Hướng dẫn đề bài cảm nhận bài thơ “Tại lầu Hoàng hạc tống Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng lăng” hay nhất có dàn ý và bài làm.
Sự giao thoa về nền văn hóa, phong tục đã phần nào tác động ít nhiều đến cả nên đường nét màu sắc đậm chất Đường thi. Có bao giờ chúng ta thắc mắc hay tò mò về những thứ gọi là đậm nét Đường thi ấy mang những bản sắc riêng hay độc đáo như thế nào? Và để tìm hiểu, khám phá thế giới độc đáo ấy đòi hỏi chúng ta phải có sự lựa chọn tác phẩm một cách khôn khéo. Bài thơ “Tại Hoàng Hạc lâu tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” của Lí Bạch là một ví dụ điển hình. Trong chương trình Ngữ văn 10 chúng ta tập trung ít nhiều về mảng văn học trung đại và trong đó có bài thơ nổi tiếng này của Lí Bạch – “Tại lầu hoàng hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng”. Dưới đây là dàn bài và một bài làm chi tiết, mong rằng có thể phần nào giúp các bạn đính hướng đúng và làm bài tốt nhất. Để làm được dạng đề này chúng ta cần phân tích, soi xét kĩ về mặt nội dung và hình thức nghệ thuật mà tác giả gửi gắm.
DÀN Ý CẢM NHẬN BÀI THƠ “TẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG”
1.MỞ BÀI
Giới thiệu bài thơ
2.THÂN BÀI
- Hai câu đầu:
- Tái hiện đầy đủ bức tranh hiện thực của buổi chia ly
- Cảnh chia ly trong con mắt trữ tình và tâm hồn bay bổng
- Qua đó bộc lộ tình cảm
- Không gian giàu tính biểu tượng
- Hai câu sau:
- Hình ảnh, các tín hiệu nghệ thuật, ngắt nghỉ nhịp.
- Qua đó thấy được nỗi lòng tâm tư của nhà thơ.
3.KẾT BÀI
Khẳng định giá trị của bài thơ
BÀI LÀM: CẢM NHẬN BÀI THƠ “TẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG”
Sống trong thời đại nhà Đường, Lí Bạch luôn là một trong những nhà thơ có tầm trong nền văn học. Chẳng bởi thế mà người đời tôn ông là bậc “thi tiên” vĩ đại. Là một nhà thơ lãng mạn lớn bậc nhất, những thành quả ông để lại là hơn 1000 bài thơ chủ yếu viết về thiên nhiên, chiến tranh, tình yêu... Con người tài hoa, sống tự do phóng khoáng, mang hình ảnh đâm nét của một người tri thức có hoài bão và ước mơ lớn lao. Trong đó bài “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu:
“Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu
Cô phàm viễn ảnh bích không tận
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu”
Nhấn để mở rộng...
Bài thơ có đề tài khá quen thuộc, thường bắt gặp trong văn học trung đại: tiễn biệt, tiễn bạn. Ở đây tình huống trữ tình là lên cao để tiễn bạn – khoảng khắc cảm động, khép mở những tâm sự kín đáo, những rung động đáy lòng cảu kẻ đi, người ở. Tình bạn là thứ tình cảm được phản ánh rộng rãi, sâu sắc trong thơ Đường, đó là thứ tình cảm dựa trên mối quan hệ hai chiều, bình đẳng hơn so với những tình cảm khác. Hướng tới tình bạn trong thơ Đường luôn bộc lộ khát vọng hòa nhập, tìm đến tri kỉ để khỏa nỗi cô đơn. Vì thế, giữa các nhà thơ Đường luôn xuất hiện tình bạn vong niên đẹp, trong đó có tình bạn Mạnh Hạo Nhiên và Lí Bạch. Đây là sự hòa hợp thâm tình giữa hai hồn thiên và hai cuộc đời đồng điệu.
Hai câu thơ đầu của bài thơ tái hiện đầy đủ, giản dị, sinh động bức tranh hiện thực của buổi chia ly:
“Cố nhân tây tây từ Hoàng Hạc lâu
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”
Nhấn để mở rộng...
