Trồng hoa cúc
* Cách trồng Cúc *
Hoa Cúc có nhiều loại, mỗi loại có một đặc tính khác nhau, nhất là về môi trường sống. Có loại chịu được hạn tốt, có loại chỉ thích nghi với nơi có khí hậu mát lạnh quanh năm. Nhiệt độ thích hợp đối với đa số Hoa Cúc để phát triển tốt là từ 15 độ đến 25 độ. Nếu trồng trong vùng có nhiệt độ thích hợp thì cây không những sống mạnh mà hoa nở lại đạt yêu cầu từ độ lớn cũng như màu sắc.
Chính vì vậy, ở các tỉnh miền Bắc, nhà vườn thường trồng Cúc theo thời vụ. Loài nào thích hợp với loại khí hậu nào thì được chọn trồng đúng thời vụ mới đạt kết quả tốt khi thu hoạch. Mỗi năm có bốn vụ là: Vụ Xuân Hè, vụ Hè Thu, vụ Thu Đông và vụ Đông Xuân.
Trong miền Nam, nhà vườn chỉ chọn trồng những loại có khả năng chịu hạn giỏi và các loại Cúc này trồng quanh năm đều được. Ở đây, mùa Cúc quan trọng nhất là mùa Tết. Mà muốn có hoa Cúc bán Tết thì trước đó khoảng ba tháng (đối với Cúc sinh trưởng ngắn ngày) nhà vườn đã bắt tay vào việc trồng tỉa.
1. Đất trồng Cúc:
Hoa Cúc rất dễ trồng, dễ sống trên nhiều loại đất khác nhau. Nhưng loại đất thích hợp nhất với giống hoa này là đất mùn, đất thịt được cuốc xới tơi xốp. Ngoài ra, tầng đất mặt phải khá dày giúp cho bộ rễ của Cúc có khả năng phát triển mạnh, tìm đủ chất bổ dưỡng trong đất mà sống. Nếu trồng vào vùng đất thấp thì phải bồi đất, vì Cúc cũng như Hồng rất cần nước tưới ngày vài cữ, nhưng lại không chịu môi trường ngập úng. Dù bồi đất nhưng cũng khai thông mương rãnh để nước mưa hay nước tưới dư thừa thoát hết được dễ dàng. Với Cúc trồng chậu, phải dùng loại đất thịt tơi xốp, trồng là đất cát pha hoặc đất sét pha, trộn với phân hữu cơ. Chậu trồng Cúc phải có hai lỗ thoát nước tốt và nên chịu khó kiểm tra thường xuyên vì nếu tắc nghẽn, nước tưới sẽ bị ứ đọng trong chậu làm thối rễ..
2. Bón phân:
Trồng hoa Cúc cũng như trồng hoa Hồng, đất phải được cung cấp đủ phân tro thì cây mới sinh trưởng và trồng phát triển tốt, hoa mới đạt tiêu chuẩn chất lượng được.
Dù trồng đại trà ngoài vườn hay trồng trong giỏ tre, trong chậu kiểng, hoa Cúc cũng cần được bón lót lúc mới trồng và bón thúc nhiều lần sau mỗi kỳ ngắt đọt (để cây đủ sức đâm tược) và trước khi cây đơm nụ hoa.
Trong thời kỳ đâm chồi, vườn ươm chỉ cần làm đất tơi xốp, không cần phải bón lót, mà chỉ cần nặng tưới nước để đất đủ độ ẩm là được.
Bón lót cho hoa Cúc, nhà vườn thường dùng phân chuồng hoại và phân rác mục, còn bón thúc cho Cúc bằng phân NPK.
3. Tưới nước:
Cây hoa Cúc thích hợp với đất trồng cao ráo, nhưng phải đủ độ ẩm cần thiết. Do đó phải tưới đầy đủ, ít nhất cũng một lần mỗi ngày trong mùa nắng. Lượng nước tưới không cần quá thừa, vì như vậy đất dễ bị trương nước ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của cây. Nếu lượng nước tưới (hoặc nước mưa) dư thừa phải có mương rãnh để thoát hết thì cây không bị chết do thối rễ.
