Người cao huyết áp có dùng được cao ngựa không? là một trong những câu hỏi rất được bệnh nhân quan tâm. Vốn là loại cao được biết đến từ xa xưa với tác dụng bồi bổ sức khỏe nên cao ngựa được sử dụng rất phổ biến. Vậy thực tế nó có tác dụng không, người bệnh cao huyết áp có nên dùng loại cao này hay không?
Tìm hiểu cao ngựa là gì?
Cao ngựa là loại cao được nấu cô đặc từ xương ngựa sau khi đã được sơ chế, làm sạch. Cụ thể, xương ngựa sẽ được ninh nấu liên tục trong nhiều ngày liền (khoảng 4 – 5 ngày), khi hoàn tất sẽ thu được loại cao có kết cấu dẻo như keo và màu gần giống màu của mật ong.
Cao ngựa có màu vàng nâu đặc trưng được dân gian truyền miệng về nhiều lợi ích với sức khỏe
Để đạt được loại cao ngựa đảm bảo chất lượng thì đòi hỏi người nấu cao phải biết điều chỉnh nhiệt độ lửa để không làm cháy cao. Sau khi nấu xong, cao sẽ được đúc khuôn với nhiều kích thước khác nhau.
Thường thì một bộ xương ngựa sẽ cho khoảng 2kg cao ngựa thành phẩm. Từ xa xưa, cao ngựa trắng là loại được ưa chuộng nhiều nhất nhưng cho tới hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào cho thấy cao ngựa trắng tốt hơn so với các loại cao ngựa khác.
Theo các ghi chép của y học dân gian thì cao ngựa có vị ngọt, hơi mát với tác dụng lợi xương tuỷ, mạnh gân. Nam giới sử dụng thì trị yếu sinh lý, giúp cường dương. Trong khi đó, nữ giới dùng thì giúp điều hoà kinh nguyệt. Đặc biệt, với người già và trẻ em thì cao ngựa giúp bồi bổ sức khỏe.
Theo nghiên cứu, cao ngựa chứa nhiều dưỡng chất như: Canxi, Protein, Oscein và các loại axit amin khác với tác dụng cải thiện sức khỏe. Do đó, cũng không quá khó hiểu tại sao cao ngựa lại được truyền tai nhau về những lợi ích đối với sức khỏe nên được nhiều người tìm mua để sử dụng.
Tuy nhiên, thực tế thì vẫn còn khá nhiều thắc mắc xoay quanh việc sử dụng cũng như độ hiệu quả của cao ngựa. Và một trong số đó là người cao huyết áp có dùng được cao ngựa không? Để giải đáp cho câu hỏi này thì mời các bạn cùng tìm hiểu tiếp những thông tin sau đây.
Giải đáp thắc mắc người cao huyết áp có dùng được cao ngựa không?
Cao huyết áp là tình trạng có thể xảy ra với bất cứ ai và nó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau từ bên ngoài lẫn bên trong cơ thể. Và nếu như tình hình không được kiểm soát thì sẽ mang tới nhiều biến chứng nguy hiểm đối với hệ tim mạch, thận, mắt và có thể gây đột quỵ, tử vong.
Người bị cao huyết áp có dùng được cao ngựa không?
Cũng như các bệnh lý khác, chứng cao huyết áp có nhiều phương pháp điều trị trong dân gian với các bài thuốc riêng. Trong đó, phải kể đến cách dùng cao ngựa. Vậy thực tế thì người cao huyết áp có dùng được cao ngựa không?
Như đã nói trước đó, thành phần của cao ngựa có chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhau, đặc biệt là Canxi và các loại axit amin. Tất cả đều mang tới những lợi ích nhất định đối với sức khỏe con người.
Tuy nhiên, cho tới hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu chính thức nào chứng minh được lợi ích của cao ngựa trong việc điều trị bệnh cao huyết áp. Và trong Đông Y cũng chưa có tài liệu nào ghi chép về bài thuốc chữa cao huyết áp bằng cách dùng cao ngựa.
Thực tế thì thông tin về việc dùng cao ngựa giúp cải thiện chứng bệnh cao huyết áp chỉ được lưu truyền trong dân gian, chưa có trường hợp rõ ràng về tác dụng. Thậm chí, cách này còn không được biết đến nhiều như việc dùng các loại thảo dược có tác dụng ổn định huyết áp.
Trên thị trường hiện nay có nhiều cơ sở kinh doanh vì lợi ích kinh tế mà đưa ra nhiều thông tin chưa được kiểm chứng, không có cơ sở khoa học để tạo hiểu lầm cho người dùng về việc chữa cao huyết áp bằng cách dùng cao ngựa.
