Nếu kỹ năng chuyên môn là “ngôi nhà” thì những kỹ năng mềm chính là “bức tường” để củng cố, bảo vệ cho ngôi nhà đó thêm kiên cố, vững mạnh trước mọi thách thức, sóng gió
Bên cạnh kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm làm việc, nhà tuyển dụng luôn đặt ra câu hỏi, tình huống về các kỹ năng mềm trong công việc để đánh giá chính xác tiềm năng của ứng viên. Vậy những kỹ năng mềm nào là quan trọng nhất? Cách đánh giá kỹ năng mềm của ứng viên như thế nào? Navigos Search sẽ bật mí ngay bên dưới. Hãy khám phá nhé!
1. Kỹ năng mềm là gì?
Kỹ năng mềm (Soft Skills) là thuật ngữ dùng để chỉ những kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lắng nghe, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, làm việc độc lập, quản lý thời gian, chịu được áp lực, sáng tạo và đổi mới…
Kỹ năng mềm là kỹ năng cần có trong công việc
2. Vì sao kỹ năng mềm quan trọng với mọi ứng viên, mọi công việc
Việc đánh giá một ứng viên thông qua những kỹ năng mềm sẽ hiệu quả hơn so với việc chỉ dựa trên kỹ năng cứng. Đa số các nhà tuyển dụng đều ưu tiên chọn người phù hợp với văn hóa doanh nghiệp và vị trí công việc đó. Đánh giá ứng viên dựa trên kỹ năng mềm sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ dàng tìm được một người vừa giỏi chuyên môn và vừa thích hợp với doanh nghiệp để gắn bó lâu dài.
Đặc biệt trong mọi công việc, kỹ năng mềm sẽ giúp mọi người cảm thấy thoải mái, giúp tiết kiệm thời gian, tìm ra quy trình làm việc khoa học và hoàn thành công việc với hiệu suất cao hơn.
Khác với kỹ năng mềm, kỹ năng cứng đề cập đến chuyên môn, bằng cấp, chứng chỉ hay sự thành thạo về một lĩnh vực nào đó. Tuy nhiên, điểm chung của kỹ năng mềm và kỹ năng cứng của một ứng viên là đều giúp họ hoàn thiện bản thân hơn. Hai kỹ năng này bổ trợ lẫn nhau với mục đích nâng cao trình độ, khả năng nhận thức và cải thiện cuộc sống của một con người.
3. Các kỹ năng mềm quan trọng dẫn đến thành công
Bạn nên rèn luyện những kỹ năng cần thiết trong công việc dưới đây để dễ dàng gặt hái thành công hơn:
- Quản lý: Giúp ứng viên trở thành người dẫn dắt, có tầm ảnh hưởng nhất định. Hãy chú trọng rèn luyện kỹ năng này để thúc đẩy tinh thần làm việc, đem đến nguồn năng lượng tích cực cho bản thân và mọi người xung quanh. Từ đó, đảm bảo hoàn thành mục tiêu công việc hiệu quả.
- Giao tiếp và lắng nghe tích cực: Kỹ năng này bao gồm giao tiếp lời nói, giao tiếp văn bản, giao tiếp phi ngôn ngữ và giao tiếp trực quan bằng hình ảnh. Nếu biết lắng nghe tích cực, biết trao đổi thông tin sẽ mọi người tự mở ra mối quan hệ, tạo ra nhiều cơ hội tốt hơn.
- Giải quyết vấn đề: Kỹ năng này sử dụng kiến thức, vốn sống để giải quyết các vấn đề phát sinh trong công việc. Với khả năng xử lý và đưa ra giải pháp khắc phục hiệu quả sẽ giúp vấn đề đi đến kết quả tốt đẹp, thấu đáo nhất.
- Làm việc nhóm: Đây là kỹ năng quan trọng trong mọi công việc. Việc lắng nghe đồng đội, hòa nhịp tốt với mọi người và có tinh thần trách nhiệm trong công việc chung sẽ giúp triển khai, hoàn thành mọi dự án đạt kết quả cao.
- Quản lý thời gian: “Thời gian là vàng bạc”, nếu biết phân bố thời gian và ưu tiên thứ tự công việc thì hiệu suất, năng suất công việc sẽ tăng lên đáng kể. Từ đó, mọi người cân bằng được công việc lẫn cuộc sống cá nhân, gia đình.
