Hướng dẫn làm bài văn cảm nhậ và phân tích khổ 2 bài thơ “Từ ấy” có bài viết tham khảo. Kháng chiến và Cách mạng , nhắc đến hai từ ấy lòng ta vang lại một thuở đầy tự hào. Đất nước khi lâm vào cảnh nguy nan, hoà bình đất nước bị đe doạ, sinh mệnh dân tộc đang bị kẻ thù lăm le chiếm đoạt, khi đó chỉ có kháng chiến chỉ có Cách mạng, chỉ có sức mạnh toàn dân mới có thể dập tắt mọi âm mưu của kẻ thù ngoại bang. Dân tộc Việt Nam ta từ thuở dựng nước từ thời An Dương Vương xây thành đắp luỹ, đến những tháng ngày chống giặc phương Bắc đô hộ hơn nghìn năm, đến những đêm ròng kháng chiến chống Đế quốc phương Tây, chúng ta luôn tự hào vì dân tộc ta luôn gắn bó đoàn kết chung tay, đồng lòng bảo vệ đất nước. Chúng ta hiểu rằng nếu không có sức mạnh toàn dân ta chẳng thể làm nên chiến thắng. Những Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Lý Thường Kiệt cũng phải dựa sức dân mà đánh thắng. Cách Mạng không có lòng dân liệu có thể thắng lợi hoàn toàn. Đúng, đoàn kết là khối sức mạnh của dân tộc, khiến kẻ thù phải khiếp sợ trước ta, nể phục ta. Qua khổ thơ thứ hai bài “Từ ấy” của Tố Hữu sẽ cho ta thấm thía điều này. Dưới đây là bài viết phân tích khổ hai bài “Từ ấy” giúp các bạn có bài viết hay.
BÀI VĂN PHÂN TÍCH KHỔ 2 BÀI “TỪ ẤY”
Tố Hữu được mệnh danh là nhà thơ của dân tộc. Thơ ca của ông có ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của nhân dân những năm Cách Mạng. Tập thơ “Từ ấy” mở đầu cho chặng đường thơ ca Cách mạng của ông. Bài thơ cùng tên sang tác năm 1938 như khúc hát sôi nổi về nhiệt huyết, tình yêu niềm tin với Đảng và Cách mạng. Mở đầu bài thơ là những câu thơ diễn tả cảm xúc dạt dào của người thanh niên trẻ tuổi, thì những vẫn thơ tiếp vẫn là mạch cảm xúc đó tác gải nói lên tiếng nói tình cảm gắn kết khối đại đoàn kết của dân tộc trong ánh sang Cách mạng Đảng.
“Tôi buộc lòng tôi vói mọi người
Để tình trang trải với muôn nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”
Nhấn để mở rộng...
Tố Hữu tự nguyện“ buộc” lòng mình với long mọi người. Dưới ánh sáng của Cách Mạng, tác giả như hòa mình vào với muôn triệu trái tim Việt Nam. Từ “buộc” thể hiện sự gắn bó chặt chẽ, đoàn kết. Tác giả nguyện cùng đứng trong đau khổ, cùng đói nghèo, cùng vui sướng cùng hạnh phúc với người dân Việt Nam. Ông không ngại khổng ngại khó. Cũng từ chữ “buộc” ta như thấy được sự trách nhiệm của ông đối với dân tộc, đất nước. Trách nhiệm của một người dân Việt Nam là bảo vệ nền độc lập dân tộc. Trách nhiệm của người chiến sĩ Cách mạng là yêu thương lấy đồng bào, bảo vệ nhân dân thoát khỏi chiến tranh, thoát khỏi đói nghèo.
Tác giả “để tình trang trải với muôn nơi”. Phải chăng cái tình của tác giả bao la rộng lớn có thể “trang trải” tới muốn nơi? Đúng thế, đó là tình yêu với muôn vàn người dân đất Việt. Tình yêu đó bao la, tình yêu đó rộng lớn. Tác giảm uốn tình yêu của mình được hòa cùng tính yêu của muôn người. Đó là tình yêu to lớn, tình yêu gắn bó.
Không chỉ “trang trải tới muôn nơi” mà Tố Hữu còn muốn“ Để hồn tôi với bao hồn khổ”. “ Hồn khổ” đó là cách nói hình ảnh về những con người Việt Nam thời kì này bị chiến tranh làm cho đói nghèo, bị thực dân đàn áp, cuộc sống khó khan, vất vả. Những con người đó sống trong những tháng ngày tăm tối của nô lệ, của đàn áp. Tác giả nguyện để mình sống cùng những đau khổ, sống cùng những khó khan để san sẻ những nối khổ, nỗi đau của triệu người dân.
Điệp từ “ để” đứng ở đầu câu nhấn mạnh tình cảm, sự vị tha của một con người không chỉ yêu Cách Mạng mà yêu cả những con người xung quanh. Đó là lí tưởng mới khi ánh sang Đảng đã soi chiếu. Sống không chỉ vì ta mà còn vì mọi người.
Câu thơ cuối vang lên đầy cảm xúc :
“Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”
Nhấn để mở rộng...
“Khối đời” một cách nói trừu tượng về tình đoàn kết, sự gắn bó chặt chẽ của mọi người dân đất Việt Nam. Đó là những con người cùng chung cảnh ngộ khó khan, cùng chung hoàn cảnh đau khổ. Đó cũng là cũng con người chung lí tưởng, chung chí hướng: sống vì đất nước, vì dân tộc, đấu tranh cho một hòa bình độc lập dân tộc. Tố Hữu muốn nhấn mạnh trong khó khăn gian khổ, con người cùng nhau gần gũi, cùng nhau sát cánh, cùng nhau đứng lên chiến đấu thể hiện tình đoàn kết, tình dân tộc thì mọi điều đều vượt qua dễ dàng.
