CHƯƠNG 5: TỘI ÁC
Poirot trằn trọc không sao ngủ ngay được. Một trong những lý do là ông đã quen vơi sự chuyển động của con tàu. Nếu bên ngoài là nhà ga thì hẳn nó phải yên tĩnh đến kỳ lạ. Thật là tương phản hoàn toàn với tiếng ồn hơn thường lệ của con tàu. Ông nghe được cả tiếng của lão Ratchett di chuyển trong khoang bên cạnh: tiếng “tách” khi ông ta xả bồn rửa mặt, tiếng vòi nước chảy, rồi một tiếng “tách” nữa khi bồn rửa mặt được chốt lại. Có tiếng bước chân ngoài hành lang, tiếng lệp xệp của một người đi dép ngủ.
Hercule Poirot thao thức nhìn lên trần. Tại sao sân ga ngoài kia lại im ắng thế? Cổ họng ông khô ran. Ông đã quên lấy một chai nước suối. Ông lại nhìn đồng hồ. Mời chỉ quá một giờ kém mười lăm. Tại sao không gọi người phụ trách toa mang nước suối đến nhỉ? Ngón tay ông với lên nút bấm chuông, nhưng ông ngừng vì sự im ắng, ông nghe có tiếng reng. Ông thấy không thể nào cùng lúc phục vụ cho nhiều người.
Reng...reng...reng...
Tiếng chuông vang lên nữa, rồi nữa. Ông ấy đâu rồi nhỉ? Có ai đó đã mất kiên nhẫn.
Reng reng...
Ai đó hản đang vịn chặt ngón tay lên nút chuông.
Đột nhiên, có tiếng chân hối hả đi về phía cánh cửa không xa khoang của Poirot.
Rồi có một giọng nói cất lên: Giọng cung kính, biết lỗi của phụ trách toa và giọng nữ nằng nặc, liến thoắng.
Bà Hubbard.
Poirot bất giác mỉm cười.
Cuộc đấu khẩu – nếu như có thể gọi là như thế - diễn ra mất một lúc. Tỉ lệ là chín mươi phần trăm lời lẽ của bà Hubbard và mười phần trăm lời lẽ của phụ trách toa. Cuối cùng thì vấn đề có vẻ như đã được giải quyết. Poirot nghe rõ mồn một: “Bone nuit, Madame (Chúc bà ngủ ngon).” Và tiếng khép cửa.
Ông nhấn ngón tay vào nút chuông.
Phụ trách toa có mặt ngay tức thì. Ông ta có vẻ bức xúc và lo lắng.
“De l’eau mineral, s’il vous plait (Làm ơn cho xin nước suối).”
“Bien, Monseur (Vâng, thưa ông).” – Có lẽ một tia mắt nhấp nháy của Poirot đã khuyến khích ông ta xả bầu tâm sự.
“La Dame Americaine (Cái bà người Mỹ)...”
“Sao ạ?”
Phụ trách toa đưa ta quệt trán.
“Ông hình dung coi tôi phải nhẫn nhịn thế nào với cái bà ấy! Bá ấy cứ nằng nặc quả quyết rằng có một người đàn ông trong khoang của bà ấy! Thử hình dung coi, thưa ông. Trong một khoang chỉ có chừng này.” – Ông dang tay ra để mô tả - “Thử hỏi cái người đàn ông đó chui vào đâu? Tôi tranh luận với bà ấy, chứng minh điều đó là không thể được. Bà ấy vẫn một hai nói rằng khi bà ấy tỉnh dậy thì người đàn ông đang ở đó. Tôi hỏi vậy thì bằng cách nào ông ta đi khỏi mà cánh cửa vẫn chốt từ bên trong? Nhưng bà ta không nghe lý lẽ gì cả. Cứ như là không đủ chuyện để lo lắng vậy. Trận tuyết này...”
“Tuyết ư?”
“Tất nhiên rồi, thưa ông. Ông không nhận ra sao? Tàu đã phải dừng lại. Chúng ta đang đối mặt với một trận bão tuyết. Có trời mới biết nó kéo dài bao lâu. Tôi nhớ có lần nó kéo dài đền những bảy ngày.”
“Ta đang ở đâu vậy?”
“Giữa Vincovi và Brod.”
“Phiền thật.” – Poirot bực bội nói.
Phụ trách toa quay đi rồi quay lại với chai nước.
“Bon soir, Monseur (Chúc ông ngủ ngon).”
Poirot uống một ly nước rồi có ru mình vào giấc ngủ.
Ông vừa chợp mắt thì lại bị đánh thức dậy. Lần này, ông có cảm giác một vật nặng vừa va mạnh vào cửa.
Ông bật dậy, mở cửa nhìn ra ngoài. Không có gì cả. Nhưng cách một quãng dọc hành lang phía bên phải có một phụ nữ trong bộ kimono màu đỏ tươi đang rời xa ông. Ở đầu bên kia, phụ trách toa đang ghi chú gì đó trên một tấm giấy lớn. Mọi thứ lặng như tờ.
“Chắc là mình bị căng thẳng.” – Poirot tự nhủ rồi trởi lại giường. Lần này ông đánh một giấc đến sáng.
Khi ông thức dậy, tàu vẫn đang dừng. Ông vén rèm, ngó ra ngoài. Những đống tuyết lớn bao phủ quanh con tàu.
Ông liếc đồng hồ, thấy lúc này đã hơn chín giờ.
Đến mười giờ kém mười lăm, chỉn chu và bảnh bao, ông bước vào toa ăn uống, nơi ông chứng kiến cả dàn hợp xướng những lời thán oán.
Mọi hàng rào giữa hành khách giờ đây đã bị phá bỏ ráo trọi. Vận rủi chung đã khiến tất cả mọi người đoàn kết lại với nhau. Bà Hubbard là người ca cẩm thảm thiết nhất.
“Con gái tôi bảo rằng tuyến đường này dễ đi nhất thời giới. Chỉ cần ngồi trên tàu là cứ thế đến Parrus. Giờ thì có khi ta bị kẹt lại đây hết ngày này sang ngày khác mất thôi.” – Bà ta than vãn – “Mà đến ngày mốt thì tàu của tôi đã dong buồm rồi. Làm cách nào tôi bắt kịp nó đây? Thậm chí còn không thể đánh điện để hủy nữa chứ. Nói chuyện này là tôi muốn phát khùng lên rồi.”
Anh chàng người Ý nói anh ta cũng có chuyện làm ăn khẩn cấp ở Milan. Ông người Mỹ to con thì nói chuyện này là: “Tệ quá, thưa bà.” – rồi nhẹ nhàng bày tỏ hy vọng tàu sẽ đến kịp giờ.
