PHẦN I
CÁC SỰ KIỆN
CHƯƠNG I: HÀNH KHÁCH QUAN TRỌNG TRÊN TÀU TỐC HÀNH TAURUS
Lúc ấy là năm giờ, một sáng sớm mùa đông ở Syria.
Nằm dọc sân ga Alepo là đoàn tàu được giới thiệu hoành tráng trên các tờ hướng dẫn tại nhà ga là “Tàu tốc hành Taurus”. Tàu bao gồm nhà bếp, toa ăn uống, toa nằm và hai toa địa phương.
Bên bục thang dẫn vào toa nằm có một viên truy úy trẻ người Pháp trong bộ quân phục bảnh bao, đang trò chuyện với một người đàn ông gầy gò, nhỏ nhắn, nón chụp sâu đến phủ cả hai tai, vì thế mà không ai thấy được thấy được gì ngoài chop mũi ửng hồng và hai đầu ria để vểnh ngược.
Trời rét buốt nên việc đữa tiễn một quý ngài không quen biết chẳng hề là một việc thú vị, nhưng Trung úy Dubosc vẫn thực thi nhiệm vụ một cách tận tụy. Những lời lẽ nhã nhặn tuôn ra từ đôi môi của anh bằng một thứ tiếng Pháp lịch lãm. Chẳng phải anh ta biết tất cả mọi thứ. Có những lời đồn đại, vốn đương nhiên phải có trong những trường hợp như thế này…Tâm trạng của tướng quân – vị tướng của anh – cứ xấu đi hằng ngày. Và rồi cái ông khách lạ người Bỉ ấy đã đến, hình như mãi tít từ bên Anh. Một tuần lễ trôi qua – một tuần lễ căng thẳng kỳ lạ. Và rồi một số việc đã diễn ra. Một sĩ quan rất đáng kính bỗng dung tự sát, một vị khác xin từ chức. Nhưng khuôn mặt lo lắng chợt mất đi vẻ âu lo, một số biện pháp quân sự dự phòng được nới lỏng. Và Tướng quân – viên tướng phụ trách Trung úy Dubosc – bỗng trẻ ra đến mười tuổi.
Dubosc nghe lóm được một mẫu đối thoại giữa ông ấy và người khách lạ - “Mon cher (ông bạn thân mến), ông đã cứu chúng tôi” – Tướng quân xúc động nói, bộ ria tuyệt đẹp run lên khi những lời này thốt ra: “Ông đã cứu vãn danh dự của quân đội Pháp – Ông đã ngăn được một cục đổ máu! Tôi phải làm sao đây để cảm ơn ông đã nhận lời thỉnh cầu của tôi và đến tận chốn này?”
Người khách lạ (có tên Hercule Poirot) đã trả lời nhã nhặn, trong đó có câu: “Tôi làm sao quên được ông đã từng cứu mạng tôi?” Rồi Tướng quân đáp trả bằng một câu nhã nhặn khác, nói rằng sự giúp đỡ trong quá khứ này chằng có gì là đáng kể. Rồi ông nhắc nhiều hơn về nước Pháp, nước Bỉ, về vinh quang, danh dự và những thứ đại loại thế mà họ choàng lên nhau một cách nồng nhiệt, và rồi cục đối thoại kết thúc.
Mặc dù đã nghe tất cả những lời lẽ đó, Trung úy Dubosc vẫn cứ thấy mù mịt. Nhưng anh được giao nhiệm vụ đưa tiễn ông Poirot lên tàu tốc hành Taurus và anh đã thực hiện việc này với cả sự nhiệt thành, sôi nổi của một sĩ quang trẻ đầy triển vọng công danh phía trước.
“Hôm nay là chủ nhật” – Trung úy Dubosc nói – “Tối thứ hai ngày mai, ngày sẽ có mặt tại Stamboul”.
Câu này anh ta không phải nói lần đầu. Những cuộc trò chuyện trên sân ga trước lúc tàu khởi hành thường là những điệp khúc lặp lại.
“Đúng vậy” – Poirot tán thành.
“Ngài sẽ ở nghỉ đó vài ngày chứ ạ?”
“Mais oui (Dĩ nhiên rồi). Stamboul là một thành phố mà tôi chưng từng đặt chân đến. Nếu đi qua Comme †a (như thế) thì quả là đáng tiếc”. – Ông cắn ngón tay đầy diễn cảm – “Chẳng có gì gấp gáp cả. Tôi sẽ làm khách du lịch trong vài ngày.”
“La Sainte Sophie rất đẹp đấy ạ”. – Trung úy Dubosc nói, dù chưa hề thấy nới đó.
Một luồng gió lạnh thổi rít dọc sân ga. Cả hai đều rùng mình. Trung úy Dubosc len lén liếc nhìn chiếc đồng hồ đeo tay. Năm giờ thiếu năm phút – chỉ còn năm phút nữa thôi!
E rằng người khách kia bắt được cái nhìn lén của mình, anh lại gợi chuyện tiếp.
“Mùa này rất ít khách du lịch.” – Anh nói, mắt hướng lên cửa sổ toa nằm ngay phía trên đầu họ.
“Đúng vậy.” – Poirot tán thành.
“Hy vọng tàu Taurus không bị kẹt do tuyết!”
“Có chuyện đó nữa sao?”
“Vâng, có đấy ạ. Nhưng năm nay thì chưa.”
“Vậy thì hy vọng là không sao.” – Poirot nói – “Thời tiết châu Âu được dự báo là xấu.”