Người đi ở đây là Mạnh Hạo Nhiên còn kẻ tiễn là Lí Bạch. Nơi đi chính là lầu Hoàng Hạc cao 5 tầng với vẻ đẹp tinh khiết, đầy chiêm nghiệm nơi đây còn nơi đến là Dương Châu, chốn phồn hoa đô hội thời Đường. Thời gian lúc này là giữa tháng ba đầy hoa nở lẫn khói mây, vốn là biểu tượng cho vẻ phồn thịnh của cảnh vật. Phương tiện đưa tiễn là con thuyền đi trên dòng sông Trường giang rộng lớn. Hướng đi: tây sang đông, cũng chính là sự xa cách dần đều với lầu Hoàng Hạc nơi đây. Cảnh chia ly trong con mắt trữ tình và tâm hồn lãng mạn bay bổng của tác giả thoáng chút buồn cổ kính, nhưng không u ám. Ngược lại, rất mỹ lệ bởi được tô điểm bằng nét tươi tắn giàu sức sống của khung cảnh mùa xuân. Đó là bức tranh lụa tươi sáng được vẽ lên từ phút giây gặp gỡ xuất thần giữa cảnh diễm lệ và một tâm hồn phóng khoáng, lịch lãm tài hoa còn ấp ủ nhiều khát vọng
Câu thơ không đơn giản là tái hiện cảnh mà còn bộc lộ tình cảm. “cố nhân” với chữ “cố” không chỉ là cũ, là đã qua mà còn được tâm niệm là những gì bền chặt vĩnh cửu thử thách qua thời gian. Nó được nhắc tới một cách đầy trang trọng, tin tưởng và hành động cung kính thể hiện qua chữ “từ”. Chọn không gian giàu tính biểu tượng là điểm đến điểm đi là một dụng ý nghệ thuật xuất phát từ nỗi niềm tâm sự nhà thơ. Hoàng hạc lâu hiện ra không gian nhuốm màu tiên cảnh mang vẻ đẹp thoát tục gợi buồn, cô đơn. Ngược lại Dương Châu lại là chốn phồn hoa đô hội. Nhìn bạn phải chăng Lí Bạch còn gợi nỗi băn khoăn: xa bạn, mất bạn. Đâm sâu bên trong ta còn gặp một tâm sự cất lên từ cuộc đời một nhà thơ, một con người hăm hở, tự do mà không được dùng đúng chỗ chỉ là “món ngự thiên”
Hai câu sâu với hình ảnh xuất hiện đầu tiên “cô phàm” gợi nỗi buồn lẻ loi, cô đơn. Là tín hiệu duy nhất để nhà thơ nhận biết hình ảnh kẻ ra đi. Nó hội tụ cái nhìn nhà thơ. Nhưng chẳng mấy chốc nó vượt ra khỏi tầm tay của tác giả.
“Cô phàm viễn ảnh bích không tận
Duy kiến Trường giang thiên tế lưu”
Nhấn để mở rộng...
Nhịp thơ 2/2/3 và sự xuất hiện các hình ảnh “cô phàm/ viễn cảnh/ bích không tận”. Câu thơ vẽ ra sự xa dẫn cánh buồm: ban đầu rõ, rồi mờ, thấp thoáng như thực như hư, cho tới khi cánh buồm mất hút vào khoảng trời xanh biếc. đó là quá trình chuyển ngày càng xa của con thuyền. Từ hình ảnh cánh buồm đi xa dần trong cái nhìn chăm chú của tác giả, ta như gặp một Lí Bạch vẫn đứng chơ vơ đơn côi tại lầu Hoàng Hạc. Hiện thực chia ly ấy tự nó đem đến một sự hụt hẫng, ngậm ngùi. Từ đó khắc họa sự cô đơn người đi và nỗi niềm người đưa tiễn.