Vì thế, bạn nên thận trọng khi sử dụng cao ngựa hoặc bất cứ loại cao nào hay bài thuốc truyền miệng nào mà không có căn cứ. Trước khi sử dụng biện pháp nào để trị cao huyết áp thì cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ/ thầy thuốc có chuyên môn để đảm bảo hiệu quả cũng như yếu tố an toàn đối với sức khỏe.
Một số lưu ý cho bệnh nhân cao huyết áp khi muốn cải thiện sức khỏe
Người bị cao huyết áp cần phải tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của bác sĩ về phác đồ điều trị, theo dõi các tác dụng phụ của thuốc theo từng giai đoạn để có sự điều chỉnh kịp thời.
Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ khi điều trị bệnh cao huyết áp là rất quan trọng
Bên cạnh việc tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ thì người bệnh cao huyết áp cũng nên chủ động trong việc điều chỉnh và duy trì thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống để kiểm soát huyết áp hiệu quả hơn. Và đây là những lưu ý bạn nên biết:
- Thận trọng khi sử dụng thuốc, tuyệt đối không tự ý tăng – giảm liều lượng hay kết hợp các loại thuốc với nhau để tránh những rủi ro ngoài ý muốn.
- Ưu tiên bổ sung những loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe tim mạch, giúp bình ổn huyết áp.
- Tránh những loại thực phẩm có tác động tiêu cực tới tình trạng cao huyết áp.
- Tuyệt đối không nạp quá 5g muối/ngày. Ưu tiên chế biến món ăn dạng hấp, luộc, không nêm quá nhiều gia vị hay chế biến nhiều dầu mỡ.
- Xây dựng lịch sinh hoạt phù hợp, dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh căng thẳng, áp lực, stress, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
- Tập luyện thể dục hàng ngày với các bài tập nhẹ nhàng, rèn luyện sự dẻo dai và linh hoạt cho cơ thể để cải thiện khả năng đề kháng, chống chọi với bệnh tật.
- Thường xuyên theo dõi huyết áp bằng cách tự đo huyết áp tại nhà và khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện những bất thường về sức khoẻ và có biện pháp khắc phục nhanh chóng
Người bị huyết áp cao nên uống gì để cải thiện tình hình và ổn định huyết áp?
Một khi bị cao huyết áp thì bệnh nhân sẽ phải phụ thuộc vào các loại thuốc để kiểm soát chỉ số huyết áp suốt đời để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, đây không phải là cách duy nhất. Bạn vẫn có thể kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học để giảm sự phụ thuộc vào việc dùng thuốc.
Bị cao huyết áp nên uống tam thất
Tam thất là một trong số những loại thảo dược mang tới nhiều lợi ích đối với sức khỏe, nó được sử dụng trong nhiều bài thuốc với những tác dụng trị bệnh khác nhau. Đặc biệt, với người bệnh bị cao huyết áp thì loại thảo dược hàng “thượng phẩm” này có khả năng hỗ trợ cải thiện bệnh tích cực.
Chống oxy hóa, bảo vệ tế bào, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa ung thư, tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu, đau nhức xương khớp… chính là những tác dụng của loại dược liệu quý này.
Nụ hoa tam thất giúp hỗ trợ điều trị và kiểm soát bệnh cao huyết áp
- Nụ hoa tam thất có tác dụng làm giãn mạch, làm rộng lòng mạch nên sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn và hạ huyết áp trong thời gian ngắn.
- Tam thất còn giúp giảm cholesterol, điều hòa tiểu đường, giảm mỡ máu; giảm căng thẳng, lo âu… Do đó, tính về lâu dài thì tam thất giúp ổn định huyết áp hiệu quả.
Để hỗ trợ kiểm soát bệnh và giữ chỉ số huyết áp trong vùng an toàn thì người bệnh có thể uống 3 ấm trà tam thất mỗi ngày (khoảng 6 – 8g).
Bệnh nhân bị cao huyết áp nên uống nước ép cần tây
Chiết xuất từ cần tây có tác dụng hạ huyết áp, làm chậm nhịp tim và giãn mạch. Không chỉ vậy, cần tây còn giúp làm giảm lipid máu, ngăn ngừa bệnh tim mạch, lợi tiểu, loại bỏ các chất độc hại như acid uric dư thừa và urê ra khỏi cơ thể. Theo nhiều nghiên cứu khoa học gần đây, chất Apigenin chứa trong cần tây có thể giúp mạch máu giãn nở tốt nên có khả năng ngăn ngừa không cho huyết áp lên cao.
