"Sóng gợn Tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi 1 cành khô lạc mấy dòng"
Tràng giang mở ra bằng hình tượng dòng sông mặt nước vs những vận động nhẹ nhàng của sóng nước. Mỗi gợn sóng lăn tăn như 1 nỗi buồn điệp điệp triền miên không dứt như đang mở rộng khắp bề mặt tràng giang. Nỗi buồn tự nó khởi phát từ lòng Tràng giang và cứ thế lan tỏa ra mọi hướng. Câu thơ kín đáo gợi nhớ lời ca dao xưa:
"Qua cầu ngả nón trông cầu
Sóng bao nhiêu gợn, dạ em sầu bấy nhiêu"
Bức tranh sông nước như ấm áp hơn khi có dấu vết của cuộc sống con người, đó là hình ảnh 1 con thuyền xuôi mái chèo nhẹ nhàng trôi theo dòng nước. Khung cảnh yên bình khi chính sự vận động của con thuyền cũng không gấp gáp, tất cả cứ chuyển động tạo thành những đường thẳng song song chạy mãi về phía chân trời. Hai câu thơ thấp Thoáng âm hưởng đường thi:
"Vô biên lạc mộng tiêu tiêu hạ
Bất tận tràng giang cổn cổn lai"
(Đỗ Phủ - Đăng cao)
Hay
"Ngàn cây bát ngát lá rụng xào xạc
Dòng sông dằng dặc nước cuồn cuộc trôi"
Cũng là đối nhưng Đỗ Phủ viết theo lối đối chọi còn Huy Cận chỉ dùng tương xứng cốt tạo nên cái dư ba lan tỏa cả bề rộng và dài cảu không gian. Song khổ thơ 4 câu mà câu nào cũng gợi lên nỗi buồn sầu: Sóng lan tỏa vỗ nhịp trên mặt sông tạo nên nỗi sầu, con thuyền nhỏ bé lướt trên mặt sông rộng lớn bao la càng tạo nên sự nhỏ bé khiến dấu vết cuộc sống con người cũng không gợi lên sự ấm áp trong lòng tác giả, huống chi thuyền và nước không có được sự tương đồng khi: "Thuyền về nước lại" khiến lòng người khởi phát mối "sầu trăm ngả '. Lời thơ khéo léo sử dụng phép tiểu đối:" Thuyền về - nước lại "diễn tả sự chia ly ngược hướng, nghịch cảnh giữa thuyền và nước. Có cái gì đang chia lìa giữa sự vật vốn gắn bó chặt chẽ với nhau. Con thuyền kia ngược dòng trôi về đâu? Khao khát đồng cảm biết bao giờ mới có được nếu cảnh vs cảnh chẳng giao hòa, gần gũi mà trái lại đang tiềm ẩn sự chia ly gợi buồn? Dấu vết của cuộc sống con người càng nhỏ bé và mơ hồ trên mênh mang sóng nước khiến tâm hồn thi nhân phải thảng thốt cố kiếm tìm 1 sự tương giao khác nhưng hình như càng dõi theo thì càng thấy lạc lõng. Con thuyền lênh đênh chỉ ngược hướng với dòng nước nhưng 1 cành củi khô trôi dạt trên mặt tràng giang lại bị xé ra nhiều hướng khác nhau ở câu thơ cuối qua thủ pháp đối lập 1 cách triệt để" Một cành khô >< Lạc mấy dòng ". Số từ" một "gợi cái đơn lẻ, đơn chiếc giữa" mấy dòng"làm nổi bật sự đơn độc lẻ loi. Hình ảnh thơ hiện đại và gợi nhiều liên tưởng về những số kiếp lênh đên lạc loài, trôi dạt giữa dòng đời muôn lối.
Tóm lại ở khổ 1 lời thơ sử dụng nhiều từ láy cùng thủ pháp tương phản đối lập vốn được dùng nhiều trong văn học lãng mạn để mở ra 1 không gian bao la rộng lớn mà ở đó sự vật có vận động nhưng là vận động vào sự lưu lạc chia lìa xa xách. Khoảng cách càng xa thì sự cô đơn trống trải của lòng người càng lớn, mối sầu, sầu càng được trải rộng mà con người không thể bù đắp nổi.
