong chiến tranh, đó là khoảng thời gian khiến bao gia đình phải xa cách. Người đàn ông trụ cột trong gia đình phải tham gia chiến đấu, giữ độc lập hoà bình. Chiến tranh phi nghĩa khiến chồng xa vợ, cha xa con, cha không biết mặt con cũng như con chẳng kịp biết mặt cha. Nhưng dù chia cách là thế, tình cảm gia đình không thể bị chiến tranh vùi nát mà chính chiến tranh lại đốt cháy, làm bùng lên ngọn lửa của tình yêu thương gia đình. Đó chính là ngọn lửa bất diệt và mạnh mẽ nhất. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng kể về câu chuyện tình cảm cha con sâu sắc của bé Thu và ông Sáu. Để làm bài viết số 1 lớp 10 đề 3: nêu cảm nghĩ sâu sắc về câu chuyện ta phải nêu cảm nghĩ theo cốt truyện: cuộc gặp gỡ sau 7 năm xa cách, 3 ngày ông sáu ở nhà và ông Sáu ở chiến khu rồi hi sinh. Dưới đây là bài viết và dàn ý hướng dẫn bài viết số 1 lớp 10 đề 3 giúp các bạn có bài viết hay.
DÀN Ý BÀI VIẾT SỐ 1 LỚP 10 ĐỀ 3: NÊU CẢM NGHĨ SÂU SẮC VỀ CÂU CHUYỆN: “ CHIẾC LƯỢC NGÀ”
I. MỞ BÀI:
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống thực dân Mỹ xâm lược, một trong những cây bút nổi tiếng viết về đề tài gia đình trong chiến tranh
Truyện “Chiếc lược ngà” được sáng tác năm 1966 là câu chuyện cảm động về tính cha con thời kì này
II. THÂN BÀI:
Cuộc gặp gỡ của 2 cha con sau 7 năm xa cách:
Ông Sáu phải ra chiến trường khi bé Thu được 1 tuổi, nhân 1 lần có dịp ghé thăm nhà sau 7 năm, ông mới được gặp mặt con
Trên đường trở về, trong lòng ông mong ngóng, chờ đợi, nóng lòng được ôm con, yêu thương con gái
Nhưng bé Thu lại tỏ thái độ thờ ơ, xa lánh vì bức ảnh mà em tin là cha mình không giống như ông Sáu, và dứt quyết không nhận cha
Ông Sáu làm mọi hành động mong chờ con gái nhận cha, nhưng đều vô vọng. Bữa cơm, ông gắp cho bé Thu cái trứng cá, nó hất ra khỏi bát, làm cơm văng tung toé. Anh Sáu nổi giận, đánh con 1 cái vào mông, bé Thu giận và chèo thuyền sang nhà bà ngoại
Cảnh chia tay đầy cảm động:
Bé Thu nghe bà ngoại kể về vết sẹo trên gương mặt anh Sáu, bé Thu im lặng, suy nghĩ
Sáng hôm sau, em theo mọi người về tiễn cha, đứng trong góc nhà với đôi mắt lạ thường
Giây phút anh Sáu nói lời chia tay, bé Thu bật khóc, gọi lớn tiếng ba đầu tiên trong đời. Tiếng gọi đầy yêu thương, ăn năn và hối lỗi vì những hành động em đã làm. Tiếng gọi nghe đầy xót xa vì đến giây phút cuối mới có thể bật lên thành lời.
Anh Sáu ở chiến khu và hi sinh
Quay về chiến khu, với lời hứa mang tặng bé Thu cây lược, anh Sáu cất công tự tay làm chiếc lược cho cô con gái và luôn mang theo nó bên cạnh mình
Nhưng rồi, anh Sáu hi sinh, trước khi chết, anh gửi bác Ba cây lược, qua ánh mắt nhìn của anh Sáu, bác Ba hiểu được tâm tình, mong muốn đầy yêu thương của anh.
Anh Sáu hi sinh nhưng tình yêu dành cho con vẫn còn cháy mãi
III. KẾT BÀI:
Truyện “Chiếc lược ngà” như đã diễn tả chân thực tình cha con thắm thiết và sâu nặng. Trong hoàn cảnh chiến tranh, tình cảm ấy càng thiêng liêng, ngời sáng.
BÀI VIẾT SỐ 1 LỚP 10 ĐỀ 3: NÊU CẢM NGHĨ SÂU SẮC VỀ CÂU CHUYỆN: “ CHIẾC LƯỢC NGÀ” 1
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Mỹ xâm lược, một trong những cây bút nổi tiếng viết về đề tài gia đình trong chiến tranh. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” được sáng tác năm 1966 là câu chuyện cảm động về tình cha con thời kì đất nước đang kháng chiến trường kì bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Nguyễn Quang Sáng viết tác phẩm “Chiếc lược ngà” khi mà Miền Bắc nước ta đã giải phóng đang tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa, tăng gia sản xuất và chi viện cho tiền tuyến Miền Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh Nam- Bắc chia hai nhiều người con miền Bắc đã phải đi bộ dọc rừng Trường Sơn để vào Miền Nam đánh Mỹ cứu nước thống nhất nước nhà, nhiều gia đình vì thế mà ly biệt. Lấy bối cảnh này, ông đã kể lại câu chuyện về cha con ông Sáu đầy cảm động.
