So sánh giá trị nhân đạo trong Vợ nhặt (Kim Lân) và Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)
Những điểm giống và khác nhau trong tư tưởng nhân đạo của Kim Lân và Tô Hoài được thể hiện qua hai tác phẩm "Vợ nhặt" và "Vợ chồng A Phủ". Kim Lân và Tô Hoài là những cây bút truyện ngắn nổi tiếng trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ là hai truyện ngắn có giá trị nhân đạo sâu sắc nhưng tư tưởng nhân đạo của mỗi nhà văn trong từng tác phẩm vẫn có những nét riêng.
Giá trị nhân đạo trong văn chương truyền thống thể hiện ở nhiều phương diện, khía cạnh. Song nhìn chung, đó là thái độ thương yêu trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của con người, đó là sự đồng cảm với những đau khổ cũng như ngợi ca, đề cao những khát vọng của con người, lên án tố cáo những thế lực áp bức, bóc lột người lao động.. Một tác phẩm hàm chứa những nội dung trên được coi là có tính nhân văn sâu sắc.
Tràng là một gã trai nghèo khổ, dân cư ngụ, làm nghề đẩy xe bò thuê, nuôi mẹ già. Tràng bị coi khinh, chẳng mấy ai thèm nói chuyện, trừ lũ trẻ hay chọc ghẹo khi anh ta đi làm về. Trong Vợ nhặt, cuộc đời của Tràng tiêu biểu cho số phận của người dân nghèo trước cách mạng tháng Tám. Kim Lân đã khắc họa nhân vật Tràng là anh phu xe cục mịch nhưng có một đời sống tâm lý sống động với đầy đủ diện mạo, ngôn ngữ, hành động bằng ngòi bút sắc sảo. Qua nhận vật Tràng, nhà văn phản ánh mặt đen tối trong hiện thực xã hội trước năm 1945 cùng số phận của người dân nghèo với vẻ đẹp tâm hồn của họ.
Còn Thị là một người đàn bà không tên, không tuổi, không quê quán, gốc gác, không gia đình. Không có một nhan sắc xinh đẹp, và cái đói khổ nó lại càng làm cho cái nhan sắc xấu xí ấy thêm phần thảm hại: "Áo quần tả tơi như tổ đỉa", người ngợm "gầy xọp", "trên khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt", "cái ngực gầy lép nhô lên" và "hai con mắt trũng hoáy". Mọi hành động của Thị đều chỉ vì muốn được sống, khao khát được hạnh phúc, được có một mái ấm, một tấm chồng để nương tựa những lúc khó khăn như này dẫn đến hành động theo không Tràng về làm vợ. Một hiện thực đau xót của xã hội lúc bấy giờ: Giá trị con người dường như đã xuống đến mức âm, thậm chí còn không bằng cọng rơm cọng rác, để đến nỗi những người làng trông thấy Tràng dẫn vợ về họ còn cho đó là "của nợ".
Bà cụ Tứ là người mẹ nghèo từng trải đời, hết mực yêu thương con, luôn lạc quan trong hoàn cảnh khó khăn. Là đại diện cho người mẹ Việt Nam cần mẫn, mộc mạc, giản dị, giàu tình yêu thương và đức hi sinh
Vợ nhặt không chỉ cho chúng ta thêm trân trọng những phẩm giá đáng quý của con người mà còn giúp chúng ta hiểu được khát vọng sống của họ. Cái đói, cái chết có thể khiến người ta phần nào tha hóa nhân cách nhưng hạnh phúc đã như một nguồn sinh lực thay đổi cuộc đời họ.
Cuộc hôn nhân lạ lùng của của Tràng với người vợ nhặt ngoài đường là một minh chứng. Không phải trước đó Tràng không khát khao có một gia đình, có một người vợ chăm sóc mẹ anh lúc già yếu. Không phải Tràng không mơ về một ngày nhà cửa quang quẻ, đàn gà ấp nở trong sân, vợ chồng mẹ con vui vầy. Cái cảnh chết chóc, tiếng khóc tỉ tê, cái đói đã khiến con người ta có lúc tưởng như không đủ sức với tới hạnh phúc nhỏ bé ấy. Chỉ tới khi người đọc bắt gặp ánh mắt rạng rỡ, hân hoan của cả Tràng và bà cụ Tứ trước ngọn đèn hiếm hoi, chúng ta mới hiểu rằng nỗi khát khao giờ phút đó đã cháy bỏng da diết như thế nào trong lòng họ. Hai hào dầu phung phí đổi lấy một chút "sáng sủa" đón mừng hạnh phúc của con trai khiến bà cụ như khỏe lên trẻ lại.