Với những thông tin kể trên, hi vọng rằng bạn đã có lời giải cho câu hỏi: người cao huyết áp có dùng được cao ngựa không. Để đảm bảo có biện pháp điều trị bệnh hiệu quả thì tốt nhất bạn nên tới gặp bác sĩ để được thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp nhất. Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào dù là thuốc Đông y hay thuốc tân dược.
Tìm hiểu cao ngựa là gì?
Cao ngựa là loại cao được nấu cô đặc từ xương ngựa sau khi đã được sơ chế, làm sạch. Cụ thể, xương ngựa sẽ được ninh nấu liên tục trong nhiều ngày liền (khoảng 4 – 5 ngày), khi hoàn tất sẽ thu được loại cao có kết cấu dẻo như keo và màu gần giống màu của mật ong.
Cao ngựa có màu vàng nâu đặc trưng được dân gian truyền miệng về nhiều lợi ích với sức khỏe
Để đạt được loại cao ngựa đảm bảo chất lượng thì đòi hỏi người nấu cao phải biết điều chỉnh nhiệt độ lửa để không làm cháy cao. Sau khi nấu xong, cao sẽ được đúc khuôn với nhiều kích thước khác nhau.
Thường thì một bộ xương ngựa sẽ cho khoảng 2kg cao ngựa thành phẩm. Từ xa xưa, cao ngựa trắng là loại được ưa chuộng nhiều nhất nhưng cho tới hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào cho thấy cao ngựa trắng tốt hơn so với các loại cao ngựa khác.
Theo các ghi chép của y học dân gian thì cao ngựa có vị ngọt, hơi mát với tác dụng lợi xương tuỷ, mạnh gân. Nam giới sử dụng thì trị yếu sinh lý, giúp cường dương. Trong khi đó, nữ giới dùng thì giúp điều hoà kinh nguyệt. Đặc biệt, với người già và trẻ em thì cao ngựa giúp bồi bổ sức khỏe.
Theo nghiên cứu, cao ngựa chứa nhiều dưỡng chất như: Canxi, Protein, Oscein và các loại axit amin khác với tác dụng cải thiện sức khỏe. Do đó, cũng không quá khó hiểu tại sao cao ngựa lại được truyền tai nhau về những lợi ích đối với sức khỏe nên được nhiều người tìm mua để sử dụng.
Tuy nhiên, thực tế thì vẫn còn khá nhiều thắc mắc xoay quanh việc sử dụng cũng như độ hiệu quả của cao ngựa. Và một trong số đó là người cao huyết áp có dùng được cao ngựa không? Để giải đáp cho câu hỏi này thì mời các bạn cùng tìm hiểu tiếp những thông tin sau đây.
Giải đáp thắc mắc người cao huyết áp có dùng được cao ngựa không?
Cao huyết áp là tình trạng có thể xảy ra với bất cứ ai và nó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau từ bên ngoài lẫn bên trong cơ thể. Và nếu như tình hình không được kiểm soát thì sẽ mang tới nhiều biến chứng nguy hiểm đối với hệ tim mạch, thận, mắt và có thể gây đột quỵ, tử vong.
Người bị cao huyết áp có dùng được cao ngựa không?
Cũng như các bệnh lý khác, chứng cao huyết áp có nhiều phương pháp điều trị trong dân gian với các bài thuốc riêng. Trong đó, phải kể đến cách dùng cao ngựa. Vậy thực tế thì người cao huyết áp có dùng được cao ngựa không?
Như đã nói trước đó, thành phần của cao ngựa có chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhau, đặc biệt là Canxi và các loại axit amin. Tất cả đều mang tới những lợi ích nhất định đối với sức khỏe con người.
Tuy nhiên, cho tới hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu chính thức nào chứng minh được lợi ích của cao ngựa trong việc điều trị bệnh cao huyết áp. Và trong Đông Y cũng chưa có tài liệu nào ghi chép về bài thuốc chữa cao huyết áp bằng cách dùng cao ngựa.
Thực tế thì thông tin về việc dùng cao ngựa giúp cải thiện chứng bệnh cao huyết áp chỉ được lưu truyền trong dân gian, chưa có trường hợp rõ ràng về tác dụng. Thậm chí, cách này còn không được biết đến nhiều như việc dùng các loại thảo dược có tác dụng ổn định huyết áp.
Trên thị trường hiện nay có nhiều cơ sở kinh doanh vì lợi ích kinh tế mà đưa ra nhiều thông tin chưa được kiểm chứng, không có cơ sở khoa học để tạo hiểu lầm cho người dùng về việc chữa cao huyết áp bằng cách dùng cao ngựa.
Vì thế, bạn nên thận trọng khi sử dụng cao ngựa hoặc bất cứ loại cao nào hay bài thuốc truyền miệng nào mà không có căn cứ. Trước khi sử dụng biện pháp nào để trị cao huyết áp thì cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ/ thầy thuốc có chuyên môn để đảm bảo hiệu quả cũng như yếu tố an toàn đối với sức khỏe.