* Nhân giống *
Hầu hết, các giống hoa Cúc không sinh ra hột, mà giống nào có hột thì số hột cũng không nhiều. Do đó, xưa nay ít ai nghĩ đến việc nhân giống hoa Cúc theo phương pháp hữu tính.
Các nhà vườn chỉ còn cách nhân giống vô tính, mà cách này đối với cây Cúc lại tiện lợi rất nhiều. Đó là cách giâm chồi hay giâm mầm giá để tạo cây con.
1. Giâm chồi:
Chồi đây là những chồi non được tách từ cây Cúc mẹ mà có. Muốn vậy, trước hết ta nên chọn những cây Cúc trong quá trình sinh trưởng cũng như ra hoa đều mang những đặc tính tốt như cây sinh trưởng tốt, hoa to, màu sắc đạt yêu cầu, có sức đề kháng cao.. để làm giống. Khi cây giống đã già, nhà vườn dùng dao bén cắt bỏ phần ngọn, chỉ chừa đoạn gốc cỡ gang tay. Một thời gian sau từ các gốc này sẽ nảy ra nhiều chồi non. Những chồi non này được tách ra để giâm xuống đất chờ ra rễ.. Đây là những cây Cúc con được đem trồng vào chậu.
2. Giâm mầm giá:
Đất lên những chồi non như những cây Cúc con vậy. Những Khi cây Cúc già, những rễ mầm từ gốc mọc chui từ mầm giá này thường bụ bẫm có thể tách ra khỏi cây mẹ đem trồng nơi khác. Những cây Cúc con được tạo thành từ mầm giá này mọc rất khỏe, vì đa số đã có sẵn rễ. Khi cây trồng được ba tuần ta nên bấm ngọn để cây nảy ra nhiều chồi. Các chồi này nếu cần lại cắt xuống đem giâm để t thành những cây Cúc con mới..
* Chăm sóc *
Việc chăm sóc Hoa Cúc cần người trồng để tâm chăm sóc chu đáo Cúc sẽ phát triển tốt hơn về mọi mặt. Ngoài việc tưới bón đầy đủ, cây Cúc còn cần được chăm lo những việc sau đây:
1. Diệt trừ cỏ dại:
Môi trường sống của hoa Cúc thật quá tốt cho cỏ dại sống bám vào. Cúc sinh trưởng tốt đến đâu thì cỏ dại cũng sinh sôi nảy nở tốt theo đến đó. Vì vậy, việc diệt cỏ dại trong vườn Cúc nên tiến hành theo định kỳ. Cúc trồng trong chậu, trong giỏ cũng cần được nhổ cỏ dại thường xuyên để cây có đầy đủ thức ăn mà tươi tốt được.
2. Cắt tỉa:
Cây Cúc nảy sinh rất nhiều chồi nhiều cành đến độ nhiều khi quá mức cần thiết, nên cần phải cắt tỉa để tạo tán đẹp. Những chồi cần phải loại bỏ là những chồi phụ tranh giành chất dinh dưỡng của cây. Ngoài việc tỉa bớt cành, còn phải tỉa bớt những nụ hoa nhỏ để cây có sức nuôi nụ hoa chính đủ nở to hơn. Việc tỉa những nụ hoa phụ nên thực hiện từ lúc chúng mới được hình thành mới có lợi.