“Rất xấu ạ. Ở Balkan có tuyết rơi nhiều.”
“Cả ở Đức nữa. Tôi nghe nói vậy.”
“Eh bien (Thế đấy)!” – Trung úy Dubosc vội nói, cố lấp đi cái khoảng lặng kế tiếp đang chờ chực diễn ra – “Tối mai vào lúc bảy giờ bốn mươi, ngày sẽ có mặt ở Constantinople.”
“Vâng”. – Poirot trả lời, tiếp tục câu chuyện miễn cưỡng – “La Sainte Sophie nghe nói là rất đẹp.”
“Tuyệt đẹp ạ, tôi tin là vậy.”
Trên đầu họ, màn cửa của một khoang trong toa nằm được vén sang bên và một thiếu phụ ló đầu ra.
Mary Debenham ngủ rất ít kể từ khi cô rời Baghdad hôm thứ năm trước. Cả trên chuyến tàu đến Kirkuk lẫn trong nhà nghỉ ở Mosul và trên tàu đêm qua, cô chỉ ngủ gà gật. Giờ đây, quả oải vì cứ phải nằm gà gật trong cái nóng ngột ngạt của khoang tàu được sưởi ấm quá mức, cô nhốm dậy nhìn ra ngoài.
Đây chác là Aleppo. Chẳng có gì để xem, dĩ nhiên rồi. Chỉ là một sân ga tù mù, văng vẳng đây đó tiếng cãi cọ inh ỏi và hung hăng bằng tiếng A-rập. Hai người đàn ông đứng dưới cửa sổ chỗ cô, đang nói chuyện với nhau bằng tiếng Pháp. Một người là sĩ quan Pháp, người kia là một ông nhỏ nhắn với bộ ria kếch sù. Cô thoáng cười. Chưa từng thấy ai chụp chiếc nón sâu đến thế. Ngoài kia hẳn rất lạnh. Cho nên họ mới sưởi đoàn tàu kinh khủng như vậy. Cô ra sức kéo cửa sổ hạ xuống chút ít, nhưng nó chẳng nhúc nhích.
Phụ trách toa tàu tiến đến hai người đàn ông. Tàu chuẩn bị xuất phát, ông ta bảo thế. Quý ông nên lên tàu. Người đàn ông nhỏ nhắn giở nón ra. Một cái đầu hình trứng trông rất quái. Dù đang có những lo nghĩ riêng, Mary Debenham vẫn mỉm cười. Một gã đàn ông nhỏ bé trông thật là nhộn. Loại đàn ông nhỏ bé mà người ta chẳng bao giờ để mắt tới.
Trung úy Dubosc đang nói lời từ biệt. Anh ta chuẩn bị trước những lời này và để dành nó cho phút cưới. Đó là những lời bay bỗng và lịch lãm.
Không hề chịu thua kém, Poirot cũng đáp lại bằng những lời tương tự.
“En voiture, Monsieur (Xin mời Quý ông lên tàu).” – Phụ trách toa tàu nhác lại lần nữa.
Với vẻ vô cùng lưu luyến, Poirot bước lên tàu. Phụ trách toa bước lên ngay sau ông, Poirot vẫy chào. Trung úy Dubosc chào lại theo kiểu quân đội. Sau một cú giật mạnh, đoàn tàu từ từ tiến lên.
“Enfin (Xong xuôi)!” – Hercule Poirot thì thầm.
“Brrrr.” – Trung úy Dubosc bật ta một tiếng rên, thể hiện một cách hoàn hảo rằng anh đang rét đến cỡ nào...
II“Voilà, Monsieur (Đây, thưa Quý ông)!” – Bằng một động tác điệu đàng, phụ trách toa giới thiệu với Poirot một khoang nằm đẹp đẽ cùng chiếc va-li của ông được sắp sẵn gọn gàng.
“Va-li nhỏ của Monsieur (Quý ông), tôi đặt ở đây ạ.”
Cánh tay anh ta giang ra đầy hàm ý. Hercule Poirot đặt vào đó một tờ giấy bạc xếp nhỏ.
“Merci, Monsieur (Xin cảm ơn Quý ông).” – Phụ trách toa bỗng nhanh nhẹn và hoạt bát hẳn lên – “Tôi đang giữ vé của Monsieur. Xin vui lòng cho tôi mượn hộ chiếu. Monsieur sẽ dừng chân ở Stamboul, đúng không ạ?”
Poirot gật đầu xác nhận.
“Tàu hình như cũng vắng khách nhỉ?” – Ông cất tiếng hỏi.
“Quả vậy, thưa Monsieur. Toa của tôi chỉ có hai hành khách nữa – cả hai đều là người Anh. Một ngày Đại tá từ Ấn Độ về và một cô nương người Anh từ Baghdad. Monsieur có cần gì nữa không ạ?”
Monsieur yêu cầu một chai nước suối nhỏ.
Năm giờ sáng là một thời điểm đáp tàu rất bất tiện. Vẫn còn hai giờ nữa mới đến bình minh. Ý thức được rằng mình chưa ngủ đủ giấc đêm, mà cũng vừa hoàn thành xuất sắc một sứ mệnh tinh tế, Poirot cuộn mình vào gốc, chìm sâu vào giấc ngủ.
Khi ông thức dậy thì đã là chính giờ rưỡi, ông xông thẳng đến toa ăn uống tìm một tách cà-phê.