“Chị tôi và mấy đứa cháu đang đợi tôi.” – Bà Thụy Điển sụt sùi nói – “Tôi không báo được cho họ. Họ sẽ nghĩ gì đây? Họ sẽ nghĩ tôi gặp chuyện không hay.”
“Chúng ta sẽ kẹt ở đây bao lâu?” – Marry Debenham hỏi – “Có ai biết không nhỉ?”
Giọng cô có vẻ bồn chồn, nhưng Poirot nhận thấy không hề có dấu vết của nổi lo sốt vó mà cô ta thể hiện khi lên tàu tốc hành Taurus.
Bà Hubbard lài làm toáng lên.
“Trên tàu này chẳng ai biết cả. Chẳng ai xắn tay làm gì đó. Một đám ngoại quốc vô dụng! Nếu là ở nhà thì chí ít sẽ có người thử làm điều gì đó.”
Arbuthnot quay sang Poirot nói bằng một thứ tiếng Pháp kiểu Anh rất trang trọng.
“Vous êtes un directeur de la ligne, je crois, Monsieur. Vous pouvez nous dire (Thưa ông, tôi nghĩ ông là giám đốc tuyến này. Ông có thể nói cho chúng tôi biết )…“
Poirot mỉm cười đính chính lại.
“Không, không.” – Ông nói bằng tiếng Anh – “Không phải là tôi. Ông nhầm tôi với ông bạn Bouc của tôi rồi.”
“Ồ! Tôi xin lỗi.”
“Không có chi. Cũng dễ hiểu thôi mà. Hiện tôi đang ở trong khoang trước đây thuộc về ông ấy.”
Bouc không có mặt trong khoang ăn uống. Poirot để ý xem còn ai khác vắng mặt không.
Công chúa Dragomiroff không có mặt. Cặp Hungary cũng vậy. Cả Ratchett và ông người hầu của lão nữa. Rồi cả ba người hầu Đức.
Bà Thụy Điển quệt nước mắt.
“Tôi thật là khùng điên.” – Bà ta nói – “Cứ khóc như con nít thôi. Dù có chuyện gì chăng nữa thì cuối cùng sẽ qua thôi mà.”
Tuy nhiên, sự lạc quan tếu nà chẳng được mấy ai chia sẻ.
“Nói vậy chứ không đơn giản.” – MacQueen bồn chồn nói – “Chúng ta có thể kẹt ở đây nhiều ngày.”
“Mà ở đây là xứ nào vậy?” – Bà Hubbard hỏi như muốn khóc.
Khi nghe trả lời là ở Nam Tư, bà nói:
“Ồ! Một xứ ở miệt Balkan ấy à? Không thể tin nổi!”
“Cô là người duy nhất bình tĩnh, thưa cô.” – Poirot nói với cô Debenham.
Cô ta khẽ nhún vai
“Làm sao khác được?”
“Cô quả là một triết gia.”
“Điều này đòi hỏi một thái độ khách quan. Tôi nghĩ thái độ của cô có phần vị kỹ. Tôi đã đọc được cách không biểu lộ cảm xúc.”
Cô ta thậm chí chẳng màng nhìn ông. Ánh mắt cô lướt qua ông, hướng ra cửa sổ về phía những lớp tuyết đang đóng thành ụ.
“Cô có cá tính mạnh mẽ, thưa cô.” – Poirot hiền hòa nói – “Theo tôi nghĩ cô là người có cá tính mạnh nhất trong chúng ta ở đây.”
“Ồ, không đâu. Thât mà! Tôi biết có người cá tính còn mạnh hơn tôi xa lắc.”
“Và đó là...?”
Cô gái có vẻ như sực tỉnh, nhận ra rằng cô a đang nói chuyện với một người xa lạ, một người nước ngoài mà cho tới tận sáng nay, cô ta cũng mới chỉ trao đổi chưa tới vài câu.
Cô bật cười, một kiểu cười lịch thiệp và giữ kẻ.
“Được thôi...Cái bà lớn tuổi ấy chẳng hạn. Chắc ông cũng có để ý đến bà ấy. Một bà lão rất xấu, nhưng khá là cuốn hút. Bà ta chỉ cần nhấc một ngón tay lên và yêu cầu điều gì đó bằng một giọng lịch sự thì cả đoàn tàu sẽ lăn bánh ngay.”
“Nó cũng sẽ lăn bánh nhò bạn tôi, ông Bouc,” – Poirot đáp lời – “Nhưng đó là vì ông ta là giám đốc tuyến, chứ chẳng phải vì ông ta có cá tính gì ghê giớm,”
Marry Debenham mỉm cười.
Buổi sáng trôi qua. Nhiều người gồm cả Poirot, vẫn trụ lại trong toa ăn uống. Lúc này, mọi người đã trở nên chan hòa để thời gian qua dễ chịu hơn. Poirot nghe được thêm một đống chuyện về con gái bà Hubbard và những thói quen trong cả cuộc đời của ông Hubbard, nay đã quy tiên. Từ buổi sáng ông ta thức dậy, bắt đầu bữa điểm tâm bằng món ngũ cốc, cho đến buổi tối ông ta đi nằm, xỏ chân vào một trong những đôi vớ mà bà Hubbard vẫn thường đan cho chồng.
Vào lúc ông đang nghe câu chuyện rắm rồi về mục tiêu truyền giáo của bà Thụy Điển thì một người phụ trách toa bước vào, đến ngay sát Poirot.
“Pardon, Monsieur (Xin lỗi ông).”
“Vâng?”
“Ông Bouc gửi lời hỏi thăm ông. Ông ấy nói sẽ rất mừng nếu ông ghé chỗ ông ấy vài phút.”
Poirot đứng dậy, ầm ừ cáo lỗi bà Thụy Điển rồi theo người phụ trách toa ra khỏi toa ăn uống.
Đây không phải là người phụ trách toa của ông mà là một người đàn ông béo tốt.
Ông theo người hướng dẫn của mình đi hết hành lang toa của ông rồi sang đến hành lang toa kế tiếp. Phụ trách toa gõ cửa rồi đứng tránh sang bên để Poirot bước vào.
Đây không phải là khoang của ông Bouc. Đó là một khoang hạng hai, được chọn có lẽ vì nó hơi lớn hơn thông thường một chút. Thế mà Poirot vẫn có một cảm giác chật chội.
Bouc đang ngồi trên chiếc ghế nhỏ ở góc đối diện. Ở góc kế bên cửa sổ, đối diện với ông, là một người đàn ông nhỏ nhắn, da ngăm ngăm, đang ngó ra ngoài trời tuyết. Đứng lù lù như thể ngăn Poirot đến gần hơn là người đàn ông to béo trong bộ đồng phụ xanh của chef de train (trưởng tàu) và người phụ trách toa của ông Bouc.