3. Cắm que đỡ:
Cây Cúc cũng như cây Hồng, tuy cành nhánh có vẻ cứng cáp, nhưng vẫn không đủ sức để nâng đỡ một vài cái hoa to. Để cành khỏi nghiêng ngả hoặc khỏi gãy gập xuống, ta nên dùng những que tre nhỏ có chiều dài khoảng năm sáu mươi phân để chống đỡ. Một cây Cúc có thể sử dụng từ một đến ba bốn que tre, một đầu cắm sâu xuống đất, đầu que kia áp sát vào những cành yếu rồi dùng lạt nhỏ cột lại để giữ cành đó có chỗ tựa vững chãi khỏi ngả đổ khi gặp mưa to gió lớn.
Thu hoạch và bảo quản hoa
Trồng hoa Cúc không phải chỉ có bán cây giống đựng trong chậu hay giỏ tre, mà còn bán hoa cành nữa. Hoa cành dùng trong việc thờ cúng và cắm bình trang trí trong phòng khách..
Nếu không biết cách thu hoạch và bảo quản hoa thì hoa sẽ mau héo, cành dễ bị gãy, bán không được giá.
Cũng giống như cách thu hoạch hoa Hồng, trước khi cắt hoa Cúc một ngày, nhà vườn nên tưới thật đẫm gốc cây để giúp cây được sung sức, tươi tắn. Cây tươi thì hoa sẽ tươi.
Hoa được cắt theo cành bằng dao hay kéo bén và đã được cắt vào lúc sáng sớm tinh sương, hoặc lúc mặt trời sắp lặn. Đó là lúc thời tiết mát mẻ, cành hoa tươi tắn còn mang đầy nhựa sống, lâu tàn. Có điều cần lưu ý, không nên cắt những hoa mới chớm nở, mà cắt những hoa nào đã nở được nửa chừng hoặc nở bung gần hết.
Hoa Cúc một khi mới chớm nở mà đã vội cắt, đa số thường bị "sượng", dù có để vài ngày cũng không đủ sức bung nở ra được.
Để bảo quản hoa Cúc sau khi cắt cành được tươi lâu và không bị gãy cuống, sau khi cắt xong phải dựng đứng cành hoa vào thùng chứa nước để hãm hoa được tươi lâu.
* Cách trồng Cúc *
Hoa Cúc có nhiều loại, mỗi loại có một đặc tính khác nhau, nhất là về môi trường sống. Có loại chịu được hạn tốt, có loại chỉ thích nghi với nơi có khí hậu mát lạnh quanh năm. Nhiệt độ thích hợp đối với đa số Hoa Cúc để phát triển tốt là từ 15 độ đến 25 độ. Nếu trồng trong vùng có nhiệt độ thích hợp thì cây không những sống mạnh mà hoa nở lại đạt yêu cầu từ độ lớn cũng như màu sắc.
Chính vì vậy, ở các tỉnh miền Bắc, nhà vườn thường trồng Cúc theo thời vụ. Loài nào thích hợp với loại khí hậu nào thì được chọn trồng đúng thời vụ mới đạt kết quả tốt khi thu hoạch. Mỗi năm có bốn vụ là: Vụ Xuân Hè, vụ Hè Thu, vụ Thu Đông và vụ Đông Xuân.
Trong miền Nam, nhà vườn chỉ chọn trồng những loại có khả năng chịu hạn giỏi và các loại Cúc này trồng quanh năm đều được. Ở đây, mùa Cúc quan trọng nhất là mùa Tết. Mà muốn có hoa Cúc bán Tết thì trước đó khoảng ba tháng (đối với Cúc sinh trưởng ngắn ngày) nhà vườn đã bắt tay vào việc trồng tỉa.
