Móng hay móng nền, móng nhà là hạng mục xây dựng nằm dưới cùng của công trình xây dựng như tòa nhà, cầu, đập nước. Chức năng chính của móng là chịu tải trọng tĩnh, động của toàn bộ công trình truyền xuống và phân tán tải trọng này xuống nền. Quá trình xây nhà bao gồm cả việc lựa chọn, thiết kế và thi công móng cho phù hợp nhằm đảm bảo công tình không bị lún, nứt hay đổ vỡ.
Việc phân loại móng công trình giúp chúng ta nhận biết và phân biệt các loại móng khác nhau, từ đó đánh giá hiệu quả phù hợp với từng loại công trình. Căn cứ vào tính chất tầng đất và tải trọng, chiều cao công trình mà kỹ sư sẽ quyết định sử dụng loại móng nào cho phù hợp và đảm bảo an toàn. Chẳng hạn, với những công trình nhà ở quy mô nhỏ, thấp tầng như nhà cấp 4, biệt thự hay nhà phố thì phần nền móng không cần quá phức tạp, trừ khi nền đất quá yếu. Tuy nhiên, nếu xây dựng những công trình cao tầng như cao ốc, nhà chung cư thì phần nền móng sẽ phức tạp hơn rất nhiều từ khâu thiết kế cho tới thi công.
Phân loại móng dựa theo độ nông, sâu
Thông thường, móng công trình được phân loại thành móng nông và móng sâu dựa vào độ sâu chôn vào đất.
Móng nông được xây trên hố móng đào trần, sau đó lấp lại. Thông thường, độ sâu chôn móng khoảng dưới 1,5-3m nhưng cũng có trường hợp đặc biệt lên tới 5-6m. Móng nông được sử dụng cho các công trình chịu tải nhỏ và trung bình với nền đất tương đối tốt, nếu nền móng yếu thì có thể gia cố nền. Với móng nông, người ta lại phân ra như sau:
Móng đơn
Móng đơn (móng cột, đế cột, móng trụ, móng độc lập) là loại móng đỡ một cột hoặc gồm một cụm cột đứng sát nhau, có tác dụng chịu lực cho công trình. Móng đơn được sử dụng dưới chân cột nhà, mố trụ cầu, cột điện… Loại móng này nằm riêng lẻ, có thể là hình chữ nhật, hình vuông, tròn hay tám cạnh… Móng đơn có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp. Đây cũng là loại móng tiết kiệm chi phí nhất.
Việc phân loại móng công trình giúp chúng ta nhận biết và phân biệt các loại móng khác nhau, từ đó đánh giá hiệu quả phù hợp với từng loại công trình. Căn cứ vào tính chất tầng đất và tải trọng, chiều cao công trình mà kỹ sư sẽ quyết định sử dụng loại móng nào cho phù hợp và đảm bảo an toàn. Chẳng hạn, với những công trình nhà ở quy mô nhỏ, thấp tầng như nhà cấp 4, biệt thự hay nhà phố thì phần nền móng không cần quá phức tạp, trừ khi nền đất quá yếu. Tuy nhiên, nếu xây dựng những công trình cao tầng như cao ốc, nhà chung cư thì phần nền móng sẽ phức tạp hơn rất nhiều từ khâu thiết kế cho tới thi công.
Phân loại móng dựa theo độ nông, sâu
Thông thường, móng công trình được phân loại thành móng nông và móng sâu dựa vào độ sâu chôn vào đất.
Móng nông được xây trên hố móng đào trần, sau đó lấp lại. Thông thường, độ sâu chôn móng khoảng dưới 1,5-3m nhưng cũng có trường hợp đặc biệt lên tới 5-6m. Móng nông được sử dụng cho các công trình chịu tải nhỏ và trung bình với nền đất tương đối tốt, nếu nền móng yếu thì có thể gia cố nền. Với móng nông, người ta lại phân ra như sau:
Móng đơn
Móng đơn (móng cột, đế cột, móng trụ, móng độc lập) là loại móng đỡ một cột hoặc gồm một cụm cột đứng sát nhau, có tác dụng chịu lực cho công trình. Móng đơn được sử dụng dưới chân cột nhà, mố trụ cầu, cột điện… Loại móng này nằm riêng lẻ, có thể là hình chữ nhật, hình vuông, tròn hay tám cạnh… Móng đơn có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp. Đây cũng là loại móng tiết kiệm chi phí nhất.