Từ đầu thế kỉ XX, Nguyễn Bính đã vì lo lắng về sự mai một của những giá trị làm nên hồn quê mà thiết tha gửi gắm trong bài thơ "Chân quê" :

"Van em, em hãy giữ nguyên quê mùa"​

Bằng tâm thế của một thanh niên đang sống những năm đầu thế kỉ XXI, anh / chị hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống trong cuộc sống hiện nay.

NLXH 200 chữ: Ý nghĩa của việc bảo tồn những giá trị văn hoá truyền thống trong cuộc sống hiện nay MjEPyet


Bài làm:

Bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống là gìn giữ, tôn tạo và tạo môi trường, không gian tồn tại cho những giá trị văn hóa lâu đời của dân tộc. Bảo vệ bản sắc văn hóa để làm thành gương mặt tinh thần riêng của dân tộc. Có được sức thu hút, hấp dẫn riêng, nhất là khi thế giới ngày càng tiến bộ, văn minh không chỉ tôn trọng mà luôn đòi hỏi sự khác biệt, riêng biệt, độc đáo, nhất là về các giá trị văn hóa tinh thần. Trong xu hướng toàn cầu hóa, việc giữ gìn bản sắc văn hóa sẽ giúp chúng ta hội nhập mà không bị hòa tan. Không đánh mất bản sắc văn hóa của mình mới có thể phát triển bền vững. Cũng như tâm sự của nhà thơ Nguyễn Bính gửi gắm trong bài thơ "Chân quê" : "Van em, em hãy giữ nguyên quê mùa". Đó là tiếng lòng chân thành nói lên mong muốn tha thiết của một con người trong buổi giao thời của xã hội Việt Nam. Hãy giữ nguyên là những gì chân chất, thuần hậu và mộc mạc thuộc về hồn quê, thuộc về nguồn cội của dân tộc. Hơn nữa, đó còn là nét đẹp văn hóa của quê hương xứ sở mà chúng ta cần gìn giữ, bảo tồn và phát huy hơn nữa nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Tuy nhiên, gìn giữ những giá trị văn hóa ấy không có nghĩa chúng ta cứ đứng mãi ở nơi chốn cũ, sống mãi với những gì xưa cũ và cự tuyệt hoàn toàn với cái mới, nhất là khi cái mới ấy lại là cái tiến bộ, văn minh, có thể tạo đà cho sự phát triển cho mỗi cá nhân nói riêng cũng như cả cộng đồng dân tộc nói chung. Giữ bản sắc văn hóa để không hòa tan nhưng cũng cần tiếp thu văn hóa, văn minh nhân loại để phát triển và hội nhập với thế giới.

Lưu ý khi làm bài: Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn; xác định đúng vấn đề cần nghị luận; triển khai vấn đề nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa; sáng tạo..