Lúc này trong toa chỉ có một khách duy nhất, rõ ràng đó là cô nương người Anh mà ông phụ trách toa đã nhắc tới. Cô ta cao, gầy, da ngăm ngăm – tuổi trạc hai mươi tám. Có một sự quả quyết trong cách thức cô ta dùng bữa điểm tâm và kêu phụ vụ châm cà-phê. Nó nói lên sự am hiểu thế giới và lọc lõi du lịch. Cô ta mặc một bộ váy đi đường màu sẫm, làm bằng một vật liệu mỏng, thích ứng một cách tuyệt vời với không khí nóng bức trên tàu.
Không có việc gì làm, Hercule Poirot giải khuây bằng cách quan sát cô ta mà không để cô ta biết.
Đây là loại phụ nữ trẻm dễ dàng tự lo cho bản thân dù ở bất cứ nơi đâu, ông phán đoán. Cô ta có cả sự chững chạc lẫn tính hiệu quả. Ông rất thích sự cân đối nghiêm ngặt trong tính cách của cô ta và cả sác màu xanh xanh tinh tế của làn da cô. Ông thích mái tóc đen bóng bẫy với những lọn ngay ngắn. Và đôi mắt xám của cô thì trầm tĩnh, xa xăm. Nhưng, Poirot nghĩ, cô ta hơi thừa tính hiệu quả để trở thành dạng phụ nữa mà ông gọi là “jolie femme (phụ nữ đẹp.)”
Giờ thì có thêm một người khác bước vào toa ăn uống. Đó là một người đàn ông cao lớn, tuổi trạc bốn mươi, năm mươi, vóc dáng mảnh mai, da ngăm nâu, tóc hoa râm ở thái dương.
“Ông Đại tá từ Ấn Độ” – Poirot tự nhủ.
Người mới tới khẻ nghiêng mình chào cô gái.
“Cô Debenham, xin chào cô buổi sáng.”
“Đại tá Arbuthnot, xin chào ông buổi sáng.”
Viên Đại tá đứng đó, tay đặt lên chiếc ghế đối diện với cô gái.
“Cô không phản đối chứ?” – Ông ta hỏi.
“Dĩ nhiên là không. Mời ông ngồi.”
“Tốt lắm, cô biết đấy, điểm tâm không phải lúc nào cũng là dịp dể tán gẫu.”
“Đúng là vậy. Nhưng tôi chẳng ăn thịt ai cả.”
Viên Đại tá ngồi xuống.
“Bồi đâu!” – Ông gọi ngay bằng một giọng hách dịch.
Ông gọi món trứng và cà-phê.
Mắt ông dừng lại ở Hercule Poirot trong giây lát, rồi thờ ơ lướt qua. Vốn đọc tốt suy nghĩ của người Anh, Poirot thừa biết ông Đại tá tự nhủ gì, “chỉ là một tên ngoại quốc chết tiệt.”
Đúng với tính cách dân tộc mình, hai người Anh không ba hoa. Họ chỉ trao đổi với nhau vài nhận xét cụt lủn. Giờ thì cô gái đứng dậy về khoang của cô.
Đến giờ ăn trưa, hai người lại ngồi chung bàn với nhau và một lần nữa, họ chẳng ngó ngàng gì đến hành khách thứ ba. Câu chuyện của họ có vẻ sôi nổi hơn so với bữa điểm tâm. Đại tá Arbuthnot nói về Punjab (một bang của Ấn Độ), và thỉnh thoảng lại hỏi cô gái về Baghdad. Thì ra là nơi mà cô hành nghề bảo mẫu. Trong khi trò chuyện, họ phát hiện ra một số bạn bè chung và điều này đã đem lại hiệu quả tức thời, làm cho họ thêm phần thân thiện và bớt vẻ lạnh lùng. Họ nói với nhau về già Tommy và gả Jerry nào đó. Viên Đại tá thắc mắc liệu cô gái sẽ về thẳng Anh hay dừng lại ở Stamboul.
“Tôi về thẳng.”
“Vậy có đáng tiếc nuối không nhỉ?”
“Tôi từng đi chuyến này cách đây hai năm và đã ở Stamboul ba ngày.”
“À ra thế. Tốt lắm, vậy thì tôi xin nói rằng tôi rất vui mừng là cô về thẳng vì cả tôi cũng vậy.”
Ông khẽ nghiêng người trong một động tác khá ngượng nghịu, khuôn mặt hơi ửng đỏ.
“Ngài Đại tá cũa chúng ta là người dễ xúc cảm.” – Hercule Poirot thích thú nghĩ – “Đi tàu cũng nguy hiểm chẳng kém gì du lịch đường biển.”
Cô Debenham cũng nói rằng như vậy quá tốt. Kiểu cách của cô có phần hơi khắc nghiệt.
Hercule Poirot để ý tháy Đại tá tiễn cô gái trở về khoang. Một lúc sau tàu đi ngang quang khung cảnh Taurus lộng lẫy. Khi họ đứng cạnh nhau ở hành lang nhìn xuống Cilician, cô gái chợt buông tiếng thở dài. Poirot đứng gần đó nghe giọng cô thì thào:
“Ôi thật là đẹp quá! Giá như...Giá như tôi...”
“Sao ạ?”
“Ước gì tôi có thể thưởng thức nó!”
Arbuthnot không trả lời. Cái quai hàm hơi vuông vức của ông có vẻ hơi đanh lại, dữ tợn hơn.
“Cầu trời cho cô sớm ra khỏi chuyện này.” – Ông thốt lên.