Những mảnh đời nghèo đói đến với nhau, cùng chắp lại thành một cuộc đời ấm áp, nhen nhóm hy vọng. Chủ nghĩa nhân đạo mà nhà văn Kim Lân muốn gửi gắm vào nhân vật, tác phẩm của mình vừa trực tiếp thể hiện qua tâm trạng nhân vật, vừa gián tiếp qua bố cục câu chuyện. Chiều hướng vận động của thời gian trong truyện đi từ chiều tàn, đêm tối tới ánh sáng từ "tuyệt vọng" tới "hy vọng", từ "một ngọn đèn" hiếm hoi được khêu lên đến hình ảnh "lá cờ đỏ" phấp phới trong trí nhớ của Tràng. Tất cả là tích cực, là sự tin tưởng vào khả năng thay đổi cuộc sống, hoàn cảnh của nhà văn và nhân vật. Một nhân cách, một khát vọng mà một sự chuẩn bị cho tương lai yên ổn chắc chắn sẽ khiến mỗi người tự tin hơn. Và phải chăng qua "lá cờ đỏ trên con đê" Kim Lân muốn báo trước một ngày mai rạng rỡ hơn, một cuộc đời mới được sưởi ấm bởi ánh sáng của "ngọn đèn" vĩnh cửu là cách mạng?
Cũng giống như Kim Lân, Tô Hoài dành cho nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ (1953) một tình cảm yêu thương, trân trọng vô cùng. Sự trân trọng đó bộc lộ ở những chi tiết tài tình khi miêu tả tâm lý, tình cảm và nỗi cơ cực của nhân vật. Tô Hoài đã rất chắt lọc chi tiết và nhịp văn để nhấn mạnh thêm cuộc sống lao khổ, buồn bã Mị phải chịu đựng. "Ngày ngày cô ngồi bên một tảng đá, cạnh tàu ngựa, cúi mặt buồn rười rượi". Người ta đã quên Mị với tư cách nàng dâu của nhà thống lí. Thực chất Mị sống đời nô lệ, chôn vùi tuổi xuân, sắc đẹp ở đó. Mị là nạn nhân của đồng tiền và các thế lực phong kiến cường quyền tàn ác. Mị sống âm thầm, làm lụng quần quật đến nỗi quên mất cả khái niệm thời gian. "Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng". Khổ quá, Mị muốn có lá ngón để tự tử, thoát khỏi nhà mồ – nhà thống lý Pá Tra – nhà bố chồng của Mị. Nỗi đau của Mị không chỉ dừng lại ở việc bị đày đọa thể xác, mà còn bị áp bức về tinh thần.
Dàn trải nỗi khổ đau, nhục nhã mà Mị chịu đựng trên trang giấy cũng là nỗi khổ đau của Tô Hoài. Ông viết lên sự thật, mặc dầu rơi lệ, xót xa cho nhân vật. Ông đã không dè dặt tố cáo các thế lực đã đẩy con người vào vực thẳm cuộc đời. Trước ngòi bút của Tô Hoài, cuộc sống yên ổn của người dân miền núi còn là một cái gì đó rất xa xôi.
Chỉ qua đây, chúng ta mới hiểu được rằng người dân vùng cao phải trải qua đau khổ, phải đấu tranh để tồn tại như thế nào. Và Mị là một điển hình của sự phản kháng tất yếu kia, sở dĩ không để cho Mị phải chết là vì ông hiểu một cách thấm thía rằng chính giây phút định tìm đến cái chết là giây phút người ta them được sống hơn bao giờ hết. Mị không thể chết. Mị còn khao khát sống lắm. Mị che dấu lòng khao khát hạnh phúc bằng dáng vẻ lặng lẽ âm thầm nhưng chính nổi nhớ về thuở thanh xuân khi chợt nghe tiếng sáo đã "chống" lại cô. Sáu lần tác giả nhắc tới tiếng sáo thì chỉ có ba lần là tiếng sáo thật. Còn ba lần sau là tiếng sáo thức tỉnh trong lòng Mị, tự cất tiếng hát trong lòng Mị.