“À, bạn tốt của tôi!” – bouc reo lên – “Vào đây! Tôi cần ông giúp việc này.”
Người đàn ông bên cửa sổ ngồi dịch ra. Poirot lách qua hai người kia rồi ngồi xuống, đối mặt với bạn ông.
Biểu hiện trên khuôn mặt Bouc khiến ông rất thắc mắc. Rõ ràng là có chuyện gì bất thường vừa xảy ra.
“Có chuyện gì vậy?”- Poirot hỏi.
“Còn không nữa. Đầu tiên là trận tuyết, rồi đến vụ dừng tàu. Và bây giờ thì...”
Ông dừng lại. Một tiếng thở dồn kìm nén phát ra từ người phụ trách toa.
“Và bây giờ thì sao ạ?”
“Bây giờ thì một hành khách đã chết trên giường ngủ của ông ấy... bị đâm chết.”
Bouc nói bằng một giọng âm thầm tuyệt vọng.
“Một hành khách? Hành khách nào vậy?”
“Một người Mỹ. Một người đàn ông tên là...tên là...” – Ông dò tìm trong bản ghi chép trước mắt – “Ratchett...đúng rồi...Ratchett.”
“Đúng vậy, thưa ông.” – Phụ trách toa nuốt nước bọt.
Poirot nhìn ông ta. Mặt ông ta trắng bệch.
“Các ông nên mời ông ấy ngồi. Ông ấy sắp ngất đến nơi rồi đấy.”
Ông chef de train (trưởng tàu) khẽ dịch sang bên. Ông phụ trách toa buông mình xuống ghế, hai tay bưng lấy mặt.
“Hừm!” – Poirot thốt lên – “Chuyện nghiêm trọng đây!”
“Chắc chắn là nghiêm trọng. Bắt đầu là vụ ám sát, bản thân nó đã là một vụ tai họa ghê gớm nhất rồi. Nhưng không chỉ có thế, tình hình chung rất bất ổn. Chúng ta đang bị kẹt cứng. Có thể sẽ kẹt ở đây nhiều giờ...mà có khi nhiều ngày nữa không chừng! Còn một tình hình nữa: Khi qua hầu hết các quốc gia ta đều có trinh sát của quốc gia đó trên tàu. Nhưng ở Nam Tư thì không. Ông hiểu chứ?”
“Một tình hình rất khó khăn.” – Poirot nói.
“Còn chưa hết đâu. Bác sĩ Constantine...tôi quên chưa giới thiệu các ông...Đây là bác sĩ Constantine, đây là ông Poirot.”
Người đàn ông nhỏ nhán, da ngăm đen nghiêng mình. Poirot cũng đáp lễ.
“Bác sĩ Constantine cho rằng cái chết diễn ra vào lúc một giờ sàng.”
“Chuyện này cũng khó nói chính xác.” – Ông bác sĩ nói – “Nhưng tôi có thể nói chắc chắn rằng cái chết đã diễn ra trong khoảng từ nửa đếm đến hai giờ sáng.”
“Ông Ratchett xuất hiện lần cuối cùng khi còn sống là vào khi nào?”
“Hình như ông ấy còn sống lúc một giờ kém hai mươi. Đó là lúc ông ấy nói chuyện với ông phụ trách toa.” – Bouc nói.
“Rất đúng” – Poirot tán thành – “Bản thân tôi cũng nghe họ nói chuyện. Đó là điều cuối cùng mọi người biết về ông ta?”
“Vâng!”
Poirot quay sang ông bác sĩ. Ông này nói tiếp:
“Cửa sổ khoang ông Ratchett mở toang. Điều này gây nghi vấn hung thủ đã đào tẩu theo đường đó. Nhưng theo ý tôi thì cánh cửa sổ mở toang chỉ là ngụy tạo. Nếu có ai thoát ra đường đó thì chắc chắn phải để lại dấu vết trên tuyết, nhưng chẳng hề có dấu vết nào cả.”
“Án mạng được phát hiện khi nào?” – Poirot hỏi.
“Michel!”
Ông phụ trách toa ngồi thẳng dậy. Khuôn mặt ông vẫn tái nhợt do chưa hết hoảng hốt.
“Làm ơn nói với quý ông đây việc gì đã xảy ra.” – Bouc ra lệnh.
Phụ trách toa nói có phần hơi giật cục...
“Người hầu của ông Ratchett đó, anh ta gõ cửa nhiều lần sáng nay. Không có ai trả lời. Rồi, nửa giờ sau, phụ vụ toa ăn uống đến. Anh ta muốn biết quý ông đó có dùng déjeuner (bữa trưa) không. Lúc đó đã là mười một giờ, các ông hiểu cho. Tôi lấy khóa của tôi mở cửa cho anh ta. Nhưng còn vướng sợi xích móc lại bên trong. Không có ai trả lời, trong đó rất im ắng và lạnh nữa...lạnh kinh khủng. Cánh cửa sổ thì mở và tuyết hắt vào trong. Tôi nghĩ chắc là quý ông đó bất tỉnh. Tôi mời ông chef de train (trường tàu) đến. Chúng tôi phá xích, xông vào. Ông ta...ah! C’était terrible (Ôi! Thật khủng khiếp)!”
Ông ta lấy tay bưng mặt.
“Cửa được chốt khòa từ bên trong.” – Poirot ngẫm nghĩ nói – “Không phải là tự sát chứ?”
Ông bác sỹ Hy Lạp phá lên cười bỡn cợt.
“Một người tự sát liệu có tự đâm mình đến mười...mười hai....mười lăm nhát dao được không?” – Ông ta hỏi vặt lại.
Poirot trợn mắt.
“Thế thì táo bạo quá.” – Ông nói.
“Đó là một phụ nữ.” – Ông chef de train (trưởng tàu) lúc này mới lên tiếng lần đầu tiên – “Theo như hiện trường thì đó là một phụ nữ. Chỉ có phụ nữ mới đâm kiểu đó.”
Bác sĩ Constantine nhăn mặt suy tư.
“Người phụ nữ này hẳn là rất khỏe.” – Ông ta nói – “Tôi không muốn nói về khía cạnh kỹ thuật, vì như vậy chỉ làm rối lên thôi, nhưng tôi có thể đảm bảo rằng một hay hai nhát dao đã được đâm với lực rất mạnh, đến mức thủng cả xương và cơ.”
“Một tội ác rõ ràng không khoa học lắm.” – Poirot nói.