Trên dòng trường giang nhộn nhịp tác giả chỉ nhìn thấy duy có con thuyền của bạn, thấy nó lẻ loi (mối quan hệ đối lập giữa cánh buồm nhỏ nhoi với nền trời xanh vô tận). Đấy là cái nhìn bên trong, nhìn bằng cả tâm tình. Phút giây chia ly chỉ còn một tình cảm thắm thiết của tác giả với Mạnh Hạo Nhiên khiến nhà tơ quên đi ngoại cảnh để lưu giữ hình ảnh người bạn trong tâm khẳm. Với tình cảm thăm thiết, tâm trạng hụt hẫng khiến nhà thơ nhận ra: người ra đi cũng trở nên cô đơn lẻ loi như mình. Con thuyền đi vào chốn phồn hoa mà vẫn còn đơn côi. Hay chữ “ côi” kia là sự hòa điệu, là sợi dây tương thông kẻ ở và người đi. Bằng niềm ý thương tha thiết, tác giả lấy tâm trạng mình để hóa giải tâm trạng người bạn, vẽ nên hình ảnh cô đơn cả kẻ ở người đi, và thế dù không thấy một MHN nhưng ta vẫn cảm nhận được tình bạn khó xa rời giữa hai người. Dòng trường giang rộng lớn vô biên mải miết chảy cuồn cuộn với tâm trạng nhớ nhung và dòng tình cảm dào dạt trong tâm hồn tác giả. Khi cái nhìn thị giác bên ngoài bất lực bao nhiêu thì cái nhìn bên trong tâm giác với tâm cảnh càng hiện rõ ra bây nhiêu. Tác giả đã hình ảnh hóa cảm xúc, tình cảm của mình một cách tự nhiên chân thật và cảm động. Qua đó nhà thơ gửi một dòng suy nghĩ hữu hạn, thể hiện mối tính thăm thẳm như dòng sông, vô tận như bầu trời.
Bài thơ là một bức tranh ly biệt cổ kính trang nhã, buồn nhưng trong sáng và cảm động. Không có nét bi phẫn những lại có cái da diết mênh mông không nói thành lời. Đằm sâu bên trong linh hồn bức tranh ta nhận ra một tình bạn đẹp, một tình bạn đã hóa thành những vẫn thơ dung dị, tuyệt mĩ.
Sự giao thoa về nền văn hóa, phong tục đã phần nào tác động ít nhiều đến cả nên đường nét màu sắc đậm chất Đường thi. Có bao giờ chúng ta thắc mắc hay tò mò về những thứ gọi là đậm nét Đường thi ấy mang những bản sắc riêng hay độc đáo như thế nào? Và để tìm hiểu, khám phá thế giới độc đáo ấy đòi hỏi chúng ta phải có sự lựa chọn tác phẩm một cách khôn khéo. Bài thơ “Tại Hoàng Hạc lâu tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” của Lí Bạch là một ví dụ điển hình. Trong chương trình Ngữ văn 10 chúng ta tập trung ít nhiều về mảng văn học trung đại và trong đó có bài thơ nổi tiếng này của Lí Bạch – “Tại lầu hoàng hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng”. Dưới đây là dàn bài và một bài làm chi tiết, mong rằng có thể phần nào giúp các bạn đính hướng đúng và làm bài tốt nhất. Để làm được dạng đề này chúng ta cần phân tích, soi xét kĩ về mặt nội dung và hình thức nghệ thuật mà tác giả gửi gắm.
DÀN Ý CẢM NHẬN BÀI THƠ “TẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG”
1.MỞ BÀI
Giới thiệu bài thơ
2.THÂN BÀI
- Hai câu đầu:
- Tái hiện đầy đủ bức tranh hiện thực của buổi chia ly
- Cảnh chia ly trong con mắt trữ tình và tâm hồn bay bổng
- Qua đó bộc lộ tình cảm
- Không gian giàu tính biểu tượng
- Hai câu sau:
- Hình ảnh, các tín hiệu nghệ thuật, ngắt nghỉ nhịp.
- Qua đó thấy được nỗi lòng tâm tư của nhà thơ.