- Tư duy sáng tạo: Người sở hữu kỹ năng này sẽ nhanh chóng thành công bởi họ luôn tìm ra điều mới lại, bứt phá ra khỏi khuôn khổ. Trong thời đại chạy đua với xu hướng thị trường như ngày nay, ứng viên có khả năng tư duy sáng tạo cao luôn được nhà tuyển dụng săn đón.
- Chịu được áp lực cao: Giúp mọi người thích nghi được với mọi tình huống, thách thức mới, sẵn sàng đối mặt với khó khăn, đón nhận thay đổi để mang lại kết quả công việc tốt hơn.
Bộ kỹ năng mềm quan trọng nhất cho mọi công việc
4. Cách đánh giá chính xác kỹ năng mềm của ứng viên
Như đã nói ở trên, để nhìn nhận chính xác về một ứng viên, ngoài kỹ năng cứng thì nhà tuyển dụng còn phải xem xét các kỹ năng mềm. Dưới đây là một số gợi ý về cách đánh giá kỹ năng mềm của ứng viên mà doanh nghiệp bạn có thể tham khảo:
Đưa ra thang điểm về kỹ năng mềm để ứng viên tự đánh giá
Trong buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng hãy yêu cầu ứng viên tự liệt kê những kỹ năng cần thiết để hoàn thành tốt vị trí đang ứng tuyển. Bạn có thể đưa ra bảng đánh giá theo thang điểm 10 hay 100 để ứng viên tự đánh giá và tự tìm ra kỹ năng vượt trội của bản thân.
Trong trường hợp ứng viên không biết đâu là kỹ năng quan trọng thì bạn nên xem xét lại ứng viên đó. Sau khi xác định thang điểm từng người, bạn hãy đánh giá và tiếp tục khảo sát ứng viên theo gợi ý bên dưới.
Đặt câu hỏi tình huống
Nhà tuyển dụng phải đưa ra được tình huống cụ thể và giả định vấn đề không liên quan đến kinh nghiệm sẵn có của ứng viên nhằm kiểm tra trình độ, cách giải quyết tình huống.
Một ví dụ cụ thể:
Bạn đưa ra giả định khi doanh nghiệp có nhiều ý kiến trái chiều nhau và có cả ý kiến trái ngược với ý kiến của ứng viên thì họ giải quyết ra sao?
Một doanh nghiệp cũng giống như một xã hội thu nhỏ, luôn vô vàn cá nhân với những đặc điểm tính cách, hoàn cảnh, phẩm chất khác nhau. Nếu ứng viên chỉ coi trọng quan điểm của bản thân mà không để ý đến ý kiến của thành viên khác thì chắc chắn họ là người không thể hòa đồng.
Vấn đề này ảnh hưởng đến khả năng làm việc nhóm và ứng viên đó sẽ rất khó kết hợp với người khác để giải quyết nhiệm vụ chung. Và chắc chắn, đây không phải là ứng viên sáng giá mà doanh nghiệp đang cần tìm kiếm.
Không thể thiếu câu hỏi hành vi
Câu hỏi hành vi sẽ tập trung chủ yếu vào kinh nghiệm thực trong cuộc sống của ứng viên. Đây là cách để bạn đánh giá trải nghiệm của ứng viên, xác định được ứng viên có khả năng chịu áp lực cao hay không, họ có giao tiếp tốt với khách hàng, đạo đức nghề nghiệp như thế nào,...
Một số câu hỏi hành vi mà nhà tuyển dụng có thể sử dụng để khảo sát ứng viên là:
- Trong quá trình làm việc trước đây, bạn đã gặp vấn đề gì với cấp trên hay chưa? Nếu có, bạn giải quyết như thế nào?
- Khi làm việc nhóm, nếu các thành viên xảy ra mâu thuẫn thì bạn xử lý ra sao?
- Người quản lý tuyệt vời nhất mà bạn từng làm việc là ai? Vì sao bạn cảm thấy như thế về họ? Bạn có học được điều gì từ họ không?
- Trong quá trình làm việc, bạn đã bao giờ giải quyết một nhiệm vụ mà tưởng chừng bản thân không thể giải quyết được không? Bạn đã làm gì để vượt qua, hoàn thành tốt nó?
- Bạn đã gặp tình huống khó xử lý nào với khách hàng chưa? Hãy cho biết cách giải quyết của bạn?