“Rất không khoa học.” – Bác sĩ Canstantine tán thành – “Nhưng nhát dao được đâm lung tung và ngẫu hứng. Một số chỉ đâm trượt qua, hầu như chẳng gây hại gì. Cứ như thế có ai đó đã đâm bừa bãi trong trạng thái điên cuồng.”
“C’est une femme (Đó là một phụ nữ).” – Ông chef de train (trưởng tàu) lặp lại – “Phụ nữ là thế đấy. Khi nổi khùng lên thì họ rất khỏe.” Ông ta gật gù một cách hiểu biết đến mức mọi người đều nghĩ bản thân ông hẳn đã từng có một kinh nghiệm cá nhân nào đó.
“Tôi cũng có vài điều khả dĩ đóng góp cho kho kiến thức của ông.” – Poirot nói – “Ông Ratchett có nói chuyện với tôi hôm qua. Theo như tôi hiểu thi ông ta nói tính mạng ông ta đang bị đe dọa.”
“Bumped off (Thanh toán)...hình như người Mỹ hay dùng thành ngữ này thì phải.” – Bouc nói – “Vậy thì đó không phải là một phụ nữ. Đó là một “gangster (tay anh chị) hay một gunman (sát thủ).”
Ông chef de train (trưởng tàu) có vẻ hơi bị phật ý vì lý thuyết của ông vừa bị gạt phăng.
“Nếu là như thế thì có vẻ như vụ này đã được họ tiến hành một cách rất nghiệp dư.” – Poirot đánh giá.
Giọng điệu của ông thể hiện một sự phản bác rất chuyên nghiệp.
“Có một người Mỹ to con ở trên tàu,” – Bouc nói , tiếp tục theo đuổi giả thuyết của mình – “Một người trong bình thường nhưng ăn mặc rất gớm. Hắn nhai kẹo cao su...Trong giới đàng hoàng không ai lại như thế. Ông biết tôi nói về ai rồi chứ?”
Ông phụ trách toa – người mà Bouc vừa hỏi – gật đầu.
“Oui, Monsieur (Vâng, thưa ông), giường số 16. Nhưng không thể là anh ta được. Anh ta ra vào không thì tôi phải thấy chứ ạ.”
“Có thể ông không thấy. Có thể ông không thấy. Nhưng ta sẽ sớm làm rõ chuyện này. Câu hỏi bây giờ là ta phải làm gì đây?” – Ông nhìn Poirot.
Poirot nhìn lại ông.
“Nào, ông bạn.” – Bouc nói – “Ông thừa biết tôi định yêu cầu ông điều gì mà. Tôi biết năng lực của ông. Hãy nhận điều tra vụ này! Không, không, xin ông đừng từ chối. Ông thấy đấy, vụ này rất nghiêm trọng đối với chúng tôi. Tôi nói đây là nhân danh Công ty Quốc tế Toa nằm. Khi trinh sát Nam Tư đến, sẽ sớm đơn giản biết mấy nếu chúng ta trình cho họ lòi giải đáp! Nếu không thì sẽ có trì hoản, phiền toái, và cả tỉ thứ bất tiện khác. Ai biết được, có khi còn có cả những phiền toái trầm trọng cho những người vô tội ấy chứ. Thay vào đó, ông giải quyết bí ẩn này! Chúng ta sẽ nói: ‘Một án mạng đã diễn ra và đây là thủ phạm!’”
“Còn giả sử như tôi không tìm được?”
“Ah! Mon cher (bạn thân mén của tôi ơi)!” – Giọng Bouc trở nên cực kỳ vỗ về - “Tôi biết danh tiếng của ông mà. Tôi biết vài điều về phương pháp của ông. Đây là một vụ lý tưởng cho ông. Tìm hiểu lai lịch của tất cả những người này và phát hiện ra bona fides (tính chân thật) của họ. Điều đó đòi hỏi thời gian và vô số phiền phức. Nhưng chẳng phải ông vẫn thường nói với tôi rằng để khám phá một vụ án, người ta chỉ cần nằm dài trên ghế và suy nghĩ đó sao? Ông hãy làm như vậy đi. Hãy thẩm vấn những hành khách trên tàu...Đúng vậy, tôi tin ông! Tôi biết ông không phải là người huênh hoang. Chỉ cần nằm dài suy nghĩ. Tôi vẫn thường nghe ông nói chỉ cần sử dụng một chút chất xám là ông sẽ biết được tất!”
Ông nhoài người tới, nhìn bạn của mình đầy ngưỡng mộ.
“Sự tin cậy của ông làm tôi cảm động quá, ông bạn ạ.” – Poirot xúc động nói – “Như ông nói, đây không thể là một vụ khó. Bản thân tôi tối qua...mà thôi để nói chuyện này sau. Thật ra thì vụ này cũng kích thích tôi. Mới cách đây nửa giờ tôi còn nghĩ mình phải chịu đựng nhiều tiếng đồng hồ nhàm chán, kẹt cứng ở đây. Và giờ thì tôi đã có một vụ sờ sờ ngay trước mắt.”
“Vậy là ông đồng ý?” – Bouc thống thiết hỏi.
“C’est entendu (Đồng ý)! Ông đặt vụ này vào tay tôi rồi mà.”
“Tốt quá rồi. Chúng tôi xin hết sức phụng sự ông.”
“Để tôi bắt đầu, tôi muốn có sơ đồ toa Istanbul – Calais với ghi chú đầy đủ ai ở khoang nào. Tôi cũng muốn được xem hộ chiều và vé tàu của họ.
“Michel sẽ lo vụ này.”
Người phụ trách toa lập tức rời khoang.
“Trên tàu còn hành khách nào khách không?” – Poirot hỏi.
“Trên toa này chỉ còn có bác sĩ Constantine và tôi. Trên toa từ Bucharest có một ông cụ què chân. Phụ trách toa biết rất rõ ông này. Ngoài ra còn có những toa thường ở phía sau, nhưng ta khỏi phải quan tâm đến chúng vì hôm qua chúng đã được khóa lại ngay sau bữa chiều. Trước toa Istanbul – Calais chỉ có toa ăn uống mà thôi.”
“Thế thì có vẻ như ta phải tìm hung thủ ngay trên toa Istanbul – Calais rồi.” – Poirot chậm rãi nói rồi quay sang ông bác sĩ – “Đó là điều ông gợi ý, đúng không ạ?”
Ông bác sĩ Hy Lạp gật đầu.
“Lúc mười hai giờ rưỡi đêm, chúng ta bị bão tuyết. Không ai có thể rời tàu từ lúc đó.”
Bouc trầm trọng nói:
“Hung thủ đang lẩn quẩn giữa chúng ta...ngay trên tàu, lúc này...”
