Viết đoạn văn (200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về nhận định "Bản chất của sự việc diễn ra không quan trọng bằng cách mà chúng ta đón nhận những sự việc đó" được gợi ra qua đoạn trích dưới đây:
Sự chia sẻ cũng làm giảm bớt đi những nỗi sợ hãi, nhàm chán trong cuộc sống của chúng ta do nó thúc đẩy những mối giao tiếp xã hội và làm tăng cảm giác sống có mục đích, cảm giác an toàn cho mỗi người.
Một kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy, những người xem nhiều tin tức trên truyền hình thường lo sợ thái quá về mối hiểm nguy đối với cuộc sống bình yên, hạnh phúc của họ. Nguyên do là vì phần lớn các chương trình truyền hình đều tập trung đưa thêm những bản tin, những hình ảnh rùng rợn, bất an, làm nảy sinh tâm lý hoang mang, sợ hãi trong lòng khán giả. Và đáng ngại hơn, cuộc sống hiện đại đang xuất hiện ngày một nhiều "những cái kén người" tìm cách sống thu mình. Nói cách khác, những người này chỉ muốn tự nhốt mình trong tháp ngà của những mối quan hệ với người thân mà tự đánh mất dàn mối quan hệ với hàng xóm. Chính lối sống ích kỷ này càng làm cho họ dễ bị kẻ xấu tấn công và dễ gặp những chuyện nguy hiểm hơn.
Cách tốt nhất để vượt qua nỗi sợ hãi là hãy đối mặt với chúng, từ đó bắt đầu một quá trình tạo nên sự khác biệt. Cội nguồn của mọi hiểm nguy đều xuất phát từ hệ quả của những mặt trái xã hội, nhưng thường thì chúng ta không dám nhìn thẳng vào vấn đề này. Bản chất của sự việc diễn ra không quan trọng bằng cách mà chúng ta đón nhận những sự việc đó. Chúng ta cần có thái độ thích hợp để làm giảm thiểu những nguyên nhân gây ra mọi bất ổn trong cuộc sống của mình.
(Cho đi là còn mãi –Azim Jamal & Harvey McKinno)
Bài làm:
Câu nói "Bản chất của sự việc diễn ra không quan trọng bằng cách mà chúng ta đón nhận những sự việc đó" nhấn mạnh thái độ và cách ứng xử của chúng ta khi đối diện với những khó khăn, thử thách của cuộc sống. Cuộc sống quanh ta luôn có những biến động, những biến cố, có thể do chủ quan hay khách quan, luôn rình rập, bất ngờ ập đến. Chỉ khi chúng ta giữ được cho mình thái độ chủ động và lạc quan đối diện, chúng ta mới có thể dễ dàng đối mặt và vượt qua chúng. Không có yếu tố khách quan nào có thể mang lại cho chúng ta một cuộc sống hạnh phúc hay tốt đẹp, mà chỉ có cách nhìn mới quyết định sự cảm nhận hạnh phúc hay thành công trong cuộc sống. Cách tốt nhất để vượt qua khó khăn, thử thách, hay là nỗi sợ hãi là hãy đối diện với chúng. Thay vì tránh né, bạn nên "nhìn sâu" vào chính điểm yếu hay nỗi sợ của bản thân và học cách xử trí nó. Bên cạnh đó, chúng ta cần phê phán những người thụ động, luôn bi quan chán nản trước những khó khăn thử thách. Họ luôn thấy điều tiêu cực, chán nản và mất niềm tin vào cuộc sống mà quên đi giá trị của bản thân sau những lần vấp ngã đó hay đơn giản là họ e ngại thay đổi. Thông thường, bạn e ngại làm điều gì đó là vì bạn cho rằng nó khó có thể thực hiện, nhưng kết quả luôn xảy ra theo hướng ngược lại chỉ khi bạn bắt tay vào làm và cố hết sức để hoàn thành nó. Hãy thử tiến lên một bước rồi bạn sẽ nhận ra rằng "chinh phục" nó không khó như đã nghĩ. Hãy luôn chủ động đối mặt, đón nhận những thách thức của cuộc sống, cần có thái độ lạc quan, cái nhìn tích cực..