Đưa ra thử thách và dự án ngắn hạn
Nhà tuyển dụng cũng có thể kiểm tra ứng viên thông qua dự án tạm thời, dự án nhỏ, dự án giả định,... Hãy thử thách ứng viên trong bài test khác sau buổi phỏng vấn hay kỳ thử việc. Sau đó, yêu cầu họ trình bày lại cách thức bản thân hoàn thành dự án và bảo vệ luận điểm chuyên môn của mình.
Đánh giá kỹ năng mềm của ứng viên bằng cách nào?
Liệu doanh nghiệp bạn đã đánh giá chính xác kỹ năng mềm của ứng viên?
Với việc đánh kỹ năng cứng, nhà tuyển dụng có thể dựa vào bằng cấp, chứng chỉ kinh nghiệm làm việc,... Còn để xem xét chuẩn xác kỹ năng mềm của ứng viên là điều không dễ dàng, yêu cầu người làm công tác tuyển dụng phải có kinh nghiệm dày dặn và những bí quyết trong nghề.
Những gợi ý trên đây có thể giúp doanh nghiệp bạn sàng lọc được ứng viên nhưng chưa phải là ứng viên chất lượng, phù hợp nhất. Để không bỏ sót nhân tài, thậm chí là tuyển sai người và đánh giá chính xác kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm và cả kinh nghiệm của ứng viên, doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ tuyển dụng thông qua công ty headhunter uy tín - Navigos Search.
Lợi thế lớn nhất của Navigos Search là sở hữu lượng data khổng lồ 375,000+ ứng viên cao cấp, 85,000+ ứng viên quản lý cấp cao để các headhunter hỗ trợ doanh nghiệp bạn tuyển dụng nhân sự trong mọi lĩnh vực, ngành nghề.
Bên cạnh đó, với đội ngũ chuyên gia tư vấn rất giàu kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc trong từng lĩnh vực ngành nghề cốt lõi cùng quy trình làm việc chặt chẽ, nghiêm ngặt để đảm bảo thông tin tuyển dụng chất lượng nhất. Tất cả những điều này đã giúp Navigos Search vươn đến tầm cao mới trong chất lượng phục vụ khách hàng, dẫn đầu trong lĩnh vực tuyển dụng nhân sự cấp trung và cấp cao tại Việt Nam,
Bên cạnh kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm làm việc, nhà tuyển dụng luôn đặt ra câu hỏi, tình huống về các kỹ năng mềm trong công việc để đánh giá chính xác tiềm năng của ứng viên. Vậy những kỹ năng mềm nào là quan trọng nhất? Cách đánh giá kỹ năng mềm của ứng viên như thế nào? Navigos Search sẽ bật mí ngay bên dưới. Hãy khám phá nhé!
1. Kỹ năng mềm là gì?
Kỹ năng mềm (Soft Skills) là thuật ngữ dùng để chỉ những kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lắng nghe, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, làm việc độc lập, quản lý thời gian, chịu được áp lực, sáng tạo và đổi mới…
Kỹ năng mềm là kỹ năng cần có trong công việc
2. Vì sao kỹ năng mềm quan trọng với mọi ứng viên, mọi công việc
Việc đánh giá một ứng viên thông qua những kỹ năng mềm sẽ hiệu quả hơn so với việc chỉ dựa trên kỹ năng cứng. Đa số các nhà tuyển dụng đều ưu tiên chọn người phù hợp với văn hóa doanh nghiệp và vị trí công việc đó. Đánh giá ứng viên dựa trên kỹ năng mềm sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ dàng tìm được một người vừa giỏi chuyên môn và vừa thích hợp với doanh nghiệp để gắn bó lâu dài.
Đặc biệt trong mọi công việc, kỹ năng mềm sẽ giúp mọi người cảm thấy thoải mái, giúp tiết kiệm thời gian, tìm ra quy trình làm việc khoa học và hoàn thành công việc với hiệu suất cao hơn.
Khác với kỹ năng mềm, kỹ năng cứng đề cập đến chuyên môn, bằng cấp, chứng chỉ hay sự thành thạo về một lĩnh vực nào đó. Tuy nhiên, điểm chung của kỹ năng mềm và kỹ năng cứng của một ứng viên là đều giúp họ hoàn thiện bản thân hơn. Hai kỹ năng này bổ trợ lẫn nhau với mục đích nâng cao trình độ, khả năng nhận thức và cải thiện cuộc sống của một con người.