Poirot trằn trọc không sao ngủ ngay được. Một trong những lý do là ông đã quen vơi sự chuyển động của con tàu. Nếu bên ngoài là nhà ga thì hẳn nó phải yên tĩnh đến kỳ lạ. Thật là tương phản hoàn toàn với tiếng ồn hơn thường lệ của con tàu. Ông nghe được cả tiếng của lão Ratchett di chuyển trong khoang bên cạnh: tiếng “tách” khi ông ta xả bồn rửa mặt, tiếng vòi nước chảy, rồi một tiếng “tách” nữa khi bồn rửa mặt được chốt lại. Có tiếng bước chân ngoài hành lang, tiếng lệp xệp của một người đi dép ngủ.
Hercule Poirot thao thức nhìn lên trần. Tại sao sân ga ngoài kia lại im ắng thế? Cổ họng ông khô ran. Ông đã quên lấy một chai nước suối. Ông lại nhìn đồng hồ. Mời chỉ quá một giờ kém mười lăm. Tại sao không gọi người phụ trách toa mang nước suối đến nhỉ? Ngón tay ông với lên nút bấm chuông, nhưng ông ngừng vì sự im ắng, ông nghe có tiếng reng. Ông thấy không thể nào cùng lúc phục vụ cho nhiều người.
Reng...reng...reng...
Tiếng chuông vang lên nữa, rồi nữa. Ông ấy đâu rồi nhỉ? Có ai đó đã mất kiên nhẫn.
Reng reng...
Ai đó hản đang vịn chặt ngón tay lên nút chuông.
Đột nhiên, có tiếng chân hối hả đi về phía cánh cửa không xa khoang của Poirot.
Rồi có một giọng nói cất lên: Giọng cung kính, biết lỗi của phụ trách toa và giọng nữ nằng nặc, liến thoắng.
Bà Hubbard.
Poirot bất giác mỉm cười.
Cuộc đấu khẩu – nếu như có thể gọi là như thế - diễn ra mất một lúc. Tỉ lệ là chín mươi phần trăm lời lẽ của bà Hubbard và mười phần trăm lời lẽ của phụ trách toa. Cuối cùng thì vấn đề có vẻ như đã được giải quyết. Poirot nghe rõ mồn một: “Bone nuit, Madame (Chúc bà ngủ ngon).” Và tiếng khép cửa.
Ông nhấn ngón tay vào nút chuông.
Phụ trách toa có mặt ngay tức thì. Ông ta có vẻ bức xúc và lo lắng.
“De l’eau mineral, s’il vous plait (Làm ơn cho xin nước suối).”
“Bien, Monseur (Vâng, thưa ông).” – Có lẽ một tia mắt nhấp nháy của Poirot đã khuyến khích ông ta xả bầu tâm sự.
“La Dame Americaine (Cái bà người Mỹ)...”
“Sao ạ?”
Phụ trách toa đưa ta quệt trán.
“Ông hình dung coi tôi phải nhẫn nhịn thế nào với cái bà ấy! Bá ấy cứ nằng nặc quả quyết rằng có một người đàn ông trong khoang của bà ấy! Thử hình dung coi, thưa ông. Trong một khoang chỉ có chừng này.” – Ông dang tay ra để mô tả - “Thử hỏi cái người đàn ông đó chui vào đâu? Tôi tranh luận với bà ấy, chứng minh điều đó là không thể được. Bà ấy vẫn một hai nói rằng khi bà ấy tỉnh dậy thì người đàn ông đang ở đó. Tôi hỏi vậy thì bằng cách nào ông ta đi khỏi mà cánh cửa vẫn chốt từ bên trong? Nhưng bà ta không nghe lý lẽ gì cả. Cứ như là không đủ chuyện để lo lắng vậy. Trận tuyết này...”
“Tuyết ư?”
“Tất nhiên rồi, thưa ông. Ông không nhận ra sao? Tàu đã phải dừng lại. Chúng ta đang đối mặt với một trận bão tuyết. Có trời mới biết nó kéo dài bao lâu. Tôi nhớ có lần nó kéo dài đền những bảy ngày.”
“Ta đang ở đâu vậy?”
“Giữa Vincovi và Brod.”
“Phiền thật.” – Poirot bực bội nói.
Phụ trách toa quay đi rồi quay lại với chai nước.
“Bon soir, Monseur (Chúc ông ngủ ngon).”
Poirot uống một ly nước rồi có ru mình vào giấc ngủ.
Ông vừa chợp mắt thì lại bị đánh thức dậy. Lần này, ông có cảm giác một vật nặng vừa va mạnh vào cửa.
Ông bật dậy, mở cửa nhìn ra ngoài. Không có gì cả. Nhưng cách một quãng dọc hành lang phía bên phải có một phụ nữ trong bộ kimono màu đỏ tươi đang rời xa ông. Ở đầu bên kia, phụ trách toa đang ghi chú gì đó trên một tấm giấy lớn. Mọi thứ lặng như tờ.
“Chắc là mình bị căng thẳng.” – Poirot tự nhủ rồi trởi lại giường. Lần này ông đánh một giấc đến sáng.
Khi ông thức dậy, tàu vẫn đang dừng. Ông vén rèm, ngó ra ngoài. Những đống tuyết lớn bao phủ quanh con tàu.
Ông liếc đồng hồ, thấy lúc này đã hơn chín giờ.
Đến mười giờ kém mười lăm, chỉn chu và bảnh bao, ông bước vào toa ăn uống, nơi ông chứng kiến cả dàn hợp xướng những lời thán oán.
Mọi hàng rào giữa hành khách giờ đây đã bị phá bỏ ráo trọi. Vận rủi chung đã khiến tất cả mọi người đoàn kết lại với nhau. Bà Hubbard là người ca cẩm thảm thiết nhất.
“Con gái tôi bảo rằng tuyến đường này dễ đi nhất thời giới. Chỉ cần ngồi trên tàu là cứ thế đến Parrus. Giờ thì có khi ta bị kẹt lại đây hết ngày này sang ngày khác mất thôi.” – Bà ta than vãn – “Mà đến ngày mốt thì tàu của tôi đã dong buồm rồi. Làm cách nào tôi bắt kịp nó đây? Thậm chí còn không thể đánh điện để hủy nữa chứ. Nói chuyện này là tôi muốn phát khùng lên rồi.”
Anh chàng người Ý nói anh ta cũng có chuyện làm ăn khẩn cấp ở Milan. Ông người Mỹ to con thì nói chuyện này là: “Tệ quá, thưa bà.” – rồi nhẹ nhàng bày tỏ hy vọng tàu sẽ đến kịp giờ.