Chiến tranh bùng nổ, ông Sáu phải lên đường ra chiến khu khi bé Thu mới được một tuổi. Mang trong mình nỗi nhớ mong, ông chờ đợi ngày trở về gặp lại con. Bé Thu xa cha từ ngày nhỏ, chưa một lần gặp cha, chỉ biết qua tấm ảnh đã mờ, nhưng trong em luôn ngập một lòng yêu cha. Sau 7 năm xa cách, một lần qua nhà ra chiến khu, ông Sáu nóng lòng được gặp con. Thuyền chưa cập bến, ông đã vội vàng nhảy lên bờ để mong chờ ôm cô con gái bé bỏng vào lòng. Nhưng trái lại với sự vui mừng của ông, là gương mặt lạnh lung, thái độ sợ hãi, xa lánh của bé Thu. Trái tim ông đau nhói như tan ra thành vụn, Đứa con gái ông chờ đợi ngày đêm để yêu thương lại xa lánh ông.
Tuy thất vọng và buồn bã, nhưng ba ngày nghỉ phép, ông Sáu hết mực vỗ về bé Thu, mong em chịu nhận mình là cha. Nhưng ông càng gần, bé Thu lại càng xa. Cơm sôi, cần chắt nước, nó gọi ông Sáu giúp nhưng nhất quyết không gọi là ba. Và không cần sự giúp đỡ của ông, nó bướng bỉnh tự làm. Trong một bữa cơm nó đã hất miếng trứng cá ra khỏi bát mà ông đã gắp cho nó, ông tức quá nên đã đánh nó, nó bỏ chạy sang nhà bà ngoại ở. Hành động của nó đáng thương hơn đáng trách. Bởi nó không gọi ông Sáu là cha vì trong lòng nó người cha của nó là người đàn ông trong bức ảnh. Nhưng ông Sáu lại mang trên gương mặt vết sẹo dài. Chính vết sẹo khiên nó không chịu nhận ông là cha. Đêm đó, nghe bà ngoại kể chuyện, nó hiểu ra, và bắt đầu thấy ăn năn.
Sáng hôm sau, nó theo mọi người về nhà tiễn cha. Khác mọi ngày, bé Thu đứng trong góc nhà, đôi mắt như có điều gì khó hiểu. Khi ông Sáu tiến lại, gặng cười, xoa đầu nó: “Thôi ba đi nghe con”, bé Thu thét lên một tiếng “Ba”, chạy lại ôm chặt cổ ông Sáu, ghì chặt. Hành động nhanh chóng, hấp tấp, vội vàng của em thể hiện tình cảm của em đã bộc lộ hết. Ông Sáu vui mừng, rưng rưng giọt nước mắt. Đến giây phút cuối cùng, tình cảm cha con mới được thể hiện. Tiếng gọi đầy yêu thương, ăn năn và hối lỗi vì những hành động em đã làm. Tiếng gọi nghe đầy xót xa vì đến giây phút cuối mới có thể bật lên thành lời. Nhưng rồi, giây phút ngắn ngủi ấy qua đi, ông Sáu phải quay lại chiến khu với lời hứa trở về cùng cây lược
Trở về chiến khu, bao nhớ nhung bao day dứt vì lỡ đánh con dồn lại vào cây lược ông hứa làm tặng bé Thu. Ông kiếm chiếc ngà voi đẹp nhất, tỉ mỉ tự tay đẽo gọt cây lược. Ông Sáu khi ấy như người thợ mộc điêu nghệ cẩn thận tạo ra chiếc lược bằng tất cả trái tim, tình yêu sâu sắc. Làm xong nó, ông cất kĩ vào túi áo, thỉnh thoảng lấy ra vuốt lên tóc và ngắm nó như hiện hình của bé Thu. Nhưng chiếc lược chưa được tận tay đưa thì ông Sáu đã hi sinh vì viên đạn của kẻ thù. Ông đã trao lại cho người bạn tri kỉ của mình trước khi nhắm mắt bằng một ánh nhìn khó tả, khó nói lên bằng lời.
Chiến tranh có thể cướp đi sinh mạng của ông Sáu, nhưng chiến tranh không thể làm dập tắt ngọn lửa yêu thương, tình cha con của ông Sáu. Mà chiến tranh chỉ càng làm bùng lên ngọn lửa ấy. Hình ảnh chiếc lược ngà như minh chứng cho tình cha con mãnh liệt. Và nó cũng như lời tố cáo chiến tranh phi nghĩa khiến gia đình phải chia cắt, cha con phải rời xa nhau, con không biết mặt cha,…
Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” đã diễn tả chân thực tình cha con thắm thiết và sâu nặng. Trong hoàn cảnh chiến tranh, tình cảm ấy càng thiêng liêng, ngời sáng.