“Khẽ thôi, làm ơn đi. Nói khẽ thôi.”
“Ồ, không sao đâu”. – Ông ném cái nhìn hơi bực bội lên Poirot rồi nói tiếp: “Nhưng tôi không chịu nỗi cái ý nghĩ cô là một bảo mẫu lúc nào cũng phải cung cúc vâng theo những bà mẹ độc đoán và những đứa con quậy phá của họ.”
Cô gái bật cười bằng giọng thoáng mất tự chủ.
“Ồ! Ông không nên nói vậy. Chuyện các bảo mẫu bị vùi dập chỉ là một cổ tích lỗi thời. Tôi đảm bảo với ông rằng, những ông bố, bà mẹ này chỉ thiếu điều sợ tôi bắt nạt mà thôi.”
Họ không nói thêm gì nữa. Có lẽ Arbuthnot hơi ngượng vì sự sốc nổi của mình.
“Mình đang chứng kiến một tấn tuồng nhỏ khá kỳ lạ.” Poirot suy tư nghĩ.
Sau này, ông sẽ phải tự nhớ lại ý nghĩ này.
Họ đến Konya ban đêm vào khoảng mười một giờ rưỡi. Hai hành khách người Anh ra người để duỗi chân. Họ rảo qua rảo lại trên sân ga phủ tuyết.
Poirot thì quan sát những hoạt động náo nhiệt ở nhà ga qua tấm kính cửa sổ. Tuy vậy, sau khoảng mười phút, ông quyết định ra hít thở đôi chút khí trời. Ông chuẩn bị rất cẩn thận, tròng vào nhiều lớp áo, quấn khăn quàng, rồi xỏ chân vào đôi giày cao su chỉn chu của mình. Xong xuôi, ông lửng khửng bước xuống sân ga, bắt đầu đi dạo xuoi theo nó. Ông đi vượt qua toa đầu máy.
Có những giọng nói khiến ông chú ý đến hai bóng hình mờ ảo dưới bóng râm của một chiếc xe tải. Arbuthnot đang nói.
“Mary...”
Cô gái ngắt lời ông.
“Không phải bây giờ. Không phải lúc này. Khi nào xong đã. Khi nào mọi chuyện qua đi...”
Poirot lặng lẽ quay đi. Ông lấy làm lạ.
Không còn nhận ra cái giọng lạnh lùng, quyết đoán của cô nàng Debenham này nữa...
“Lạ thật.” – Ông tự nhủ.
Ngày hôm sau, ông lại để ý thấy hình như hai người cãi cọ gì với nhau. Họ rất ít nói chuyện. Cô gái trông có vẻ lo lắng. Mắt cô ấy có những quầng sậm màu.
Tàu dừng lại nghỉ lúc hai giờ ba mươi phút chiều. Những cái đầu ló ra ngoài cửa sổ. Một nhóm người đang túm rụm bên hong tàu, chỉ trỏ vật gì đó ở dưới toa ăn uống.
Poirot nhổm dậy hỏi chuyện ông phụ trách toa lúc ông này đang vội vã đi ngang qua. Nghe trả lời xong, Poirot rụt đầu, quay lại, xém nữa là cụng phải Mary Debenham, vốn đứng ngay sau ông.
“Có chuyện gì vậy?” – Cô ta hỏi bằng tiếng Pháp, giọng như thiếu hơi – “Tại sao tàu lại dừng?”
“Chẳng có gì cả, thưa cô. Có vật gì đó bị cáy dưới toa ăn uống. Không có gì nghiêm trọng cả. Người ta đã lấy nó ra rồi. Giờ thì họ đang sửa chữa hỏng hóc. Không có gì đáng ngại đâu, tin tôi đi.”
Cô gái phác một động tác nhỏ đột ngột, như thể xua đi ý nghĩ về một mối nguy mà hóa ra là hoàn toàn không đáng kể.
“Vâng, vâng, tôi hiểu mà. Nhưng thời gian!”
“Thời gian gì ạ?”
“Chuyện này có thể làm chúng ta chậm trễ.”
“Vâng, có thể lắm.” – Poirot tán thành.
“Nhưng chúng ta không thể bị trễ được! Tàu phải đến lúc 6 giờ 55 và ta còn phải tăng bo qua Bosphorus để đón chuyến tốc hành Phương Đông Simplon ở phía bên kia vào lúc 9 giờ. Nếu tàu trễ một, hai tiếng thì ta sẽ bị lỡ chuyến mất thôi.”
“Vâng, có thể lắm.” – Poirot công nhận.
Ông tò mò nhìn cô gái. Bàn tay cô bám khá hờ hững vào thành cửa sổ, đôi môi cô hơi lẩy bẩy.
“Chuyện này quan trọng với cô lắm sao, thưa cô?” – Ông hỏi.
“Vâng. Rất quan trọng. Tôi...tôi phải lên được chuyến tàu đó.”
Cô tay quay lại, xuôi theo hành lang đi về chỗ Đại tá Arbuthnot.
Tuy nhiên, cô ta chỉ uổng công lo lắng. Mười phút sau, tàu lại xuất phát. Nó đến Haydapassar chỉ trễ có năm phút nhờ tăng tốc bù giờ.
Bosphorus là một nơi tồi tàn và Poirot không thích thú gì cuộc tăng bo. Ông tách khỏi những người đồng hành và không gặp lại họ nữa.
Khi đến Galata Bridge, ông hướng thẳng về khách sạn Tokatlian.