“Chị tôi và mấy đứa cháu đang đợi tôi.” – Bà Thụy Điển sụt sùi nói – “Tôi không báo được cho họ. Họ sẽ nghĩ gì đây? Họ sẽ nghĩ tôi gặp chuyện không hay.”
“Chúng ta sẽ kẹt ở đây bao lâu?” – Marry Debenham hỏi – “Có ai biết không nhỉ?”
Giọng cô có vẻ bồn chồn, nhưng Poirot nhận thấy không hề có dấu vết của nổi lo sốt vó mà cô ta thể hiện khi lên tàu tốc hành Taurus.
Bà Hubbard lài làm toáng lên.
“Trên tàu này chẳng ai biết cả. Chẳng ai xắn tay làm gì đó. Một đám ngoại quốc vô dụng! Nếu là ở nhà thì chí ít sẽ có người thử làm điều gì đó.”
Arbuthnot quay sang Poirot nói bằng một thứ tiếng Pháp kiểu Anh rất trang trọng.
“Vous êtes un directeur de la ligne, je crois, Monsieur. Vous pouvez nous dire (Thưa ông, tôi nghĩ ông là giám đốc tuyến này. Ông có thể nói cho chúng tôi biết )…“
Poirot mỉm cười đính chính lại.
“Không, không.” – Ông nói bằng tiếng Anh – “Không phải là tôi. Ông nhầm tôi với ông bạn Bouc của tôi rồi.”
“Ồ! Tôi xin lỗi.”
“Không có chi. Cũng dễ hiểu thôi mà. Hiện tôi đang ở trong khoang trước đây thuộc về ông ấy.”
Bouc không có mặt trong khoang ăn uống. Poirot để ý xem còn ai khác vắng mặt không.
Công chúa Dragomiroff không có mặt. Cặp Hungary cũng vậy. Cả Ratchett và ông người hầu của lão nữa. Rồi cả ba người hầu Đức.
Bà Thụy Điển quệt nước mắt.
“Tôi thật là khùng điên.” – Bà ta nói – “Cứ khóc như con nít thôi. Dù có chuyện gì chăng nữa thì cuối cùng sẽ qua thôi mà.”
Tuy nhiên, sự lạc quan tếu nà chẳng được mấy ai chia sẻ.
“Nói vậy chứ không đơn giản.” – MacQueen bồn chồn nói – “Chúng ta có thể kẹt ở đây nhiều ngày.”
“Mà ở đây là xứ nào vậy?” – Bà Hubbard hỏi như muốn khóc.
Khi nghe trả lời là ở Nam Tư, bà nói:
“Ồ! Một xứ ở miệt Balkan ấy à? Không thể tin nổi!”
“Cô là người duy nhất bình tĩnh, thưa cô.” – Poirot nói với cô Debenham.
Cô ta khẽ nhún vai
“Làm sao khác được?”
“Cô quả là một triết gia.”
“Điều này đòi hỏi một thái độ khách quan. Tôi nghĩ thái độ của cô có phần vị kỹ. Tôi đã đọc được cách không biểu lộ cảm xúc.”
Cô ta thậm chí chẳng màng nhìn ông. Ánh mắt cô lướt qua ông, hướng ra cửa sổ về phía những lớp tuyết đang đóng thành ụ.
“Cô có cá tính mạnh mẽ, thưa cô.” – Poirot hiền hòa nói – “Theo tôi nghĩ cô là người có cá tính mạnh nhất trong chúng ta ở đây.”
“Ồ, không đâu. Thât mà! Tôi biết có người cá tính còn mạnh hơn tôi xa lắc.”
“Và đó là...?”
Cô gái có vẻ như sực tỉnh, nhận ra rằng cô a đang nói chuyện với một người xa lạ, một người nước ngoài mà cho tới tận sáng nay, cô ta cũng mới chỉ trao đổi chưa tới vài câu.
Cô bật cười, một kiểu cười lịch thiệp và giữ kẻ.
“Được thôi...Cái bà lớn tuổi ấy chẳng hạn. Chắc ông cũng có để ý đến bà ấy. Một bà lão rất xấu, nhưng khá là cuốn hút. Bà ta chỉ cần nhấc một ngón tay lên và yêu cầu điều gì đó bằng một giọng lịch sự thì cả đoàn tàu sẽ lăn bánh ngay.”
“Nó cũng sẽ lăn bánh nhò bạn tôi, ông Bouc,” – Poirot đáp lời – “Nhưng đó là vì ông ta là giám đốc tuyến, chứ chẳng phải vì ông ta có cá tính gì ghê giớm,”
Marry Debenham mỉm cười.
Buổi sáng trôi qua. Nhiều người gồm cả Poirot, vẫn trụ lại trong toa ăn uống. Lúc này, mọi người đã trở nên chan hòa để thời gian qua dễ chịu hơn. Poirot nghe được thêm một đống chuyện về con gái bà Hubbard và những thói quen trong cả cuộc đời của ông Hubbard, nay đã quy tiên. Từ buổi sáng ông ta thức dậy, bắt đầu bữa điểm tâm bằng món ngũ cốc, cho đến buổi tối ông ta đi nằm, xỏ chân vào một trong những đôi vớ mà bà Hubbard vẫn thường đan cho chồng.
Vào lúc ông đang nghe câu chuyện rắm rồi về mục tiêu truyền giáo của bà Thụy Điển thì một người phụ trách toa bước vào, đến ngay sát Poirot.
“Pardon, Monsieur (Xin lỗi ông).”
“Vâng?”
“Ông Bouc gửi lời hỏi thăm ông. Ông ấy nói sẽ rất mừng nếu ông ghé chỗ ông ấy vài phút.”
Poirot đứng dậy, ầm ừ cáo lỗi bà Thụy Điển rồi theo người phụ trách toa ra khỏi toa ăn uống.
Đây không phải là người phụ trách toa của ông mà là một người đàn ông béo tốt.
Ông theo người hướng dẫn của mình đi hết hành lang toa của ông rồi sang đến hành lang toa kế tiếp. Phụ trách toa gõ cửa rồi đứng tránh sang bên để Poirot bước vào.
Đây không phải là khoang của ông Bouc. Đó là một khoang hạng hai, được chọn có lẽ vì nó hơi lớn hơn thông thường một chút. Thế mà Poirot vẫn có một cảm giác chật chội.
Bouc đang ngồi trên chiếc ghế nhỏ ở góc đối diện. Ở góc kế bên cửa sổ, đối diện với ông, là một người đàn ông nhỏ nhắn, da ngăm ngăm, đang ngó ra ngoài trời tuyết. Đứng lù lù như thể ngăn Poirot đến gần hơn là người đàn ông to béo trong bộ đồng phụ xanh của chef de train (trưởng tàu) và người phụ trách toa của ông Bouc.