1. Đất trồng Cúc:
Hoa Cúc rất dễ trồng, dễ sống trên nhiều loại đất khác nhau. Nhưng loại đất thích hợp nhất với giống hoa này là đất mùn, đất thịt được cuốc xới tơi xốp. Ngoài ra, tầng đất mặt phải khá dày giúp cho bộ rễ của Cúc có khả năng phát triển mạnh, tìm đủ chất bổ dưỡng trong đất mà sống. Nếu trồng vào vùng đất thấp thì phải bồi đất, vì Cúc cũng như Hồng rất cần nước tưới ngày vài cữ, nhưng lại không chịu môi trường ngập úng. Dù bồi đất nhưng cũng khai thông mương rãnh để nước mưa hay nước tưới dư thừa thoát hết được dễ dàng. Với Cúc trồng chậu, phải dùng loại đất thịt tơi xốp, trồng là đất cát pha hoặc đất sét pha, trộn với phân hữu cơ. Chậu trồng Cúc phải có hai lỗ thoát nước tốt và nên chịu khó kiểm tra thường xuyên vì nếu tắc nghẽn, nước tưới sẽ bị ứ đọng trong chậu làm thối rễ..
2. Bón phân:
Trồng hoa Cúc cũng như trồng hoa Hồng, đất phải được cung cấp đủ phân tro thì cây mới sinh trưởng và trồng phát triển tốt, hoa mới đạt tiêu chuẩn chất lượng được.
Dù trồng đại trà ngoài vườn hay trồng trong giỏ tre, trong chậu kiểng, hoa Cúc cũng cần được bón lót lúc mới trồng và bón thúc nhiều lần sau mỗi kỳ ngắt đọt (để cây đủ sức đâm tược) và trước khi cây đơm nụ hoa.
Trong thời kỳ đâm chồi, vườn ươm chỉ cần làm đất tơi xốp, không cần phải bón lót, mà chỉ cần nặng tưới nước để đất đủ độ ẩm là được.
Bón lót cho hoa Cúc, nhà vườn thường dùng phân chuồng hoại và phân rác mục, còn bón thúc cho Cúc bằng phân NPK.
3. Tưới nước:
Cây hoa Cúc thích hợp với đất trồng cao ráo, nhưng phải đủ độ ẩm cần thiết. Do đó phải tưới đầy đủ, ít nhất cũng một lần mỗi ngày trong mùa nắng. Lượng nước tưới không cần quá thừa, vì như vậy đất dễ bị trương nước ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của cây. Nếu lượng nước tưới (hoặc nước mưa) dư thừa phải có mương rãnh để thoát hết thì cây không bị chết do thối rễ.
* Nhân giống *
Hầu hết, các giống hoa Cúc không sinh ra hột, mà giống nào có hột thì số hột cũng không nhiều. Do đó, xưa nay ít ai nghĩ đến việc nhân giống hoa Cúc theo phương pháp hữu tính.
Các nhà vườn chỉ còn cách nhân giống vô tính, mà cách này đối với cây Cúc lại tiện lợi rất nhiều. Đó là cách giâm chồi hay giâm mầm giá để tạo cây con.
1. Giâm chồi:
Chồi đây là những chồi non được tách từ cây Cúc mẹ mà có. Muốn vậy, trước hết ta nên chọn những cây Cúc trong quá trình sinh trưởng cũng như ra hoa đều mang những đặc tính tốt như cây sinh trưởng tốt, hoa to, màu sắc đạt yêu cầu, có sức đề kháng cao.. để làm giống. Khi cây giống đã già, nhà vườn dùng dao bén cắt bỏ phần ngọn, chỉ chừa đoạn gốc cỡ gang tay. Một thời gian sau từ các gốc này sẽ nảy ra nhiều chồi non. Những chồi non này được tách ra để giâm xuống đất chờ ra rễ.. Đây là những cây Cúc con được đem trồng vào chậu.
2. Giâm mầm giá:
Đất lên những chồi non như những cây Cúc con vậy. Những Khi cây Cúc già, những rễ mầm từ gốc mọc chui từ mầm giá này thường bụ bẫm có thể tách ra khỏi cây mẹ đem trồng nơi khác. Những cây Cúc con được tạo thành từ mầm giá này mọc rất khỏe, vì đa số đã có sẵn rễ. Khi cây trồng được ba tuần ta nên bấm ngọn để cây nảy ra nhiều chồi. Các chồi này nếu cần lại cắt xuống đem giâm để t thành những cây Cúc con mới..