3.KẾT BÀI
Khẳng định giá trị của bài thơ
BÀI LÀM: CẢM NHẬN BÀI THƠ “TẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG”
Sống trong thời đại nhà Đường, Lí Bạch luôn là một trong những nhà thơ có tầm trong nền văn học. Chẳng bởi thế mà người đời tôn ông là bậc “thi tiên” vĩ đại. Là một nhà thơ lãng mạn lớn bậc nhất, những thành quả ông để lại là hơn 1000 bài thơ chủ yếu viết về thiên nhiên, chiến tranh, tình yêu... Con người tài hoa, sống tự do phóng khoáng, mang hình ảnh đâm nét của một người tri thức có hoài bão và ước mơ lớn lao. Trong đó bài “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu:
“Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu
Cô phàm viễn ảnh bích không tận
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu”
Nhấn để mở rộng...
Bài thơ có đề tài khá quen thuộc, thường bắt gặp trong văn học trung đại: tiễn biệt, tiễn bạn. Ở đây tình huống trữ tình là lên cao để tiễn bạn – khoảng khắc cảm động, khép mở những tâm sự kín đáo, những rung động đáy lòng cảu kẻ đi, người ở. Tình bạn là thứ tình cảm được phản ánh rộng rãi, sâu sắc trong thơ Đường, đó là thứ tình cảm dựa trên mối quan hệ hai chiều, bình đẳng hơn so với những tình cảm khác. Hướng tới tình bạn trong thơ Đường luôn bộc lộ khát vọng hòa nhập, tìm đến tri kỉ để khỏa nỗi cô đơn. Vì thế, giữa các nhà thơ Đường luôn xuất hiện tình bạn vong niên đẹp, trong đó có tình bạn Mạnh Hạo Nhiên và Lí Bạch. Đây là sự hòa hợp thâm tình giữa hai hồn thiên và hai cuộc đời đồng điệu.
Hai câu thơ đầu của bài thơ tái hiện đầy đủ, giản dị, sinh động bức tranh hiện thực của buổi chia ly:
“Cố nhân tây tây từ Hoàng Hạc lâu
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”
Nhấn để mở rộng...
Người đi ở đây là Mạnh Hạo Nhiên còn kẻ tiễn là Lí Bạch. Nơi đi chính là lầu Hoàng Hạc cao 5 tầng với vẻ đẹp tinh khiết, đầy chiêm nghiệm nơi đây còn nơi đến là Dương Châu, chốn phồn hoa đô hội thời Đường. Thời gian lúc này là giữa tháng ba đầy hoa nở lẫn khói mây, vốn là biểu tượng cho vẻ phồn thịnh của cảnh vật. Phương tiện đưa tiễn là con thuyền đi trên dòng sông Trường giang rộng lớn. Hướng đi: tây sang đông, cũng chính là sự xa cách dần đều với lầu Hoàng Hạc nơi đây. Cảnh chia ly trong con mắt trữ tình và tâm hồn lãng mạn bay bổng của tác giả thoáng chút buồn cổ kính, nhưng không u ám. Ngược lại, rất mỹ lệ bởi được tô điểm bằng nét tươi tắn giàu sức sống của khung cảnh mùa xuân. Đó là bức tranh lụa tươi sáng được vẽ lên từ phút giây gặp gỡ xuất thần giữa cảnh diễm lệ và một tâm hồn phóng khoáng, lịch lãm tài hoa còn ấp ủ nhiều khát vọng
Câu thơ không đơn giản là tái hiện cảnh mà còn bộc lộ tình cảm. “cố nhân” với chữ “cố” không chỉ là cũ, là đã qua mà còn được tâm niệm là những gì bền chặt vĩnh cửu thử thách qua thời gian. Nó được nhắc tới một cách đầy trang trọng, tin tưởng và hành động cung kính thể hiện qua chữ “từ”. Chọn không gian giàu tính biểu tượng là điểm đến điểm đi là một dụng ý nghệ thuật xuất phát từ nỗi niềm tâm sự nhà thơ. Hoàng hạc lâu hiện ra không gian nhuốm màu tiên cảnh mang vẻ đẹp thoát tục gợi buồn, cô đơn. Ngược lại Dương Châu lại là chốn phồn hoa đô hội. Nhìn bạn phải chăng Lí Bạch còn gợi nỗi băn khoăn: xa bạn, mất bạn. Đâm sâu bên trong ta còn gặp một tâm sự cất lên từ cuộc đời một nhà thơ, một con người hăm hở, tự do mà không được dùng đúng chỗ chỉ là “món ngự thiên”
Hai câu sâu với hình ảnh xuất hiện đầu tiên “cô phàm” gợi nỗi buồn lẻ loi, cô đơn. Là tín hiệu duy nhất để nhà thơ nhận biết hình ảnh kẻ ra đi. Nó hội tụ cái nhìn nhà thơ. Nhưng chẳng mấy chốc nó vượt ra khỏi tầm tay của tác giả.