“À, bạn tốt của tôi!” – bouc reo lên – “Vào đây! Tôi cần ông giúp việc này.”
Người đàn ông bên cửa sổ ngồi dịch ra. Poirot lách qua hai người kia rồi ngồi xuống, đối mặt với bạn ông.
Biểu hiện trên khuôn mặt Bouc khiến ông rất thắc mắc. Rõ ràng là có chuyện gì bất thường vừa xảy ra.
“Có chuyện gì vậy?”- Poirot hỏi.
“Còn không nữa. Đầu tiên là trận tuyết, rồi đến vụ dừng tàu. Và bây giờ thì...”
Ông dừng lại. Một tiếng thở dồn kìm nén phát ra từ người phụ trách toa.
“Và bây giờ thì sao ạ?”
“Bây giờ thì một hành khách đã chết trên giường ngủ của ông ấy... bị đâm chết.”
Bouc nói bằng một giọng âm thầm tuyệt vọng.
“Một hành khách? Hành khách nào vậy?”
“Một người Mỹ. Một người đàn ông tên là...tên là...” – Ông dò tìm trong bản ghi chép trước mắt – “Ratchett...đúng rồi...Ratchett.”
“Đúng vậy, thưa ông.” – Phụ trách toa nuốt nước bọt.
Poirot nhìn ông ta. Mặt ông ta trắng bệch.
“Các ông nên mời ông ấy ngồi. Ông ấy sắp ngất đến nơi rồi đấy.”
Ông chef de train (trưởng tàu) khẽ dịch sang bên. Ông phụ trách toa buông mình xuống ghế, hai tay bưng lấy mặt.
“Hừm!” – Poirot thốt lên – “Chuyện nghiêm trọng đây!”
“Chắc chắn là nghiêm trọng. Bắt đầu là vụ ám sát, bản thân nó đã là một vụ tai họa ghê gớm nhất rồi. Nhưng không chỉ có thế, tình hình chung rất bất ổn. Chúng ta đang bị kẹt cứng. Có thể sẽ kẹt ở đây nhiều giờ...mà có khi nhiều ngày nữa không chừng! Còn một tình hình nữa: Khi qua hầu hết các quốc gia ta đều có trinh sát của quốc gia đó trên tàu. Nhưng ở Nam Tư thì không. Ông hiểu chứ?”
“Một tình hình rất khó khăn.” – Poirot nói.
“Còn chưa hết đâu. Bác sĩ Constantine...tôi quên chưa giới thiệu các ông...Đây là bác sĩ Constantine, đây là ông Poirot.”
Người đàn ông nhỏ nhán, da ngăm đen nghiêng mình. Poirot cũng đáp lễ.
“Bác sĩ Constantine cho rằng cái chết diễn ra vào lúc một giờ sàng.”
“Chuyện này cũng khó nói chính xác.” – Ông bác sĩ nói – “Nhưng tôi có thể nói chắc chắn rằng cái chết đã diễn ra trong khoảng từ nửa đếm đến hai giờ sáng.”
“Ông Ratchett xuất hiện lần cuối cùng khi còn sống là vào khi nào?”
“Hình như ông ấy còn sống lúc một giờ kém hai mươi. Đó là lúc ông ấy nói chuyện với ông phụ trách toa.” – Bouc nói.
“Rất đúng” – Poirot tán thành – “Bản thân tôi cũng nghe họ nói chuyện. Đó là điều cuối cùng mọi người biết về ông ta?”
“Vâng!”
Poirot quay sang ông bác sĩ. Ông này nói tiếp:
“Cửa sổ khoang ông Ratchett mở toang. Điều này gây nghi vấn hung thủ đã đào tẩu theo đường đó. Nhưng theo ý tôi thì cánh cửa sổ mở toang chỉ là ngụy tạo. Nếu có ai thoát ra đường đó thì chắc chắn phải để lại dấu vết trên tuyết, nhưng chẳng hề có dấu vết nào cả.”
“Án mạng được phát hiện khi nào?” – Poirot hỏi.
“Michel!”
Ông phụ trách toa ngồi thẳng dậy. Khuôn mặt ông vẫn tái nhợt do chưa hết hoảng hốt.
“Làm ơn nói với quý ông đây việc gì đã xảy ra.” – Bouc ra lệnh.
Phụ trách toa nói có phần hơi giật cục...
“Người hầu của ông Ratchett đó, anh ta gõ cửa nhiều lần sáng nay. Không có ai trả lời. Rồi, nửa giờ sau, phụ vụ toa ăn uống đến. Anh ta muốn biết quý ông đó có dùng déjeuner (bữa trưa) không. Lúc đó đã là mười một giờ, các ông hiểu cho. Tôi lấy khóa của tôi mở cửa cho anh ta. Nhưng còn vướng sợi xích móc lại bên trong. Không có ai trả lời, trong đó rất im ắng và lạnh nữa...lạnh kinh khủng. Cánh cửa sổ thì mở và tuyết hắt vào trong. Tôi nghĩ chắc là quý ông đó bất tỉnh. Tôi mời ông chef de train (trường tàu) đến. Chúng tôi phá xích, xông vào. Ông ta...ah! C’était terrible (Ôi! Thật khủng khiếp)!”
Ông ta lấy tay bưng mặt.
“Cửa được chốt khòa từ bên trong.” – Poirot ngẫm nghĩ nói – “Không phải là tự sát chứ?”
Ông bác sỹ Hy Lạp phá lên cười bỡn cợt.
“Một người tự sát liệu có tự đâm mình đến mười...mười hai....mười lăm nhát dao được không?” – Ông ta hỏi vặt lại.
Poirot trợn mắt.
“Thế thì táo bạo quá.” – Ông nói.
“Đó là một phụ nữ.” – Ông chef de train (trưởng tàu) lúc này mới lên tiếng lần đầu tiên – “Theo như hiện trường thì đó là một phụ nữ. Chỉ có phụ nữ mới đâm kiểu đó.”
Bác sĩ Constantine nhăn mặt suy tư.
“Người phụ nữ này hẳn là rất khỏe.” – Ông ta nói – “Tôi không muốn nói về khía cạnh kỹ thuật, vì như vậy chỉ làm rối lên thôi, nhưng tôi có thể đảm bảo rằng một hay hai nhát dao đã được đâm với lực rất mạnh, đến mức thủng cả xương và cơ.”
“Một tội ác rõ ràng không khoa học lắm.” – Poirot nói.