Có thể nói Tô Hoài đã đồng cảm sâu sắc với khát vọng của Mị, Tô Hoài khám phá ra quy luật của cuộc sống ở nhân thân bé nhỏ của Mị. Ông hiểu điều gì ắt phải đến. Ách của cuộc đời khốc liệt tới đâu cũng không thể chon vùi khao khát cuộc sống tự do, hạnh phúc của Mị. Và Mị phản kháng là điều tất yếu. Sức sống, sức trẻ, tình thương vốn tiềm tang trong cô đã giúp cô đủ sức mạnh để cởi trói cho A Phủ. "Trời tối lắm, nhưng Mị vẫn băng đi" Mị đi theo A Phủ, chạy trốn từ Hồng Ngài đến Phiềng Sa. Mị đã chứng tỏ được sức sống của con người để giúp thoát khỏi chính số phận cay nghiệt của cuộc đời mình.
Một lần nữa, chúng ta nhận thấy rằng dù ở đề tài nào, góc độ nào, nhân đạo luôn là giá trị cốt lõi của tác phẩm văn học. Nhờ có giá trị nhân đạo mà qua hơn nửa thế kỷ nay, người đọc vẫn cảm thấy gắn bó với con người, với tình tiết của câu chuyện. Nỗi khổ cực của con người cùng với khát vọng sống của họ mãi mãi là vấn đề của văn học. Mỗi khám phá mới mẻ của một nhà văn đều nhằm hoàn thiện con người, bản thân họ cũng như cách nhìn của con người với cuộc đời.
Sự tương đồng của Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ là đều thể hiện sự cảm thông sâu sắc trước số phận của người nông dân trong xã hội cũ, đều tố cáo, lên án các thế lực tàn bạo đã gây ra bi kịch cho con người và sự trân trọng vẻ đẹp phẩm chất của người lao động.
Tuy nhiên, mỗi tác phẩm đều mang những thông điệp, những ý nghĩa khác nhau.
Ở truyện ngắn "Vợ nhặt", đặt nhân vật vào một tình huống đặc biệt, tác giả bày tỏ sự cảm thương trước số phận bi thảm của người nông dân bị nạn đói dồn đẩy đến bước đường cùng, giá trị con người trở nên rẻ mạt (HS phân tích quang cảnh xóm ngụ cư ngày đói, hình ảnh người đàn bà vợ nhặt.). Đồng thời tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít đã gây ra nạn đói khủng khiếp. Phát hiện và ngợi ca khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, tình cảm cưu mang đùm bọc lẫn nhau giữa những người cùng chung cảnh ngộ và niềm tin hướng về tương lai của họ (hành động táo tợn, liều lĩnh của thị; hành động và tâm trạng của Tràng khi gặp thị, mời thị ăn và đưa thị về, suy nghĩ của bà cụ Tứ, của dân xóm ngụ cư trước hạnh phúc của Tràng.)
Ở truyện "Vợ chồng A Phủ", nhà văn cảm thông trước số phận bi thảm của người lao động vùng cao Tây Bắc, đặc biệt là thân phận người phụ nữ dưới ách áp bức bóc lột của bọn chúa đất phong kiến. (thân phận và cảnh ngộ của Mị khi về làm dâu nhà thống lý Pa Tra, số phận của A Phủ.). Tố cáo, lên án tội ác của giai cấp phong kiến thống trị (điển hình là cha con thống lý Pá Tra: Bắt trả lãi cắt cổ, bắt người gạt nợ, trói người dã man, xử kiện không cho thanh minh). Trân trọng khát vọng tự do, tinh thần đấu tranh phản kháng của quần chúng bị áp bức (tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân, khi cắt dây trói cứu A Phủ.)
Tóm lại, qua ba tác phẩm văn xuôi cách mạng trên, ta thấy nổi bật lên rằng giá trị nhân đạo nhân đạo của thời kỳ này không chỉ dừng lại ở sự đồng cảm thương yêu con người, sự trân trọng phẩm chất tốt đẹp của con người mà các nhà văn đã có ý thức thể hiện, bộc lộ sự chống lại nguyên nhân gây nên nỗi khổ ấy. Đặc biệt, các nhà văn cách mạng đã tìm ra những giải pháp đưa con người ra khỏi bế tắc, tối tăm. Đóng góp riêng của mỗi nhà văn đã góp phần làm phong phú, mới mẻ cho truyền thống nhân đạo của văn học dân tộc (đặc biệt là ở cái nhìn đầy lạc quan tin tưởng vào tương lai), tạo nên diện mạo mới cho văn xuôi giai đoạn 1945 – 1975.
