Mụn trứng cá xuất hiện khi các lỗ nhỏ trên da, được gọi là nang lông, bị tắc nghẽn. Có nhiều nguyên nhân gây mụn trứng cá. Dưới đây là một số nguyên nhân gây mụn trứng cá thường gặp như:
- Tuyến bã nhờn hoạt động quá mức: đây là những tuyến nhỏ nằm gần bề mặt da, gắn vào các nang lông. Các tuyến bã nhờn tiết ra chất nhờn giúp da và tóc không bị khô. Thế nhưng, khi các tuyến bã nhờn sản xuất quá nhiều chất nhờn dư thừa sẽ trộn lẫn với các tế bào da chết, tạo thành một nút trong nang lông. Nếu nang lông cắm sát bề mặt da và phình ra ngoài sẽ hình thành mụn đầu trắng. Nếu nang lông hở ra ngoài da, tạo ra mụn đầu đen. Các vi khuẩn trên bề mặt da làm tổn thương các nang lông, gây ra sẩn, mụn mủ, nốt sần hoặc u nang…
- Testosterone: trẻ bước vào tuổi dậy th.ì do sự gia tăng hoạt động của hormone testosterone. Nội tiết tố này đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích sự phát triển bộ phận sinh dục ở trẻ trai và duy trì sức mạnh cho hệ cơ xương ở trẻ gái. Thế nhưng, khi nồng độ testosterone tăng lên sẽ thúc đẩy các tuyến bã nhờn sản xuất vượt nhu cầu bôi trơn của da.
- Yếu tố gia đình: nếu cha/mẹ bị mụn trứng cá, có khả năng con cái cũng nổi mụn. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu cả cha và mẹ đều bị mụn trứng cá thì khả năng con cái của họ cũng bị trứng cá nặng hơn.
- Giới tính: ở độ tuổi trưởng thành, phụ nữ bị mụn trứng cá nhiều hơn nam giới do nội tiết tố thay đổi ở nhiều thời điểm hơn như: chu kỳ kinh nguyệt, mang bầu, chưa kể bị hội chứng buồng trứng đa nang, dễ tăng cân…
- Thuốc/mỹ phẩm: ít phổ biến hơn nhưng một số loại mỹ phẩm, thuốc khiến nội tiết tố thay đổi dẫn đến nổi mụn như: thuốc steroid, lithium điều trị trầm cảm, rối loạn lưỡng cực), thuốc điều trị động kinh.
- Những yếu tố khác: vùng da bị tì đè dẫn đến bít lỗ chân lông như mang khẩu trang, môi trường khói bụi: bụi xe, bụi nhà, khói thuốc lá…
- Tuyến bã nhờn hoạt động quá mức: đây là những tuyến nhỏ nằm gần bề mặt da, gắn vào các nang lông. Các tuyến bã nhờn tiết ra chất nhờn giúp da và tóc không bị khô. Thế nhưng, khi các tuyến bã nhờn sản xuất quá nhiều chất nhờn dư thừa sẽ trộn lẫn với các tế bào da chết, tạo thành một nút trong nang lông. Nếu nang lông cắm sát bề mặt da và phình ra ngoài sẽ hình thành mụn đầu trắng. Nếu nang lông hở ra ngoài da, tạo ra mụn đầu đen. Các vi khuẩn trên bề mặt da làm tổn thương các nang lông, gây ra sẩn, mụn mủ, nốt sần hoặc u nang…
- Testosterone: trẻ bước vào tuổi dậy th.ì do sự gia tăng hoạt động của hormone testosterone. Nội tiết tố này đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích sự phát triển bộ phận sinh dục ở trẻ trai và duy trì sức mạnh cho hệ cơ xương ở trẻ gái. Thế nhưng, khi nồng độ testosterone tăng lên sẽ thúc đẩy các tuyến bã nhờn sản xuất vượt nhu cầu bôi trơn của da.
- Yếu tố gia đình: nếu cha/mẹ bị mụn trứng cá, có khả năng con cái cũng nổi mụn. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu cả cha và mẹ đều bị mụn trứng cá thì khả năng con cái của họ cũng bị trứng cá nặng hơn.
- Giới tính: ở độ tuổi trưởng thành, phụ nữ bị mụn trứng cá nhiều hơn nam giới do nội tiết tố thay đổi ở nhiều thời điểm hơn như: chu kỳ kinh nguyệt, mang bầu, chưa kể bị hội chứng buồng trứng đa nang, dễ tăng cân…
- Thuốc/mỹ phẩm: ít phổ biến hơn nhưng một số loại mỹ phẩm, thuốc khiến nội tiết tố thay đổi dẫn đến nổi mụn như: thuốc steroid, lithium điều trị trầm cảm, rối loạn lưỡng cực), thuốc điều trị động kinh.
- Những yếu tố khác: vùng da bị tì đè dẫn đến bít lỗ chân lông như mang khẩu trang, môi trường khói bụi: bụi xe, bụi nhà, khói thuốc lá…