3. Các kỹ năng mềm quan trọng dẫn đến thành công
Bạn nên rèn luyện những kỹ năng cần thiết trong công việc dưới đây để dễ dàng gặt hái thành công hơn:
- Quản lý: Giúp ứng viên trở thành người dẫn dắt, có tầm ảnh hưởng nhất định. Hãy chú trọng rèn luyện kỹ năng này để thúc đẩy tinh thần làm việc, đem đến nguồn năng lượng tích cực cho bản thân và mọi người xung quanh. Từ đó, đảm bảo hoàn thành mục tiêu công việc hiệu quả.
- Giao tiếp và lắng nghe tích cực: Kỹ năng này bao gồm giao tiếp lời nói, giao tiếp văn bản, giao tiếp phi ngôn ngữ và giao tiếp trực quan bằng hình ảnh. Nếu biết lắng nghe tích cực, biết trao đổi thông tin sẽ mọi người tự mở ra mối quan hệ, tạo ra nhiều cơ hội tốt hơn.
- Giải quyết vấn đề: Kỹ năng này sử dụng kiến thức, vốn sống để giải quyết các vấn đề phát sinh trong công việc. Với khả năng xử lý và đưa ra giải pháp khắc phục hiệu quả sẽ giúp vấn đề đi đến kết quả tốt đẹp, thấu đáo nhất.
- Làm việc nhóm: Đây là kỹ năng quan trọng trong mọi công việc. Việc lắng nghe đồng đội, hòa nhịp tốt với mọi người và có tinh thần trách nhiệm trong công việc chung sẽ giúp triển khai, hoàn thành mọi dự án đạt kết quả cao.
- Quản lý thời gian: “Thời gian là vàng bạc”, nếu biết phân bố thời gian và ưu tiên thứ tự công việc thì hiệu suất, năng suất công việc sẽ tăng lên đáng kể. Từ đó, mọi người cân bằng được công việc lẫn cuộc sống cá nhân, gia đình.
- Tư duy sáng tạo: Người sở hữu kỹ năng này sẽ nhanh chóng thành công bởi họ luôn tìm ra điều mới lại, bứt phá ra khỏi khuôn khổ. Trong thời đại chạy đua với xu hướng thị trường như ngày nay, ứng viên có khả năng tư duy sáng tạo cao luôn được nhà tuyển dụng săn đón.
- Chịu được áp lực cao: Giúp mọi người thích nghi được với mọi tình huống, thách thức mới, sẵn sàng đối mặt với khó khăn, đón nhận thay đổi để mang lại kết quả công việc tốt hơn.
Bộ kỹ năng mềm quan trọng nhất cho mọi công việc
4. Cách đánh giá chính xác kỹ năng mềm của ứng viên
Như đã nói ở trên, để nhìn nhận chính xác về một ứng viên, ngoài kỹ năng cứng thì nhà tuyển dụng còn phải xem xét các kỹ năng mềm. Dưới đây là một số gợi ý về cách đánh giá kỹ năng mềm của ứng viên mà doanh nghiệp bạn có thể tham khảo:
Đưa ra thang điểm về kỹ năng mềm để ứng viên tự đánh giá
Trong buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng hãy yêu cầu ứng viên tự liệt kê những kỹ năng cần thiết để hoàn thành tốt vị trí đang ứng tuyển. Bạn có thể đưa ra bảng đánh giá theo thang điểm 10 hay 100 để ứng viên tự đánh giá và tự tìm ra kỹ năng vượt trội của bản thân.
Trong trường hợp ứng viên không biết đâu là kỹ năng quan trọng thì bạn nên xem xét lại ứng viên đó. Sau khi xác định thang điểm từng người, bạn hãy đánh giá và tiếp tục khảo sát ứng viên theo gợi ý bên dưới.
Đặt câu hỏi tình huống
Nhà tuyển dụng phải đưa ra được tình huống cụ thể và giả định vấn đề không liên quan đến kinh nghiệm sẵn có của ứng viên nhằm kiểm tra trình độ, cách giải quyết tình huống.
Một ví dụ cụ thể:
Bạn đưa ra giả định khi doanh nghiệp có nhiều ý kiến trái chiều nhau và có cả ý kiến trái ngược với ý kiến của ứng viên thì họ giải quyết ra sao?