Một số lưu ý cho bệnh nhân cao huyết áp khi muốn cải thiện sức khỏe
Người bị cao huyết áp cần phải tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của bác sĩ về phác đồ điều trị, theo dõi các tác dụng phụ của thuốc theo từng giai đoạn để có sự điều chỉnh kịp thời.
Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ khi điều trị bệnh cao huyết áp là rất quan trọng
Bên cạnh việc tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ thì người bệnh cao huyết áp cũng nên chủ động trong việc điều chỉnh và duy trì thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống để kiểm soát huyết áp hiệu quả hơn. Và đây là những lưu ý bạn nên biết:
- Thận trọng khi sử dụng thuốc, tuyệt đối không tự ý tăng – giảm liều lượng hay kết hợp các loại thuốc với nhau để tránh những rủi ro ngoài ý muốn.
- Ưu tiên bổ sung những loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe tim mạch, giúp bình ổn huyết áp.
- Tránh những loại thực phẩm có tác động tiêu cực tới tình trạng cao huyết áp.
- Tuyệt đối không nạp quá 5g muối/ngày. Ưu tiên chế biến món ăn dạng hấp, luộc, không nêm quá nhiều gia vị hay chế biến nhiều dầu mỡ.
- Xây dựng lịch sinh hoạt phù hợp, dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh căng thẳng, áp lực, stress, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
- Tập luyện thể dục hàng ngày với các bài tập nhẹ nhàng, rèn luyện sự dẻo dai và linh hoạt cho cơ thể để cải thiện khả năng đề kháng, chống chọi với bệnh tật.
- Thường xuyên theo dõi huyết áp bằng cách tự đo huyết áp tại nhà và khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện những bất thường về sức khoẻ và có biện pháp khắc phục nhanh chóng
Người bị huyết áp cao nên uống gì để cải thiện tình hình và ổn định huyết áp?
Một khi bị cao huyết áp thì bệnh nhân sẽ phải phụ thuộc vào các loại thuốc để kiểm soát chỉ số huyết áp suốt đời để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, đây không phải là cách duy nhất. Bạn vẫn có thể kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học để giảm sự phụ thuộc vào việc dùng thuốc.
Bị cao huyết áp nên uống tam thất
Tam thất là một trong số những loại thảo dược mang tới nhiều lợi ích đối với sức khỏe, nó được sử dụng trong nhiều bài thuốc với những tác dụng trị bệnh khác nhau. Đặc biệt, với người bệnh bị cao huyết áp thì loại thảo dược hàng “thượng phẩm” này có khả năng hỗ trợ cải thiện bệnh tích cực.
Chống oxy hóa, bảo vệ tế bào, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa ung thư, tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu, đau nhức xương khớp… chính là những tác dụng của loại dược liệu quý này.
Nụ hoa tam thất giúp hỗ trợ điều trị và kiểm soát bệnh cao huyết áp
- Nụ hoa tam thất có tác dụng làm giãn mạch, làm rộng lòng mạch nên sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn và hạ huyết áp trong thời gian ngắn.
- Tam thất còn giúp giảm cholesterol, điều hòa tiểu đường, giảm mỡ máu; giảm căng thẳng, lo âu… Do đó, tính về lâu dài thì tam thất giúp ổn định huyết áp hiệu quả.
Để hỗ trợ kiểm soát bệnh và giữ chỉ số huyết áp trong vùng an toàn thì người bệnh có thể uống 3 ấm trà tam thất mỗi ngày (khoảng 6 – 8g).
Bệnh nhân bị cao huyết áp nên uống nước ép cần tây
Chiết xuất từ cần tây có tác dụng hạ huyết áp, làm chậm nhịp tim và giãn mạch. Không chỉ vậy, cần tây còn giúp làm giảm lipid máu, ngăn ngừa bệnh tim mạch, lợi tiểu, loại bỏ các chất độc hại như acid uric dư thừa và urê ra khỏi cơ thể. Theo nhiều nghiên cứu khoa học gần đây, chất Apigenin chứa trong cần tây có thể giúp mạch máu giãn nở tốt nên có khả năng ngăn ngừa không cho huyết áp lên cao.
Với những thông tin kể trên, hi vọng rằng bạn đã có lời giải cho câu hỏi: người cao huyết áp có dùng được cao ngựa không. Để đảm bảo có biện pháp điều trị bệnh hiệu quả thì tốt nhất bạn nên tới gặp bác sĩ để được thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp nhất. Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào dù là thuốc Đông y hay thuốc tân dược.