BÀI VĂN MẪU 2 BÀI VIẾT SỐ 1 LỚP 10 ĐỀ 3: NÊU CẢM NGHĨ VỀ TRUYỆN NGẮN CHIẾC LƯỢC NGÀ
Là một nhà văn gắn bó với mảnh đất Nam Bộ, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã có những sáng tác rất đặc sắc trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Bằng tấm lòng và tài năng của một người nghệ sĩ chân chính với những sáng tác trong thời kì kháng chiến, ông đã để lại nhiều dấu ấn trong lòng bạn đọ. Trong số ấy có truyện ngắn “Chiếc lược ngà”. Truyện là những trang văn cảm động về tình phụ tử sâu nặng, thiêng liêng mà bom đạn chiến tranh không thể nào hủy diệt được cũng như sự tiếp nối của các thế hệ trong chiến tranh để cứu giúp đất nước.
Nội dung chính của truyện xoay quanh hai tình huống chính. Thứ nhất đó là ông Sáu đi chiến khu từ khi bé thu còn nhỏ đến khi trở về thì cô bé đã tám tuổi, mặc dầu tình yêu thương sâu nặng của ông Sáu nhưng bé Thu vẫn lạnh nhạt và xa lánh ông bởi trên mặt ông có vết thẹo dài khác với người cha trong ảnh. Tình huống thứ hai, là khi bé Thu nhận ra được tình cảm và sự hi sinh cao đẹp của người cha mình thì cũng là lúc trong cô nảy nở tình yêu thương ba mãnh liệt nhưng cũng đúng vào giờ phút ông Sáu phải ra đi vào chiến khu tiếp tục cuộc hành trình dang dở. qua hia tình huống ấy, nhà văn bộc lộ được rõ ràng tính cách cao đẹp của cả ông Sáu và bé Thu.
Ông Sáu là một người chiến sĩ cách mạng yêu nước, sẵn sàng hi sinh gia đình và niềm thương nhớ con để lên đường theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, đồng thời trên cả tư cách là một người chiến sĩ ông còn là một người cha vĩ đại giàu lòng yêu thương con. Còn bé Thu, một cô bé ương ngạnh, bướng bỉnh có cá tính mạnh mẽ, quyết liệt. chính phẩm chất ấy đã giúp em sau này trở thành mọt cô giao liên dũng cảm, thông minh, gan dạ. hơn thể, Thu cũng là một em bé với tâm hồn tinh tế, trong sáng của trẻ thơ, yêu thương người cha của mình một cách mãnh liệt, trước đó em xa lánh ông Sáu vì cương quyết cho rằng đó không phải người cha thật của mình, em chỉ tin và yêu một người cha trong tấm hình chụp chung với má, điều đó cho thấy tình cảm của em sâu sắc, mãnh liệt. đến khi nhận ra ba, em gào thét tiếng ba như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Qua cách xây dựng tài tình và lôgic của nhà văn, tính cách nhân vật được bộc lộ, cốt truyện được phát triển và đồng thời cũng gửi gắm những thông điệp quý giá thiêng liêng về tình phụ tử thiêng liêng mà bom đạn chiến tranh không thể nào tiêu dệt được. Chính những giá trị nhân văn ấy mà “Chiếc lược ngà” là một trong số những tác phẩm được yêu thích và ngợi ca trong đề tài về chiến tranh, mang cảm hứng sử thi và lãng mạn tuyệt đep.
Không chỉ dừng lại ở cốt truyện, cách xây dựng nhân vật bằng cách miêu tả hành động, nội tâm một cách tinh vi phức tạp, đa chiều. Ngôn ngữ độc thoại, đối thoại, độc thoại nội tâm đã giúp cho việc khắc họa nhân vật trở nên đậm nét và hấp dẫn hơn. Nhan đề của truyện cũng chính là một cánh cửa mở ra một thế giới tư tưởng, bắc một nhịp cầu để người đọc hiểu hơn về thông điệp tác giả. Chiếc lượng ngà là đầu mối câu chuyện về tình cha con thiêng liêng, cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng. nó cũng là kỉ vật của người cha, gợi bao kỉ niệm về tình cha con thiêng liêng sâu nặng bây giờ và mãi mãi về sau, nó thắp lên trong lòng đứa con niềm tự hào về người cha, cũng là nhân chứng cho nỗi đau chiến tranh.
Băng tấm lòng và tài năng củ mình, Nguyễn Quang Sáng đã gửi gắm những thông điệp cao đẹp về tình phụ tử thiêng liêng, về nỗi đau chiến tranh mà con người đã phải trải qua. Đồng thời thắp lên trong lòng độc giả hình ảnh hai nhân vật ông Sáu và bé Thu hiện lên thật đẹp, cao quý. “chiếc lượng ngà” sẽ còn là một tác phẩm không thể thiếu khi nhắc về đề tài chiến tranh, về tình phụ tử thiêng liêng.