Hoàng Giang Anh
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi 1 cành khô lạc mấy dòng"
Tràng giang mở ra bằng hình tượng dòng sông mặt nước vs những vận động nhẹ nhàng của sóng nước. Mỗi gợn sóng lăn tăn như 1 nỗi buồn điệp điệp triền miên không dứt như đang mở rộng khắp bề mặt tràng giang. Nỗi buồn tự nó khởi phát từ lòng Tràng giang và cứ thế lan tỏa ra mọi hướng. Câu thơ kín đáo gợi nhớ lời ca dao xưa:
"Qua cầu ngả nón trông cầu
Sóng bao nhiêu gợn, dạ em sầu bấy nhiêu"
Bức tranh sông nước như ấm áp hơn khi có dấu vết của cuộc sống con người, đó là hình ảnh 1 con thuyền xuôi mái chèo nhẹ nhàng trôi theo dòng nước. Khung cảnh yên bình khi chính sự vận động của con thuyền cũng không gấp gáp, tất cả cứ chuyển động tạo thành những đường thẳng song song chạy mãi về phía chân trời. Hai câu thơ thấp Thoáng âm hưởng đường thi:
"Vô biên lạc mộng tiêu tiêu hạ
Bất tận tràng giang cổn cổn lai"
(Đỗ Phủ - Đăng cao)
Hay
"Ngàn cây bát ngát lá rụng xào xạc
Dòng sông dằng dặc nước cuồn cuộc trôi"
Cũng là đối nhưng Đỗ Phủ viết theo lối đối chọi còn Huy Cận chỉ dùng tương xứng cốt tạo nên cái dư ba lan tỏa cả bề rộng và dài cảu không gian. Song khổ thơ 4 câu mà câu nào cũng gợi lên nỗi buồn sầu: Sóng lan tỏa vỗ nhịp trên mặt sông tạo nên nỗi sầu, con thuyền nhỏ bé lướt trên mặt sông rộng lớn bao la càng tạo nên sự nhỏ bé khiến dấu vết cuộc sống con người cũng không gợi lên sự ấm áp trong lòng tác giả, huống chi thuyền và nước không có được sự tương đồng khi: "Thuyền về nước lại" khiến lòng người khởi phát mối "sầu trăm ngả '. Lời thơ khéo léo sử dụng phép tiểu đối:" Thuyền về - nước lại "diễn tả sự chia ly ngược hướng, nghịch cảnh giữa thuyền và nước. Có cái gì đang chia lìa giữa sự vật vốn gắn bó chặt chẽ với nhau. Con thuyền kia ngược dòng trôi về đâu? Khao khát đồng cảm biết bao giờ mới có được nếu cảnh vs cảnh chẳng giao hòa, gần gũi mà trái lại đang tiềm ẩn sự chia ly gợi buồn? Dấu vết của cuộc sống con người càng nhỏ bé và mơ hồ trên mênh mang sóng nước khiến tâm hồn thi nhân phải thảng thốt cố kiếm tìm 1 sự tương giao khác nhưng hình như càng dõi theo thì càng thấy lạc lõng. Con thuyền lênh đênh chỉ ngược hướng với dòng nước nhưng 1 cành củi khô trôi dạt trên mặt tràng giang lại bị xé ra nhiều hướng khác nhau ở câu thơ cuối qua thủ pháp đối lập 1 cách triệt để" Một cành khô >< Lạc mấy dòng ". Số từ" một "gợi cái đơn lẻ, đơn chiếc giữa" mấy dòng"làm nổi bật sự đơn độc lẻ loi. Hình ảnh thơ hiện đại và gợi nhiều liên tưởng về những số kiếp lênh đên lạc loài, trôi dạt giữa dòng đời muôn lối.
Tóm lại ở khổ 1 lời thơ sử dụng nhiều từ láy cùng thủ pháp tương phản đối lập vốn được dùng nhiều trong văn học lãng mạn để mở ra 1 không gian bao la rộng lớn mà ở đó sự vật có vận động nhưng là vận động vào sự lưu lạc chia lìa xa xách. Khoảng cách càng xa thì sự cô đơn trống trải của lòng người càng lớn, mối sầu, sầu càng được trải rộng mà con người không thể bù đắp nổi.
Hoàng Giang Anh