Hướng dẫn Phân tích ý nghĩa nhan đề Ôn dịch, thuốc lá(ý nghĩa của việc dùng dấu phẩy trong nhan đề)
Như chúng ta đã biết, mỗi một văn bản, ngoài phần nội dung chính, nhan đề cũng vô cùng quan trọng. Bởi nhan đề là yếu tố đầu tiên sẽ tiếp xúc với độc giả khi mà tác phẩm đến được với công chúng. Một nhan đề chân chính phải là một nhan đề mà qua đó, tất cả chủ đề, hồn cốt của tác phẩm được gói gọn. Vì vậy, việc giải nghĩa một nhan đề vô cùng quan trọng trong quá trình tìm hiểu và thâm nhập văn bản. Trong chương trình ngữ văn lớp 8, chúng ta bắt gặp nhiều văn bản khó với những nhan đề không dễ lí giải như Thuế máu, Đi đường, Hai chữ nước nhà,… và một trong những bài đó là “Ôn dịch, thuốc lá”. Sau đây là bài làm văn mẫu cho đề bài Phân tích ý nghĩa nhan đề Ôn dịch, thuốc lá(ý nghĩa của việc dùng dấu phẩy trong nhan đề) có tính chất tham khảo. Để làm bài tập này, chúng ta cần giới thiệu tác phẩm và phân tích ý nghĩa, giải nghĩa nhan đề
BÀI LÀM 1 PHÂN TÍCH Ý NGHĨA NHAN ĐỀ ÔN DỊCH, THUỐC LÁ(Ý NGHĨA CỦA VIỆC DÙNG DẤU PHẨY TRONG NHAN ĐỀ)
Thuốc lá là một “món” vô cùng quen thuộc trong đời sống, gần như đến đâu ta cũng có thể mua được nó và gần như ai cũng quen rất nhiều người sử dụng nó, nhưng tác hại của nó thật là khủng khiếp. Được trích trong “Từ thuốc lá đến ma túy-Bệnh viện” của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, văn bản “Ôn dịch, thuốc lá” mang đến cho chúng ta nhiều thông tin hữu ích cùng những lời cảnh báo về tác hại không thể lường thấu của thuốc lá. Ngay từ nhan đề, ta đã có thể có những hình dung về thông điệp mà tác giả muốn truyền tải.
“Ôn dịch” là bệnh truyền nhiễm cấp tính do cảm nhiễm dịch lệ gây ra, có đặc điểm bệnh tình nguy hiểm, lây lan mạnh. Ôn dịch chỉ dùng với những bệnh dịch không hcir lây lan mạnh mà còn vô cùng nguy hiểm cũng như khó chữa trị, để lại vô cùng nhiều hậu quả trong một thời gian dài ví dụ như những căn bệnh “khó chữa” như HIV/AIS hay sốt rét. Đó là cách dùng trong y học, còn trong đời sống khi dùng tới từ “ôn dịch”, người ta thường dùng như một danh từ để chửi mắng một điều gì hay một ai đó vô cùng đáng ghê tởm với một thái độ vô cùng căm ghét, tức giận. Dùng từ ôn dịch ở đây, tác giả có ý muốn thông báo rằng văn bản đang đề cập đến một vấn đề, một căn bệnh hết sức nguy hiểm, khó chữa trị, dễ lây truyền và với một thái độ vô cùng căm phẫn, ghê tởm.
Căn bệnh mà bác sĩ Nguyễn Khắc Viện muốn nói đến ở đây là gì, đó là thuốc lá. Thuốc lá không phải là một thứ gì xa lạ, thậm chí vô cùng quen thuộc với chúng ta và nó bị coi là một thứ ôn dịch. Thuốc lá cũng dễ gây nghiện, nhiều người đang sử dụng và không bỏ được trong khi tác hại của nó là vô kể, nó sinh bệnh cho nhiều người, kể cả người sử dụng trực tiếp hay không sử dụng, đây cũng là vấn đề khá khó để giải quyết trong tình trạng như hiện nay. Vì thế, thuốc lá chính là thứ ôn dịch. Nhưng tại sao tác giả lại không nói trực tiếp là “Thuốc lá là một thứ ôn dịch” hay “Một loại ôn dịch là thuốc lá” mà lại viết là “Ôn dịch, thuốc lá”? Nếu viết theo cách đó thì nhan đề đã quá rõ ràng, tường minh, không có gì là ấn tượng, đó cũng đơn thuần chỉ là câu thông báo hay định nghĩa, ta dễ lầm tưởng đây là một bài cung cấp thông tin về thuốc lá. Dấu phẩy được đặt giữa hai danh từ, tách nhan đề ra làm hai vế khiến cho câu có ý nhấn mạnh từ “ôn dịch”, nhấn mạnh thuốc lá chính là một loại ôn dịch vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe và tiền bạc của con người. Dấu phẩy giống như một thái độ căm giận, phẫn nộ đối với thuốc lá hại người khiến tác giả không thể không đặt bút.