CÁC SỰ KIỆN
CHƯƠNG I: HÀNH KHÁCH QUAN TRỌNG TRÊN TÀU TỐC HÀNH TAURUS
Lúc ấy là năm giờ, một sáng sớm mùa đông ở Syria.
Nằm dọc sân ga Alepo là đoàn tàu được giới thiệu hoành tráng trên các tờ hướng dẫn tại nhà ga là “Tàu tốc hành Taurus”. Tàu bao gồm nhà bếp, toa ăn uống, toa nằm và hai toa địa phương.
Bên bục thang dẫn vào toa nằm có một viên truy úy trẻ người Pháp trong bộ quân phục bảnh bao, đang trò chuyện với một người đàn ông gầy gò, nhỏ nhắn, nón chụp sâu đến phủ cả hai tai, vì thế mà không ai thấy được thấy được gì ngoài chop mũi ửng hồng và hai đầu ria để vểnh ngược.
Trời rét buốt nên việc đữa tiễn một quý ngài không quen biết chẳng hề là một việc thú vị, nhưng Trung úy Dubosc vẫn thực thi nhiệm vụ một cách tận tụy. Những lời lẽ nhã nhặn tuôn ra từ đôi môi của anh bằng một thứ tiếng Pháp lịch lãm. Chẳng phải anh ta biết tất cả mọi thứ. Có những lời đồn đại, vốn đương nhiên phải có trong những trường hợp như thế này…Tâm trạng của tướng quân – vị tướng của anh – cứ xấu đi hằng ngày. Và rồi cái ông khách lạ người Bỉ ấy đã đến, hình như mãi tít từ bên Anh. Một tuần lễ trôi qua – một tuần lễ căng thẳng kỳ lạ. Và rồi một số việc đã diễn ra. Một sĩ quan rất đáng kính bỗng dung tự sát, một vị khác xin từ chức. Nhưng khuôn mặt lo lắng chợt mất đi vẻ âu lo, một số biện pháp quân sự dự phòng được nới lỏng. Và Tướng quân – viên tướng phụ trách Trung úy Dubosc – bỗng trẻ ra đến mười tuổi.
Dubosc nghe lóm được một mẫu đối thoại giữa ông ấy và người khách lạ - “Mon cher (ông bạn thân mến), ông đã cứu chúng tôi” – Tướng quân xúc động nói, bộ ria tuyệt đẹp run lên khi những lời này thốt ra: “Ông đã cứu vãn danh dự của quân đội Pháp – Ông đã ngăn được một cục đổ máu! Tôi phải làm sao đây để cảm ơn ông đã nhận lời thỉnh cầu của tôi và đến tận chốn này?”
Người khách lạ (có tên Hercule Poirot) đã trả lời nhã nhặn, trong đó có câu: “Tôi làm sao quên được ông đã từng cứu mạng tôi?” Rồi Tướng quân đáp trả bằng một câu nhã nhặn khác, nói rằng sự giúp đỡ trong quá khứ này chằng có gì là đáng kể. Rồi ông nhắc nhiều hơn về nước Pháp, nước Bỉ, về vinh quang, danh dự và những thứ đại loại thế mà họ choàng lên nhau một cách nồng nhiệt, và rồi cục đối thoại kết thúc.
Mặc dù đã nghe tất cả những lời lẽ đó, Trung úy Dubosc vẫn cứ thấy mù mịt. Nhưng anh được giao nhiệm vụ đưa tiễn ông Poirot lên tàu tốc hành Taurus và anh đã thực hiện việc này với cả sự nhiệt thành, sôi nổi của một sĩ quang trẻ đầy triển vọng công danh phía trước.
“Hôm nay là chủ nhật” – Trung úy Dubosc nói – “Tối thứ hai ngày mai, ngày sẽ có mặt tại Stamboul”.
Câu này anh ta không phải nói lần đầu. Những cuộc trò chuyện trên sân ga trước lúc tàu khởi hành thường là những điệp khúc lặp lại.
“Đúng vậy” – Poirot tán thành.
“Ngài sẽ ở nghỉ đó vài ngày chứ ạ?”
“Mais oui (Dĩ nhiên rồi). Stamboul là một thành phố mà tôi chưng từng đặt chân đến. Nếu đi qua Comme †a (như thế) thì quả là đáng tiếc”. – Ông cắn ngón tay đầy diễn cảm – “Chẳng có gì gấp gáp cả. Tôi sẽ làm khách du lịch trong vài ngày.”
“La Sainte Sophie rất đẹp đấy ạ”. – Trung úy Dubosc nói, dù chưa hề thấy nới đó.
Một luồng gió lạnh thổi rít dọc sân ga. Cả hai đều rùng mình. Trung úy Dubosc len lén liếc nhìn chiếc đồng hồ đeo tay. Năm giờ thiếu năm phút – chỉ còn năm phút nữa thôi!
E rằng người khách kia bắt được cái nhìn lén của mình, anh lại gợi chuyện tiếp.
“Mùa này rất ít khách du lịch.” – Anh nói, mắt hướng lên cửa sổ toa nằm ngay phía trên đầu họ.
“Đúng vậy.” – Poirot tán thành.
“Hy vọng tàu Taurus không bị kẹt do tuyết!”
“Có chuyện đó nữa sao?”
“Vâng, có đấy ạ. Nhưng năm nay thì chưa.”
“Vậy thì hy vọng là không sao.” – Poirot nói – “Thời tiết châu Âu được dự báo là xấu.”