Những điểm giống và khác nhau trong tư tưởng nhân đạo của Kim Lân và Tô Hoài được thể hiện qua hai tác phẩm "Vợ nhặt" và "Vợ chồng A Phủ". Kim Lân và Tô Hoài là những cây bút truyện ngắn nổi tiếng trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ là hai truyện ngắn có giá trị nhân đạo sâu sắc nhưng tư tưởng nhân đạo của mỗi nhà văn trong từng tác phẩm vẫn có những nét riêng.
Giá trị nhân đạo trong văn chương truyền thống thể hiện ở nhiều phương diện, khía cạnh. Song nhìn chung, đó là thái độ thương yêu trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của con người, đó là sự đồng cảm với những đau khổ cũng như ngợi ca, đề cao những khát vọng của con người, lên án tố cáo những thế lực áp bức, bóc lột người lao động.. Một tác phẩm hàm chứa những nội dung trên được coi là có tính nhân văn sâu sắc.
Tràng là một gã trai nghèo khổ, dân cư ngụ, làm nghề đẩy xe bò thuê, nuôi mẹ già. Tràng bị coi khinh, chẳng mấy ai thèm nói chuyện, trừ lũ trẻ hay chọc ghẹo khi anh ta đi làm về. Trong Vợ nhặt, cuộc đời của Tràng tiêu biểu cho số phận của người dân nghèo trước cách mạng tháng Tám. Kim Lân đã khắc họa nhân vật Tràng là anh phu xe cục mịch nhưng có một đời sống tâm lý sống động với đầy đủ diện mạo, ngôn ngữ, hành động bằng ngòi bút sắc sảo. Qua nhận vật Tràng, nhà văn phản ánh mặt đen tối trong hiện thực xã hội trước năm 1945 cùng số phận của người dân nghèo với vẻ đẹp tâm hồn của họ.
Còn Thị là một người đàn bà không tên, không tuổi, không quê quán, gốc gác, không gia đình. Không có một nhan sắc xinh đẹp, và cái đói khổ nó lại càng làm cho cái nhan sắc xấu xí ấy thêm phần thảm hại: "Áo quần tả tơi như tổ đỉa", người ngợm "gầy xọp", "trên khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt", "cái ngực gầy lép nhô lên" và "hai con mắt trũng hoáy". Mọi hành động của Thị đều chỉ vì muốn được sống, khao khát được hạnh phúc, được có một mái ấm, một tấm chồng để nương tựa những lúc khó khăn như này dẫn đến hành động theo không Tràng về làm vợ. Một hiện thực đau xót của xã hội lúc bấy giờ: Giá trị con người dường như đã xuống đến mức âm, thậm chí còn không bằng cọng rơm cọng rác, để đến nỗi những người làng trông thấy Tràng dẫn vợ về họ còn cho đó là "của nợ".
Bà cụ Tứ là người mẹ nghèo từng trải đời, hết mực yêu thương con, luôn lạc quan trong hoàn cảnh khó khăn. Là đại diện cho người mẹ Việt Nam cần mẫn, mộc mạc, giản dị, giàu tình yêu thương và đức hi sinh
Vợ nhặt không chỉ cho chúng ta thêm trân trọng những phẩm giá đáng quý của con người mà còn giúp chúng ta hiểu được khát vọng sống của họ. Cái đói, cái chết có thể khiến người ta phần nào tha hóa nhân cách nhưng hạnh phúc đã như một nguồn sinh lực thay đổi cuộc đời họ.
Cuộc hôn nhân lạ lùng của của Tràng với người vợ nhặt ngoài đường là một minh chứng. Không phải trước đó Tràng không khát khao có một gia đình, có một người vợ chăm sóc mẹ anh lúc già yếu. Không phải Tràng không mơ về một ngày nhà cửa quang quẻ, đàn gà ấp nở trong sân, vợ chồng mẹ con vui vầy. Cái cảnh chết chóc, tiếng khóc tỉ tê, cái đói đã khiến con người ta có lúc tưởng như không đủ sức với tới hạnh phúc nhỏ bé ấy. Chỉ tới khi người đọc bắt gặp ánh mắt rạng rỡ, hân hoan của cả Tràng và bà cụ Tứ trước ngọn đèn hiếm hoi, chúng ta mới hiểu rằng nỗi khát khao giờ phút đó đã cháy bỏng da diết như thế nào trong lòng họ. Hai hào dầu phung phí đổi lấy một chút "sáng sủa" đón mừng hạnh phúc của con trai khiến bà cụ như khỏe lên trẻ lại.