Sự chia sẻ cũng làm giảm bớt đi những nỗi sợ hãi, nhàm chán trong cuộc sống của chúng ta do nó thúc đẩy những mối giao tiếp xã hội và làm tăng cảm giác sống có mục đích, cảm giác an toàn cho mỗi người.
Một kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy, những người xem nhiều tin tức trên truyền hình thường lo sợ thái quá về mối hiểm nguy đối với cuộc sống bình yên, hạnh phúc của họ. Nguyên do là vì phần lớn các chương trình truyền hình đều tập trung đưa thêm những bản tin, những hình ảnh rùng rợn, bất an, làm nảy sinh tâm lý hoang mang, sợ hãi trong lòng khán giả. Và đáng ngại hơn, cuộc sống hiện đại đang xuất hiện ngày một nhiều "những cái kén người" tìm cách sống thu mình. Nói cách khác, những người này chỉ muốn tự nhốt mình trong tháp ngà của những mối quan hệ với người thân mà tự đánh mất dàn mối quan hệ với hàng xóm. Chính lối sống ích kỷ này càng làm cho họ dễ bị kẻ xấu tấn công và dễ gặp những chuyện nguy hiểm hơn.
Cách tốt nhất để vượt qua nỗi sợ hãi là hãy đối mặt với chúng, từ đó bắt đầu một quá trình tạo nên sự khác biệt. Cội nguồn của mọi hiểm nguy đều xuất phát từ hệ quả của những mặt trái xã hội, nhưng thường thì chúng ta không dám nhìn thẳng vào vấn đề này. Bản chất của sự việc diễn ra không quan trọng bằng cách mà chúng ta đón nhận những sự việc đó. Chúng ta cần có thái độ thích hợp để làm giảm thiểu những nguyên nhân gây ra mọi bất ổn trong cuộc sống của mình.
(Cho đi là còn mãi –Azim Jamal & Harvey McKinno)
Bài làm:
Câu nói "Bản chất của sự việc diễn ra không quan trọng bằng cách mà chúng ta đón nhận những sự việc đó" nhấn mạnh thái độ và cách ứng xử của chúng ta khi đối diện với những khó khăn, thử thách của cuộc sống. Cuộc sống quanh ta luôn có những biến động, những biến cố, có thể do chủ quan hay khách quan, luôn rình rập, bất ngờ ập đến. Chỉ khi chúng ta giữ được cho mình thái độ chủ động và lạc quan đối diện, chúng ta mới có thể dễ dàng đối mặt và vượt qua chúng. Không có yếu tố khách quan nào có thể mang lại cho chúng ta một cuộc sống hạnh phúc hay tốt đẹp, mà chỉ có cách nhìn mới quyết định sự cảm nhận hạnh phúc hay thành công trong cuộc sống. Cách tốt nhất để vượt qua khó khăn, thử thách, hay là nỗi sợ hãi là hãy đối diện với chúng. Thay vì tránh né, bạn nên "nhìn sâu" vào chính điểm yếu hay nỗi sợ của bản thân và học cách xử trí nó. Bên cạnh đó, chúng ta cần phê phán những người thụ động, luôn bi quan chán nản trước những khó khăn thử thách. Họ luôn thấy điều tiêu cực, chán nản và mất niềm tin vào cuộc sống mà quên đi giá trị của bản thân sau những lần vấp ngã đó hay đơn giản là họ e ngại thay đổi. Thông thường, bạn e ngại làm điều gì đó là vì bạn cho rằng nó khó có thể thực hiện, nhưng kết quả luôn xảy ra theo hướng ngược lại chỉ khi bạn bắt tay vào làm và cố hết sức để hoàn thành nó. Hãy thử tiến lên một bước rồi bạn sẽ nhận ra rằng "chinh phục" nó không khó như đã nghĩ. Hãy luôn chủ động đối mặt, đón nhận những thách thức của cuộc sống, cần có thái độ lạc quan, cái nhìn tích cực..