* Chăm sóc *
Việc chăm sóc Hoa Cúc cần người trồng để tâm chăm sóc chu đáo Cúc sẽ phát triển tốt hơn về mọi mặt. Ngoài việc tưới bón đầy đủ, cây Cúc còn cần được chăm lo những việc sau đây:
1. Diệt trừ cỏ dại:
Môi trường sống của hoa Cúc thật quá tốt cho cỏ dại sống bám vào. Cúc sinh trưởng tốt đến đâu thì cỏ dại cũng sinh sôi nảy nở tốt theo đến đó. Vì vậy, việc diệt cỏ dại trong vườn Cúc nên tiến hành theo định kỳ. Cúc trồng trong chậu, trong giỏ cũng cần được nhổ cỏ dại thường xuyên để cây có đầy đủ thức ăn mà tươi tốt được.
2. Cắt tỉa:
Cây Cúc nảy sinh rất nhiều chồi nhiều cành đến độ nhiều khi quá mức cần thiết, nên cần phải cắt tỉa để tạo tán đẹp. Những chồi cần phải loại bỏ là những chồi phụ tranh giành chất dinh dưỡng của cây. Ngoài việc tỉa bớt cành, còn phải tỉa bớt những nụ hoa nhỏ để cây có sức nuôi nụ hoa chính đủ nở to hơn. Việc tỉa những nụ hoa phụ nên thực hiện từ lúc chúng mới được hình thành mới có lợi.
3. Cắm que đỡ:
Cây Cúc cũng như cây Hồng, tuy cành nhánh có vẻ cứng cáp, nhưng vẫn không đủ sức để nâng đỡ một vài cái hoa to. Để cành khỏi nghiêng ngả hoặc khỏi gãy gập xuống, ta nên dùng những que tre nhỏ có chiều dài khoảng năm sáu mươi phân để chống đỡ. Một cây Cúc có thể sử dụng từ một đến ba bốn que tre, một đầu cắm sâu xuống đất, đầu que kia áp sát vào những cành yếu rồi dùng lạt nhỏ cột lại để giữ cành đó có chỗ tựa vững chãi khỏi ngả đổ khi gặp mưa to gió lớn.
Thu hoạch và bảo quản hoa
Trồng hoa Cúc không phải chỉ có bán cây giống đựng trong chậu hay giỏ tre, mà còn bán hoa cành nữa. Hoa cành dùng trong việc thờ cúng và cắm bình trang trí trong phòng khách..
Nếu không biết cách thu hoạch và bảo quản hoa thì hoa sẽ mau héo, cành dễ bị gãy, bán không được giá.
Cũng giống như cách thu hoạch hoa Hồng, trước khi cắt hoa Cúc một ngày, nhà vườn nên tưới thật đẫm gốc cây để giúp cây được sung sức, tươi tắn. Cây tươi thì hoa sẽ tươi.
Hoa được cắt theo cành bằng dao hay kéo bén và đã được cắt vào lúc sáng sớm tinh sương, hoặc lúc mặt trời sắp lặn. Đó là lúc thời tiết mát mẻ, cành hoa tươi tắn còn mang đầy nhựa sống, lâu tàn. Có điều cần lưu ý, không nên cắt những hoa mới chớm nở, mà cắt những hoa nào đã nở được nửa chừng hoặc nở bung gần hết.
Hoa Cúc một khi mới chớm nở mà đã vội cắt, đa số thường bị "sượng", dù có để vài ngày cũng không đủ sức bung nở ra được.
Để bảo quản hoa Cúc sau khi cắt cành được tươi lâu và không bị gãy cuống, sau khi cắt xong phải dựng đứng cành hoa vào thùng chứa nước để hãm hoa được tươi lâu.