Những mảnh đời nghèo đói đến với nhau, cùng chắp lại thành một cuộc đời ấm áp, nhen nhóm hy vọng. Chủ nghĩa nhân đạo mà nhà văn Kim Lân muốn gửi gắm vào nhân vật, tác phẩm của mình vừa trực tiếp thể hiện qua tâm trạng nhân vật, vừa gián tiếp qua bố cục câu chuyện. Chiều hướng vận động của thời gian trong truyện đi từ chiều tàn, đêm tối tới ánh sáng từ "tuyệt vọng" tới "hy vọng", từ "một ngọn đèn" hiếm hoi được khêu lên đến hình ảnh "lá cờ đỏ" phấp phới trong trí nhớ của Tràng. Tất cả là tích cực, là sự tin tưởng vào khả năng thay đổi cuộc sống, hoàn cảnh của nhà văn và nhân vật. Một nhân cách, một khát vọng mà một sự chuẩn bị cho tương lai yên ổn chắc chắn sẽ khiến mỗi người tự tin hơn. Và phải chăng qua "lá cờ đỏ trên con đê" Kim Lân muốn báo trước một ngày mai rạng rỡ hơn, một cuộc đời mới được sưởi ấm bởi ánh sáng của "ngọn đèn" vĩnh cửu là cách mạng?
Cũng giống như Kim Lân, Tô Hoài dành cho nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ (1953) một tình cảm yêu thương, trân trọng vô cùng. Sự trân trọng đó bộc lộ ở những chi tiết tài tình khi miêu tả tâm lý, tình cảm và nỗi cơ cực của nhân vật. Tô Hoài đã rất chắt lọc chi tiết và nhịp văn để nhấn mạnh thêm cuộc sống lao khổ, buồn bã Mị phải chịu đựng. "Ngày ngày cô ngồi bên một tảng đá, cạnh tàu ngựa, cúi mặt buồn rười rượi". Người ta đã quên Mị với tư cách nàng dâu của nhà thống lí. Thực chất Mị sống đời nô lệ, chôn vùi tuổi xuân, sắc đẹp ở đó. Mị là nạn nhân của đồng tiền và các thế lực phong kiến cường quyền tàn ác. Mị sống âm thầm, làm lụng quần quật đến nỗi quên mất cả khái niệm thời gian. "Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng". Khổ quá, Mị muốn có lá ngón để tự tử, thoát khỏi nhà mồ – nhà thống lý Pá Tra – nhà bố chồng của Mị. Nỗi đau của Mị không chỉ dừng lại ở việc bị đày đọa thể xác, mà còn bị áp bức về tinh thần.
Dàn trải nỗi khổ đau, nhục nhã mà Mị chịu đựng trên trang giấy cũng là nỗi khổ đau của Tô Hoài. Ông viết lên sự thật, mặc dầu rơi lệ, xót xa cho nhân vật. Ông đã không dè dặt tố cáo các thế lực đã đẩy con người vào vực thẳm cuộc đời. Trước ngòi bút của Tô Hoài, cuộc sống yên ổn của người dân miền núi còn là một cái gì đó rất xa xôi.
Chỉ qua đây, chúng ta mới hiểu được rằng người dân vùng cao phải trải qua đau khổ, phải đấu tranh để tồn tại như thế nào. Và Mị là một điển hình của sự phản kháng tất yếu kia, sở dĩ không để cho Mị phải chết là vì ông hiểu một cách thấm thía rằng chính giây phút định tìm đến cái chết là giây phút người ta them được sống hơn bao giờ hết. Mị không thể chết. Mị còn khao khát sống lắm. Mị che dấu lòng khao khát hạnh phúc bằng dáng vẻ lặng lẽ âm thầm nhưng chính nổi nhớ về thuở thanh xuân khi chợt nghe tiếng sáo đã "chống" lại cô. Sáu lần tác giả nhắc tới tiếng sáo thì chỉ có ba lần là tiếng sáo thật. Còn ba lần sau là tiếng sáo thức tỉnh trong lòng Mị, tự cất tiếng hát trong lòng Mị.