“Rất xấu ạ. Ở Balkan có tuyết rơi nhiều.”
“Cả ở Đức nữa. Tôi nghe nói vậy.”
“Eh bien (Thế đấy)!” – Trung úy Dubosc vội nói, cố lấp đi cái khoảng lặng kế tiếp đang chờ chực diễn ra – “Tối mai vào lúc bảy giờ bốn mươi, ngày sẽ có mặt ở Constantinople.”
“Vâng”. – Poirot trả lời, tiếp tục câu chuyện miễn cưỡng – “La Sainte Sophie nghe nói là rất đẹp.”
“Tuyệt đẹp ạ, tôi tin là vậy.”
Trên đầu họ, màn cửa của một khoang trong toa nằm được vén sang bên và một thiếu phụ ló đầu ra.
Mary Debenham ngủ rất ít kể từ khi cô rời Baghdad hôm thứ năm trước. Cả trên chuyến tàu đến Kirkuk lẫn trong nhà nghỉ ở Mosul và trên tàu đêm qua, cô chỉ ngủ gà gật. Giờ đây, quả oải vì cứ phải nằm gà gật trong cái nóng ngột ngạt của khoang tàu được sưởi ấm quá mức, cô nhốm dậy nhìn ra ngoài.
Đây chác là Aleppo. Chẳng có gì để xem, dĩ nhiên rồi. Chỉ là một sân ga tù mù, văng vẳng đây đó tiếng cãi cọ inh ỏi và hung hăng bằng tiếng A-rập. Hai người đàn ông đứng dưới cửa sổ chỗ cô, đang nói chuyện với nhau bằng tiếng Pháp. Một người là sĩ quan Pháp, người kia là một ông nhỏ nhắn với bộ ria kếch sù. Cô thoáng cười. Chưa từng thấy ai chụp chiếc nón sâu đến thế. Ngoài kia hẳn rất lạnh. Cho nên họ mới sưởi đoàn tàu kinh khủng như vậy. Cô ra sức kéo cửa sổ hạ xuống chút ít, nhưng nó chẳng nhúc nhích.
Phụ trách toa tàu tiến đến hai người đàn ông. Tàu chuẩn bị xuất phát, ông ta bảo thế. Quý ông nên lên tàu. Người đàn ông nhỏ nhắn giở nón ra. Một cái đầu hình trứng trông rất quái. Dù đang có những lo nghĩ riêng, Mary Debenham vẫn mỉm cười. Một gã đàn ông nhỏ bé trông thật là nhộn. Loại đàn ông nhỏ bé mà người ta chẳng bao giờ để mắt tới.
Trung úy Dubosc đang nói lời từ biệt. Anh ta chuẩn bị trước những lời này và để dành nó cho phút cưới. Đó là những lời bay bỗng và lịch lãm.
Không hề chịu thua kém, Poirot cũng đáp lại bằng những lời tương tự.
“En voiture, Monsieur (Xin mời Quý ông lên tàu).” – Phụ trách toa tàu nhác lại lần nữa.
Với vẻ vô cùng lưu luyến, Poirot bước lên tàu. Phụ trách toa bước lên ngay sau ông, Poirot vẫy chào. Trung úy Dubosc chào lại theo kiểu quân đội. Sau một cú giật mạnh, đoàn tàu từ từ tiến lên.
“Enfin (Xong xuôi)!” – Hercule Poirot thì thầm.
“Brrrr.” – Trung úy Dubosc bật ta một tiếng rên, thể hiện một cách hoàn hảo rằng anh đang rét đến cỡ nào...
II“Voilà, Monsieur (Đây, thưa Quý ông)!” – Bằng một động tác điệu đàng, phụ trách toa giới thiệu với Poirot một khoang nằm đẹp đẽ cùng chiếc va-li của ông được sắp sẵn gọn gàng.
“Va-li nhỏ của Monsieur (Quý ông), tôi đặt ở đây ạ.”
Cánh tay anh ta giang ra đầy hàm ý. Hercule Poirot đặt vào đó một tờ giấy bạc xếp nhỏ.
“Merci, Monsieur (Xin cảm ơn Quý ông).” – Phụ trách toa bỗng nhanh nhẹn và hoạt bát hẳn lên – “Tôi đang giữ vé của Monsieur. Xin vui lòng cho tôi mượn hộ chiếu. Monsieur sẽ dừng chân ở Stamboul, đúng không ạ?”
Poirot gật đầu xác nhận.
“Tàu hình như cũng vắng khách nhỉ?” – Ông cất tiếng hỏi.
“Quả vậy, thưa Monsieur. Toa của tôi chỉ có hai hành khách nữa – cả hai đều là người Anh. Một ngày Đại tá từ Ấn Độ về và một cô nương người Anh từ Baghdad. Monsieur có cần gì nữa không ạ?”
Monsieur yêu cầu một chai nước suối nhỏ.
Năm giờ sáng là một thời điểm đáp tàu rất bất tiện. Vẫn còn hai giờ nữa mới đến bình minh. Ý thức được rằng mình chưa ngủ đủ giấc đêm, mà cũng vừa hoàn thành xuất sắc một sứ mệnh tinh tế, Poirot cuộn mình vào gốc, chìm sâu vào giấc ngủ.
Khi ông thức dậy thì đã là chính giờ rưỡi, ông xông thẳng đến toa ăn uống tìm một tách cà-phê.