“Cô phàm viễn ảnh bích không tận
Duy kiến Trường giang thiên tế lưu”
Nhấn để mở rộng...
Nhịp thơ 2/2/3 và sự xuất hiện các hình ảnh “cô phàm/ viễn cảnh/ bích không tận”. Câu thơ vẽ ra sự xa dẫn cánh buồm: ban đầu rõ, rồi mờ, thấp thoáng như thực như hư, cho tới khi cánh buồm mất hút vào khoảng trời xanh biếc. đó là quá trình chuyển ngày càng xa của con thuyền. Từ hình ảnh cánh buồm đi xa dần trong cái nhìn chăm chú của tác giả, ta như gặp một Lí Bạch vẫn đứng chơ vơ đơn côi tại lầu Hoàng Hạc. Hiện thực chia ly ấy tự nó đem đến một sự hụt hẫng, ngậm ngùi. Từ đó khắc họa sự cô đơn người đi và nỗi niềm người đưa tiễn.
Trên dòng trường giang nhộn nhịp tác giả chỉ nhìn thấy duy có con thuyền của bạn, thấy nó lẻ loi (mối quan hệ đối lập giữa cánh buồm nhỏ nhoi với nền trời xanh vô tận). Đấy là cái nhìn bên trong, nhìn bằng cả tâm tình. Phút giây chia ly chỉ còn một tình cảm thắm thiết của tác giả với Mạnh Hạo Nhiên khiến nhà tơ quên đi ngoại cảnh để lưu giữ hình ảnh người bạn trong tâm khẳm. Với tình cảm thăm thiết, tâm trạng hụt hẫng khiến nhà thơ nhận ra: người ra đi cũng trở nên cô đơn lẻ loi như mình. Con thuyền đi vào chốn phồn hoa mà vẫn còn đơn côi. Hay chữ “ côi” kia là sự hòa điệu, là sợi dây tương thông kẻ ở và người đi. Bằng niềm ý thương tha thiết, tác giả lấy tâm trạng mình để hóa giải tâm trạng người bạn, vẽ nên hình ảnh cô đơn cả kẻ ở người đi, và thế dù không thấy một MHN nhưng ta vẫn cảm nhận được tình bạn khó xa rời giữa hai người. Dòng trường giang rộng lớn vô biên mải miết chảy cuồn cuộn với tâm trạng nhớ nhung và dòng tình cảm dào dạt trong tâm hồn tác giả. Khi cái nhìn thị giác bên ngoài bất lực bao nhiêu thì cái nhìn bên trong tâm giác với tâm cảnh càng hiện rõ ra bây nhiêu. Tác giả đã hình ảnh hóa cảm xúc, tình cảm của mình một cách tự nhiên chân thật và cảm động. Qua đó nhà thơ gửi một dòng suy nghĩ hữu hạn, thể hiện mối tính thăm thẳm như dòng sông, vô tận như bầu trời.
Bài thơ là một bức tranh ly biệt cổ kính trang nhã, buồn nhưng trong sáng và cảm động. Không có nét bi phẫn những lại có cái da diết mênh mông không nói thành lời. Đằm sâu bên trong linh hồn bức tranh ta nhận ra một tình bạn đẹp, một tình bạn đã hóa thành những vẫn thơ dung dị, tuyệt mĩ.