Có thể nói Tô Hoài đã đồng cảm sâu sắc với khát vọng của Mị, Tô Hoài khám phá ra quy luật của cuộc sống ở nhân thân bé nhỏ của Mị. Ông hiểu điều gì ắt phải đến. Ách của cuộc đời khốc liệt tới đâu cũng không thể chon vùi khao khát cuộc sống tự do, hạnh phúc của Mị. Và Mị phản kháng là điều tất yếu. Sức sống, sức trẻ, tình thương vốn tiềm tang trong cô đã giúp cô đủ sức mạnh để cởi trói cho A Phủ. "Trời tối lắm, nhưng Mị vẫn băng đi" Mị đi theo A Phủ, chạy trốn từ Hồng Ngài đến Phiềng Sa. Mị đã chứng tỏ được sức sống của con người để giúp thoát khỏi chính số phận cay nghiệt của cuộc đời mình.
Một lần nữa, chúng ta nhận thấy rằng dù ở đề tài nào, góc độ nào, nhân đạo luôn là giá trị cốt lõi của tác phẩm văn học. Nhờ có giá trị nhân đạo mà qua hơn nửa thế kỷ nay, người đọc vẫn cảm thấy gắn bó với con người, với tình tiết của câu chuyện. Nỗi khổ cực của con người cùng với khát vọng sống của họ mãi mãi là vấn đề của văn học. Mỗi khám phá mới mẻ của một nhà văn đều nhằm hoàn thiện con người, bản thân họ cũng như cách nhìn của con người với cuộc đời.
Sự tương đồng của Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ là đều thể hiện sự cảm thông sâu sắc trước số phận của người nông dân trong xã hội cũ, đều tố cáo, lên án các thế lực tàn bạo đã gây ra bi kịch cho con người và sự trân trọng vẻ đẹp phẩm chất của người lao động.
Tuy nhiên, mỗi tác phẩm đều mang những thông điệp, những ý nghĩa khác nhau.
Ở truyện ngắn "Vợ nhặt", đặt nhân vật vào một tình huống đặc biệt, tác giả bày tỏ sự cảm thương trước số phận bi thảm của người nông dân bị nạn đói dồn đẩy đến bước đường cùng, giá trị con người trở nên rẻ mạt (HS phân tích quang cảnh xóm ngụ cư ngày đói, hình ảnh người đàn bà vợ nhặt.). Đồng thời tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít đã gây ra nạn đói khủng khiếp. Phát hiện và ngợi ca khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, tình cảm cưu mang đùm bọc lẫn nhau giữa những người cùng chung cảnh ngộ và niềm tin hướng về tương lai của họ (hành động táo tợn, liều lĩnh của thị; hành động và tâm trạng của Tràng khi gặp thị, mời thị ăn và đưa thị về, suy nghĩ của bà cụ Tứ, của dân xóm ngụ cư trước hạnh phúc của Tràng.)
Ở truyện "Vợ chồng A Phủ", nhà văn cảm thông trước số phận bi thảm của người lao động vùng cao Tây Bắc, đặc biệt là thân phận người phụ nữ dưới ách áp bức bóc lột của bọn chúa đất phong kiến. (thân phận và cảnh ngộ của Mị khi về làm dâu nhà thống lý Pa Tra, số phận của A Phủ.). Tố cáo, lên án tội ác của giai cấp phong kiến thống trị (điển hình là cha con thống lý Pá Tra: Bắt trả lãi cắt cổ, bắt người gạt nợ, trói người dã man, xử kiện không cho thanh minh). Trân trọng khát vọng tự do, tinh thần đấu tranh phản kháng của quần chúng bị áp bức (tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân, khi cắt dây trói cứu A Phủ.)
Tóm lại, qua ba tác phẩm văn xuôi cách mạng trên, ta thấy nổi bật lên rằng giá trị nhân đạo nhân đạo của thời kỳ này không chỉ dừng lại ở sự đồng cảm thương yêu con người, sự trân trọng phẩm chất tốt đẹp của con người mà các nhà văn đã có ý thức thể hiện, bộc lộ sự chống lại nguyên nhân gây nên nỗi khổ ấy. Đặc biệt, các nhà văn cách mạng đã tìm ra những giải pháp đưa con người ra khỏi bế tắc, tối tăm. Đóng góp riêng của mỗi nhà văn đã góp phần làm phong phú, mới mẻ cho truyền thống nhân đạo của văn học dân tộc (đặc biệt là ở cái nhìn đầy lạc quan tin tưởng vào tương lai), tạo nên diện mạo mới cho văn xuôi giai đoạn 1945 – 1975.