Lúc này trong toa chỉ có một khách duy nhất, rõ ràng đó là cô nương người Anh mà ông phụ trách toa đã nhắc tới. Cô ta cao, gầy, da ngăm ngăm – tuổi trạc hai mươi tám. Có một sự quả quyết trong cách thức cô ta dùng bữa điểm tâm và kêu phụ vụ châm cà-phê. Nó nói lên sự am hiểu thế giới và lọc lõi du lịch. Cô ta mặc một bộ váy đi đường màu sẫm, làm bằng một vật liệu mỏng, thích ứng một cách tuyệt vời với không khí nóng bức trên tàu.
Không có việc gì làm, Hercule Poirot giải khuây bằng cách quan sát cô ta mà không để cô ta biết.
Đây là loại phụ nữ trẻm dễ dàng tự lo cho bản thân dù ở bất cứ nơi đâu, ông phán đoán. Cô ta có cả sự chững chạc lẫn tính hiệu quả. Ông rất thích sự cân đối nghiêm ngặt trong tính cách của cô ta và cả sác màu xanh xanh tinh tế của làn da cô. Ông thích mái tóc đen bóng bẫy với những lọn ngay ngắn. Và đôi mắt xám của cô thì trầm tĩnh, xa xăm. Nhưng, Poirot nghĩ, cô ta hơi thừa tính hiệu quả để trở thành dạng phụ nữa mà ông gọi là “jolie femme (phụ nữ đẹp.)”
Giờ thì có thêm một người khác bước vào toa ăn uống. Đó là một người đàn ông cao lớn, tuổi trạc bốn mươi, năm mươi, vóc dáng mảnh mai, da ngăm nâu, tóc hoa râm ở thái dương.
“Ông Đại tá từ Ấn Độ” – Poirot tự nhủ.
Người mới tới khẻ nghiêng mình chào cô gái.
“Cô Debenham, xin chào cô buổi sáng.”
“Đại tá Arbuthnot, xin chào ông buổi sáng.”
Viên Đại tá đứng đó, tay đặt lên chiếc ghế đối diện với cô gái.
“Cô không phản đối chứ?” – Ông ta hỏi.
“Dĩ nhiên là không. Mời ông ngồi.”
“Tốt lắm, cô biết đấy, điểm tâm không phải lúc nào cũng là dịp dể tán gẫu.”
“Đúng là vậy. Nhưng tôi chẳng ăn thịt ai cả.”
Viên Đại tá ngồi xuống.
“Bồi đâu!” – Ông gọi ngay bằng một giọng hách dịch.
Ông gọi món trứng và cà-phê.
Mắt ông dừng lại ở Hercule Poirot trong giây lát, rồi thờ ơ lướt qua. Vốn đọc tốt suy nghĩ của người Anh, Poirot thừa biết ông Đại tá tự nhủ gì, “chỉ là một tên ngoại quốc chết tiệt.”
Đúng với tính cách dân tộc mình, hai người Anh không ba hoa. Họ chỉ trao đổi với nhau vài nhận xét cụt lủn. Giờ thì cô gái đứng dậy về khoang của cô.
Đến giờ ăn trưa, hai người lại ngồi chung bàn với nhau và một lần nữa, họ chẳng ngó ngàng gì đến hành khách thứ ba. Câu chuyện của họ có vẻ sôi nổi hơn so với bữa điểm tâm. Đại tá Arbuthnot nói về Punjab (một bang của Ấn Độ), và thỉnh thoảng lại hỏi cô gái về Baghdad. Thì ra là nơi mà cô hành nghề bảo mẫu. Trong khi trò chuyện, họ phát hiện ra một số bạn bè chung và điều này đã đem lại hiệu quả tức thời, làm cho họ thêm phần thân thiện và bớt vẻ lạnh lùng. Họ nói với nhau về già Tommy và gả Jerry nào đó. Viên Đại tá thắc mắc liệu cô gái sẽ về thẳng Anh hay dừng lại ở Stamboul.
“Tôi về thẳng.”
“Vậy có đáng tiếc nuối không nhỉ?”
“Tôi từng đi chuyến này cách đây hai năm và đã ở Stamboul ba ngày.”
“À ra thế. Tốt lắm, vậy thì tôi xin nói rằng tôi rất vui mừng là cô về thẳng vì cả tôi cũng vậy.”
Ông khẽ nghiêng người trong một động tác khá ngượng nghịu, khuôn mặt hơi ửng đỏ.
“Ngài Đại tá cũa chúng ta là người dễ xúc cảm.” – Hercule Poirot thích thú nghĩ – “Đi tàu cũng nguy hiểm chẳng kém gì du lịch đường biển.”
Cô Debenham cũng nói rằng như vậy quá tốt. Kiểu cách của cô có phần hơi khắc nghiệt.
Hercule Poirot để ý tháy Đại tá tiễn cô gái trở về khoang. Một lúc sau tàu đi ngang quang khung cảnh Taurus lộng lẫy. Khi họ đứng cạnh nhau ở hành lang nhìn xuống Cilician, cô gái chợt buông tiếng thở dài. Poirot đứng gần đó nghe giọng cô thì thào:
“Ôi thật là đẹp quá! Giá như...Giá như tôi...”
“Sao ạ?”
“Ước gì tôi có thể thưởng thức nó!”
Arbuthnot không trả lời. Cái quai hàm hơi vuông vức của ông có vẻ hơi đanh lại, dữ tợn hơn.
“Cầu trời cho cô sớm ra khỏi chuyện này.” – Ông thốt lên.