Khổ thơ với cách sử dụng từ ngữ hình ảnh chính xác, hình ảnh, thơ mộng lãng mạn đã thể hiện rõ tư tưởng tình cảm, lí tưởng của tác giả. Khi cái tôi hòa vào cùng cái ta, khi cái riêng tư hòa cùng cái chung của cộng đồng thì lí tưởng ý chí được nhân lên, được củng cố thêm mạnh mẽ, vững chắc. Và ánh sang của Đảng của Cách Mạng đã soi sang cho lí tưởng, cho ý chí đó.
BÀI VĂN PHÂN TÍCH KHỔ 2 BÀI “TỪ ẤY”
Tố Hữu được mệnh danh là nhà thơ của dân tộc. Thơ ca của ông có ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của nhân dân những năm Cách Mạng. Tập thơ “Từ ấy” mở đầu cho chặng đường thơ ca Cách mạng của ông. Bài thơ cùng tên sang tác năm 1938 như khúc hát sôi nổi về nhiệt huyết, tình yêu niềm tin với Đảng và Cách mạng. Mở đầu bài thơ là những câu thơ diễn tả cảm xúc dạt dào của người thanh niên trẻ tuổi, thì những vẫn thơ tiếp vẫn là mạch cảm xúc đó tác gải nói lên tiếng nói tình cảm gắn kết khối đại đoàn kết của dân tộc trong ánh sang Cách mạng Đảng.
“Tôi buộc lòng tôi vói mọi người
Để tình trang trải với muôn nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”
Nhấn để mở rộng...
Tố Hữu tự nguyện“ buộc” lòng mình với long mọi người. Dưới ánh sáng của Cách Mạng, tác giả như hòa mình vào với muôn triệu trái tim Việt Nam. Từ “buộc” thể hiện sự gắn bó chặt chẽ, đoàn kết. Tác giả nguyện cùng đứng trong đau khổ, cùng đói nghèo, cùng vui sướng cùng hạnh phúc với người dân Việt Nam. Ông không ngại khổng ngại khó. Cũng từ chữ “buộc” ta như thấy được sự trách nhiệm của ông đối với dân tộc, đất nước. Trách nhiệm của một người dân Việt Nam là bảo vệ nền độc lập dân tộc. Trách nhiệm của người chiến sĩ Cách mạng là yêu thương lấy đồng bào, bảo vệ nhân dân thoát khỏi chiến tranh, thoát khỏi đói nghèo.
Tác giả “để tình trang trải với muôn nơi”. Phải chăng cái tình của tác giả bao la rộng lớn có thể “trang trải” tới muốn nơi? Đúng thế, đó là tình yêu với muôn vàn người dân đất Việt. Tình yêu đó bao la, tình yêu đó rộng lớn. Tác giảm uốn tình yêu của mình được hòa cùng tính yêu của muôn người. Đó là tình yêu to lớn, tình yêu gắn bó.
Không chỉ “trang trải tới muôn nơi” mà Tố Hữu còn muốn“ Để hồn tôi với bao hồn khổ”. “ Hồn khổ” đó là cách nói hình ảnh về những con người Việt Nam thời kì này bị chiến tranh làm cho đói nghèo, bị thực dân đàn áp, cuộc sống khó khan, vất vả. Những con người đó sống trong những tháng ngày tăm tối của nô lệ, của đàn áp. Tác giả nguyện để mình sống cùng những đau khổ, sống cùng những khó khan để san sẻ những nối khổ, nỗi đau của triệu người dân.
Điệp từ “ để” đứng ở đầu câu nhấn mạnh tình cảm, sự vị tha của một con người không chỉ yêu Cách Mạng mà yêu cả những con người xung quanh. Đó là lí tưởng mới khi ánh sang Đảng đã soi chiếu. Sống không chỉ vì ta mà còn vì mọi người.
Câu thơ cuối vang lên đầy cảm xúc :
“Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”
Nhấn để mở rộng...
“Khối đời” một cách nói trừu tượng về tình đoàn kết, sự gắn bó chặt chẽ của mọi người dân đất Việt Nam. Đó là những con người cùng chung cảnh ngộ khó khan, cùng chung hoàn cảnh đau khổ. Đó cũng là cũng con người chung lí tưởng, chung chí hướng: sống vì đất nước, vì dân tộc, đấu tranh cho một hòa bình độc lập dân tộc. Tố Hữu muốn nhấn mạnh trong khó khăn gian khổ, con người cùng nhau gần gũi, cùng nhau sát cánh, cùng nhau đứng lên chiến đấu thể hiện tình đoàn kết, tình dân tộc thì mọi điều đều vượt qua dễ dàng.
Khổ thơ với cách sử dụng từ ngữ hình ảnh chính xác, hình ảnh, thơ mộng lãng mạn đã thể hiện rõ tư tưởng tình cảm, lí tưởng của tác giả. Khi cái tôi hòa vào cùng cái ta, khi cái riêng tư hòa cùng cái chung của cộng đồng thì lí tưởng ý chí được nhân lên, được củng cố thêm mạnh mẽ, vững chắc. Và ánh sang của Đảng của Cách Mạng đã soi sang cho lí tưởng, cho ý chí đó.