Đề: Viết đoạn văn 12 câu phân tích vẻ đẹp người lính ở khổ 5, 6 trong tác phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật

Phân tích khổ 5, 6 của tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật Nghia-nhan-de-cua-Bai-tho-ve-tieu-doi-xe-khong-kinh-hay-nhat

Nhà thơ Phạm Tiến Duật đã khắc họa thành công hình ảnh chiếc xe không kính thông qua thi phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính". Mở đầu khổ năm, tác giả viết:

"Những chiếc xe từ trong bom rơi

Đã về đây họp thành tiểu đội"

Hoàn cảnh gặp gỡ giữa những người lính là trong chiến tranh ác liệt, trong khói lửa đạn bom. Những chiếc xe gan góc đã vượt qua mọi thử thách và những chiến sĩ lái xe có cùng chung nhiệm vụ giải phóng miền Nam. Họ gắn bó, sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống khó khăn, thiếu thốn: "Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi". Cái bắt tay thay cho lời chào hỏi, tiếp thêm sức mạnh để vượt qua gian khổ, nó giống như sợi dây kết nối tâm hồn, tình cảm của người lính, là lời hứa quyết tâm ra trận, quyết chiến quyết thắng. Chỉ một cái bắt tay cũng đủ làm ấm lòng, đủ động viên và giúp họ xích lại gần nhau. Và sức mạnh của tình đồng đội đồng chí được thể hiện qua câu: "Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy". Tình cảm của họ thắm thiết như ruột thịt, như anh em một nhà và nó cho thấy đất nước về gia đình của tác giả thật mới lạ, có phần tếu táo nhưng cũng đầy tình cảm sâu nặng, thiêng liêng. Trong câu "Võng mắc chông chênh đường xe chạy", từ "chông chênh" có nghĩa là không vững chắc vì không chỗ dựa vững chãi. Nó miêu tả nhịp lắc của chiếc võng theo vòng quay của bánh xe và gợi lên hình ảnh con đường Trường Sơn gập ghềnh, khúc khuỷu, cho thấy giấc ngủ chập chờn, không yên giấc của người lính. Từ đó nó thể hiện cuộc sống và chiến đấu của các anh vô cùng cực khổ, vất vả. Để kết thúc khổ sáu, ông viết: "Lại đi, lại đi trời xanh thêm". Ở đây, điệp ngữ "lại đi" tạo âm điệu nhẹ nhàng bình thản, nhấn mạnh rằng: Dù đường gập ghềnh khó đi, võng đung đưa khó ngủ nhưng đoàn xe vẫn mặc kệ mà băng băng tiến lên, nối dài trên đường ra trận. Và "trời xanh thêm" là hình ảnh ẩn dụ biểu tượng cho màu xanh của niềm lạc quan yêu đời, đó là màu xanh của bầu trời hay cũng chính là màu xanh chiến thắng, niềm tin thắng lợi đang đến gần. Tóm lại, tình đồng đội đồng chí gắn bó sâu sắc của người lính lái xe được nhà thơ thể hiện thành công qua khổ năm, sáu của tác phẩm.