“Khẽ thôi, làm ơn đi. Nói khẽ thôi.”
“Ồ, không sao đâu”. – Ông ném cái nhìn hơi bực bội lên Poirot rồi nói tiếp: “Nhưng tôi không chịu nỗi cái ý nghĩ cô là một bảo mẫu lúc nào cũng phải cung cúc vâng theo những bà mẹ độc đoán và những đứa con quậy phá của họ.”
Cô gái bật cười bằng giọng thoáng mất tự chủ.
“Ồ! Ông không nên nói vậy. Chuyện các bảo mẫu bị vùi dập chỉ là một cổ tích lỗi thời. Tôi đảm bảo với ông rằng, những ông bố, bà mẹ này chỉ thiếu điều sợ tôi bắt nạt mà thôi.”
Họ không nói thêm gì nữa. Có lẽ Arbuthnot hơi ngượng vì sự sốc nổi của mình.
“Mình đang chứng kiến một tấn tuồng nhỏ khá kỳ lạ.” Poirot suy tư nghĩ.
Sau này, ông sẽ phải tự nhớ lại ý nghĩ này.
Họ đến Konya ban đêm vào khoảng mười một giờ rưỡi. Hai hành khách người Anh ra người để duỗi chân. Họ rảo qua rảo lại trên sân ga phủ tuyết.
Poirot thì quan sát những hoạt động náo nhiệt ở nhà ga qua tấm kính cửa sổ. Tuy vậy, sau khoảng mười phút, ông quyết định ra hít thở đôi chút khí trời. Ông chuẩn bị rất cẩn thận, tròng vào nhiều lớp áo, quấn khăn quàng, rồi xỏ chân vào đôi giày cao su chỉn chu của mình. Xong xuôi, ông lửng khửng bước xuống sân ga, bắt đầu đi dạo xuoi theo nó. Ông đi vượt qua toa đầu máy.
Có những giọng nói khiến ông chú ý đến hai bóng hình mờ ảo dưới bóng râm của một chiếc xe tải. Arbuthnot đang nói.
“Mary...”
Cô gái ngắt lời ông.
“Không phải bây giờ. Không phải lúc này. Khi nào xong đã. Khi nào mọi chuyện qua đi...”
Poirot lặng lẽ quay đi. Ông lấy làm lạ.
Không còn nhận ra cái giọng lạnh lùng, quyết đoán của cô nàng Debenham này nữa...
“Lạ thật.” – Ông tự nhủ.
Ngày hôm sau, ông lại để ý thấy hình như hai người cãi cọ gì với nhau. Họ rất ít nói chuyện. Cô gái trông có vẻ lo lắng. Mắt cô ấy có những quầng sậm màu.
Tàu dừng lại nghỉ lúc hai giờ ba mươi phút chiều. Những cái đầu ló ra ngoài cửa sổ. Một nhóm người đang túm rụm bên hong tàu, chỉ trỏ vật gì đó ở dưới toa ăn uống.
Poirot nhổm dậy hỏi chuyện ông phụ trách toa lúc ông này đang vội vã đi ngang qua. Nghe trả lời xong, Poirot rụt đầu, quay lại, xém nữa là cụng phải Mary Debenham, vốn đứng ngay sau ông.
“Có chuyện gì vậy?” – Cô ta hỏi bằng tiếng Pháp, giọng như thiếu hơi – “Tại sao tàu lại dừng?”
“Chẳng có gì cả, thưa cô. Có vật gì đó bị cáy dưới toa ăn uống. Không có gì nghiêm trọng cả. Người ta đã lấy nó ra rồi. Giờ thì họ đang sửa chữa hỏng hóc. Không có gì đáng ngại đâu, tin tôi đi.”
Cô gái phác một động tác nhỏ đột ngột, như thể xua đi ý nghĩ về một mối nguy mà hóa ra là hoàn toàn không đáng kể.
“Vâng, vâng, tôi hiểu mà. Nhưng thời gian!”
“Thời gian gì ạ?”
“Chuyện này có thể làm chúng ta chậm trễ.”
“Vâng, có thể lắm.” – Poirot tán thành.
“Nhưng chúng ta không thể bị trễ được! Tàu phải đến lúc 6 giờ 55 và ta còn phải tăng bo qua Bosphorus để đón chuyến tốc hành Phương Đông Simplon ở phía bên kia vào lúc 9 giờ. Nếu tàu trễ một, hai tiếng thì ta sẽ bị lỡ chuyến mất thôi.”
“Vâng, có thể lắm.” – Poirot công nhận.
Ông tò mò nhìn cô gái. Bàn tay cô bám khá hờ hững vào thành cửa sổ, đôi môi cô hơi lẩy bẩy.
“Chuyện này quan trọng với cô lắm sao, thưa cô?” – Ông hỏi.
“Vâng. Rất quan trọng. Tôi...tôi phải lên được chuyến tàu đó.”
Cô tay quay lại, xuôi theo hành lang đi về chỗ Đại tá Arbuthnot.
Tuy nhiên, cô ta chỉ uổng công lo lắng. Mười phút sau, tàu lại xuất phát. Nó đến Haydapassar chỉ trễ có năm phút nhờ tăng tốc bù giờ.
Bosphorus là một nơi tồi tàn và Poirot không thích thú gì cuộc tăng bo. Ông tách khỏi những người đồng hành và không gặp lại họ nữa.
Khi đến Galata Bridge, ông hướng thẳng về khách sạn Tokatlian.