Một doanh nghiệp cũng giống như một xã hội thu nhỏ, luôn vô vàn cá nhân với những đặc điểm tính cách, hoàn cảnh, phẩm chất khác nhau. Nếu ứng viên chỉ coi trọng quan điểm của bản thân mà không để ý đến ý kiến của thành viên khác thì chắc chắn họ là người không thể hòa đồng.
Vấn đề này ảnh hưởng đến khả năng làm việc nhóm và ứng viên đó sẽ rất khó kết hợp với người khác để giải quyết nhiệm vụ chung. Và chắc chắn, đây không phải là ứng viên sáng giá mà doanh nghiệp đang cần tìm kiếm.
Không thể thiếu câu hỏi hành vi
Câu hỏi hành vi sẽ tập trung chủ yếu vào kinh nghiệm thực trong cuộc sống của ứng viên. Đây là cách để bạn đánh giá trải nghiệm của ứng viên, xác định được ứng viên có khả năng chịu áp lực cao hay không, họ có giao tiếp tốt với khách hàng, đạo đức nghề nghiệp như thế nào,...
Một số câu hỏi hành vi mà nhà tuyển dụng có thể sử dụng để khảo sát ứng viên là:
- Trong quá trình làm việc trước đây, bạn đã gặp vấn đề gì với cấp trên hay chưa? Nếu có, bạn giải quyết như thế nào?
- Khi làm việc nhóm, nếu các thành viên xảy ra mâu thuẫn thì bạn xử lý ra sao?
- Người quản lý tuyệt vời nhất mà bạn từng làm việc là ai? Vì sao bạn cảm thấy như thế về họ? Bạn có học được điều gì từ họ không?
- Trong quá trình làm việc, bạn đã bao giờ giải quyết một nhiệm vụ mà tưởng chừng bản thân không thể giải quyết được không? Bạn đã làm gì để vượt qua, hoàn thành tốt nó?
- Bạn đã gặp tình huống khó xử lý nào với khách hàng chưa? Hãy cho biết cách giải quyết của bạn?
Đưa ra thử thách và dự án ngắn hạn
Nhà tuyển dụng cũng có thể kiểm tra ứng viên thông qua dự án tạm thời, dự án nhỏ, dự án giả định,... Hãy thử thách ứng viên trong bài test khác sau buổi phỏng vấn hay kỳ thử việc. Sau đó, yêu cầu họ trình bày lại cách thức bản thân hoàn thành dự án và bảo vệ luận điểm chuyên môn của mình.
Đánh giá kỹ năng mềm của ứng viên bằng cách nào?
Liệu doanh nghiệp bạn đã đánh giá chính xác kỹ năng mềm của ứng viên?
Với việc đánh kỹ năng cứng, nhà tuyển dụng có thể dựa vào bằng cấp, chứng chỉ kinh nghiệm làm việc,... Còn để xem xét chuẩn xác kỹ năng mềm của ứng viên là điều không dễ dàng, yêu cầu người làm công tác tuyển dụng phải có kinh nghiệm dày dặn và những bí quyết trong nghề.
Những gợi ý trên đây có thể giúp doanh nghiệp bạn sàng lọc được ứng viên nhưng chưa phải là ứng viên chất lượng, phù hợp nhất. Để không bỏ sót nhân tài, thậm chí là tuyển sai người và đánh giá chính xác kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm và cả kinh nghiệm của ứng viên, doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ tuyển dụng thông qua công ty headhunter uy tín - Navigos Search.
Lợi thế lớn nhất của Navigos Search là sở hữu lượng data khổng lồ 375,000+ ứng viên cao cấp, 85,000+ ứng viên quản lý cấp cao để các headhunter hỗ trợ doanh nghiệp bạn tuyển dụng nhân sự trong mọi lĩnh vực, ngành nghề.
Bên cạnh đó, với đội ngũ chuyên gia tư vấn rất giàu kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc trong từng lĩnh vực ngành nghề cốt lõi cùng quy trình làm việc chặt chẽ, nghiêm ngặt để đảm bảo thông tin tuyển dụng chất lượng nhất. Tất cả những điều này đã giúp Navigos Search vươn đến tầm cao mới trong chất lượng phục vụ khách hàng, dẫn đầu trong lĩnh vực tuyển dụng nhân sự cấp trung và cấp cao tại Việt Nam,