“Rất không khoa học.” – Bác sĩ Canstantine tán thành – “Nhưng nhát dao được đâm lung tung và ngẫu hứng. Một số chỉ đâm trượt qua, hầu như chẳng gây hại gì. Cứ như thế có ai đó đã đâm bừa bãi trong trạng thái điên cuồng.”
“C’est une femme (Đó là một phụ nữ).” – Ông chef de train (trưởng tàu) lặp lại – “Phụ nữ là thế đấy. Khi nổi khùng lên thì họ rất khỏe.” Ông ta gật gù một cách hiểu biết đến mức mọi người đều nghĩ bản thân ông hẳn đã từng có một kinh nghiệm cá nhân nào đó.
“Tôi cũng có vài điều khả dĩ đóng góp cho kho kiến thức của ông.” – Poirot nói – “Ông Ratchett có nói chuyện với tôi hôm qua. Theo như tôi hiểu thi ông ta nói tính mạng ông ta đang bị đe dọa.”
“Bumped off (Thanh toán)...hình như người Mỹ hay dùng thành ngữ này thì phải.” – Bouc nói – “Vậy thì đó không phải là một phụ nữ. Đó là một “gangster (tay anh chị) hay một gunman (sát thủ).”
Ông chef de train (trưởng tàu) có vẻ hơi bị phật ý vì lý thuyết của ông vừa bị gạt phăng.
“Nếu là như thế thì có vẻ như vụ này đã được họ tiến hành một cách rất nghiệp dư.” – Poirot đánh giá.
Giọng điệu của ông thể hiện một sự phản bác rất chuyên nghiệp.
“Có một người Mỹ to con ở trên tàu,” – Bouc nói , tiếp tục theo đuổi giả thuyết của mình – “Một người trong bình thường nhưng ăn mặc rất gớm. Hắn nhai kẹo cao su...Trong giới đàng hoàng không ai lại như thế. Ông biết tôi nói về ai rồi chứ?”
Ông phụ trách toa – người mà Bouc vừa hỏi – gật đầu.
“Oui, Monsieur (Vâng, thưa ông), giường số 16. Nhưng không thể là anh ta được. Anh ta ra vào không thì tôi phải thấy chứ ạ.”
“Có thể ông không thấy. Có thể ông không thấy. Nhưng ta sẽ sớm làm rõ chuyện này. Câu hỏi bây giờ là ta phải làm gì đây?” – Ông nhìn Poirot.
Poirot nhìn lại ông.
“Nào, ông bạn.” – Bouc nói – “Ông thừa biết tôi định yêu cầu ông điều gì mà. Tôi biết năng lực của ông. Hãy nhận điều tra vụ này! Không, không, xin ông đừng từ chối. Ông thấy đấy, vụ này rất nghiêm trọng đối với chúng tôi. Tôi nói đây là nhân danh Công ty Quốc tế Toa nằm. Khi trinh sát Nam Tư đến, sẽ sớm đơn giản biết mấy nếu chúng ta trình cho họ lòi giải đáp! Nếu không thì sẽ có trì hoản, phiền toái, và cả tỉ thứ bất tiện khác. Ai biết được, có khi còn có cả những phiền toái trầm trọng cho những người vô tội ấy chứ. Thay vào đó, ông giải quyết bí ẩn này! Chúng ta sẽ nói: ‘Một án mạng đã diễn ra và đây là thủ phạm!’”
“Còn giả sử như tôi không tìm được?”
“Ah! Mon cher (bạn thân mén của tôi ơi)!” – Giọng Bouc trở nên cực kỳ vỗ về - “Tôi biết danh tiếng của ông mà. Tôi biết vài điều về phương pháp của ông. Đây là một vụ lý tưởng cho ông. Tìm hiểu lai lịch của tất cả những người này và phát hiện ra bona fides (tính chân thật) của họ. Điều đó đòi hỏi thời gian và vô số phiền phức. Nhưng chẳng phải ông vẫn thường nói với tôi rằng để khám phá một vụ án, người ta chỉ cần nằm dài trên ghế và suy nghĩ đó sao? Ông hãy làm như vậy đi. Hãy thẩm vấn những hành khách trên tàu...Đúng vậy, tôi tin ông! Tôi biết ông không phải là người huênh hoang. Chỉ cần nằm dài suy nghĩ. Tôi vẫn thường nghe ông nói chỉ cần sử dụng một chút chất xám là ông sẽ biết được tất!”
Ông nhoài người tới, nhìn bạn của mình đầy ngưỡng mộ.
“Sự tin cậy của ông làm tôi cảm động quá, ông bạn ạ.” – Poirot xúc động nói – “Như ông nói, đây không thể là một vụ khó. Bản thân tôi tối qua...mà thôi để nói chuyện này sau. Thật ra thì vụ này cũng kích thích tôi. Mới cách đây nửa giờ tôi còn nghĩ mình phải chịu đựng nhiều tiếng đồng hồ nhàm chán, kẹt cứng ở đây. Và giờ thì tôi đã có một vụ sờ sờ ngay trước mắt.”
“Vậy là ông đồng ý?” – Bouc thống thiết hỏi.
“C’est entendu (Đồng ý)! Ông đặt vụ này vào tay tôi rồi mà.”
“Tốt quá rồi. Chúng tôi xin hết sức phụng sự ông.”
“Để tôi bắt đầu, tôi muốn có sơ đồ toa Istanbul – Calais với ghi chú đầy đủ ai ở khoang nào. Tôi cũng muốn được xem hộ chiều và vé tàu của họ.
“Michel sẽ lo vụ này.”
Người phụ trách toa lập tức rời khoang.
“Trên tàu còn hành khách nào khách không?” – Poirot hỏi.
“Trên toa này chỉ còn có bác sĩ Constantine và tôi. Trên toa từ Bucharest có một ông cụ què chân. Phụ trách toa biết rất rõ ông này. Ngoài ra còn có những toa thường ở phía sau, nhưng ta khỏi phải quan tâm đến chúng vì hôm qua chúng đã được khóa lại ngay sau bữa chiều. Trước toa Istanbul – Calais chỉ có toa ăn uống mà thôi.”
“Thế thì có vẻ như ta phải tìm hung thủ ngay trên toa Istanbul – Calais rồi.” – Poirot chậm rãi nói rồi quay sang ông bác sĩ – “Đó là điều ông gợi ý, đúng không ạ?”
Ông bác sĩ Hy Lạp gật đầu.
“Lúc mười hai giờ rưỡi đêm, chúng ta bị bão tuyết. Không ai có thể rời tàu từ lúc đó.”
Bouc trầm trọng nói:
“Hung thủ đang lẩn quẩn giữa chúng ta...ngay trên tàu, lúc này...”