Qua nhan đề “Ôn dịch, thuốc lá”, người đọc không chỉ nhận được sự cảnh báo về sự nguy hiểm của thuốc lá, ý thức được đó là một thứ ôn dịch cần phải tránh xa mà còn nhận thấy được sự căm phẫn, tức giận vô cùng của một vị bác sĩ có lẽ đã chứng kiến nhiều cảnh tượng đau lòng do thuốc lá gây ra cho con người. Thêm vào đó, ta còn cảm thấy bản thân mình chưa đọc văn bản đã thấy rất ghét loại ôn dịch này.
Chỉ cần đọc đến nhan đề này, chúng ta đã cảm nhận được thuốc lá không phải là điều gì tốt lành mà thậm chí cảm thấy ghê tởm thuốc lá. Có lẽ điều này đã đạt được mục đích mà tác giả bước đầu muốn hướng đến, góp phần tạo thành công cho sức mạnh lan truyền thông điệp của văn bản.
BÀI VĂN 2: PHÂN TÍCH Ý NGHĨA NHAN ĐỀ ÔN DỊCH, THUỐC LÁ
Mỗi tác phẩm đều chứa đựng một thông điệp ý nghĩa về nhân sinh, đều gửi gắm một thông điệp trong cuộc sống và về con người mà người nghệ sĩ muốn gửi gắm. văn chương thực hiện chức năng ấy qua việc xây dựng những hình tượng. Nhưng nếu hình tượng là sự khám phá xuyên suốt toàn tác phẩm nghệ thuật thì ngay từ nhan đề đã gây ấn tượng với bạn đọc. Với nhan đề “ôn dịch, thuốc lá”, bạn có suy nghĩ gì chăng?
Có câu: cái để làm quen là nhan sắc, cái để sống lâu dài là đức hạnh. Chính bởi lẽ ấy, cái nhan sắc-hình thức nghệ thuật của một tác phẩm cũng rất quan trọng chăng. Đó là yếu tố đầu tiên, yếu tố thứ nhất để cái tâm có thể được tỏa sáng. Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức, một khám phá về nội dung. Và có ai đó đã từng nói, một tác phẩm nghệ thuật thì cách mở đầu và kết thúc cũng rất đáng để công phu, sáng tạo. Làm thế nào để ngay từ đầu có thẻ lôi cuốn, hớp hồn người đọc đó không phải là điểu dễ dàng. Vả chăng, nếu coi khâu mở đầu là quan trọng thì cái đầu tiên, trước nhất của mở đầu là nhan đề cũng chứa đựng rất nhiều công phu, dụng ý của người nghệ sĩ đó ư. Nhan đề là nơi chứa đựng những thông điệp và giá trị nhận thức về đời sống, nhân sinh, về các vấn đề xã hội mà nhà văn muốn gửi gắm đến độc giả một cách trực tiếp và ấn tượng nhất. Nhan đề không phải luôn dùng những từ ngữ mĩ miều để phỉnh nịnh, đánh lừa các giác quan của người đọc, mà làm sao nó khách quan, khoa học và mang ý nghĩa, giá trị nhất. Như vậy nhan đề là một trong những phương tiện đặc biệt để người nghệ sĩ đối thoại với người đọc. Chẳng hạn, với nhan đề “giông tố” của Vũ Trọng Phụng, người đọc dường như đã thấy cả một cơn giông tố ngay từ khi tiếp xúc với nhan đề, giông tố từ đầu trải dài và cuồn cuộn trong tác phẩm.
Đến đây, tôi muốn nói về nhan đề “Ôn dịch, thuốc lá”. Tác giả gọi thuốc lá là một loại ôn dịch, có nghĩa là chúng cũng thật đáng sợ, ghê gớm và nguy hiểm, đáng để đề phòng và xem xét. Đặc biệt dấu phẩy ngăn cách giữa hai cụm từ ấy thể hiện thái độ dứt khoát, kiên quyết thậm chí quyết liệt của nhà văn trong việc chỉ ra tính chất tiêu cực và độc hại của thuốc lá. Nó không dễ dàng có thể bài trừ và gây ra tác dụng ngay lập tức để người dùng dễ dàng nhìn thấy, mà nó ngấm ngầm như tằm ăn dâu và vì thế gây mất cảnh giác với người dùng, và vì vậy họ xem thường tác hại của nó. Với cách đặt dấu phẩy và dùng từ như vậy, nhà văn đã gián tiếp dội một gáo nước lạnh để thức tính sự mù mờ và ảo tưởng của người dùng về tính chất và tác hại của thuốc lá.
Có thể nói, thuốc lá là một tệ nạn đang xảy ra triền miên và diễn biến phức tạp, vậy nên cần có sự tỉnh táo và sắc sảo của người dùng trong việc tiết chế và sự dụng. với nhan đề trên, tác giả đã làm thức nhận những suy nghĩ còn chưa thực chính xác và xem nhẹ của người nghiện thuốc lá.
Qua cách đặt nhan đề và ý nghĩa của nó, ta thấy được sự lo lắng và cảnh giác của tác giả trước hiện trạng nghiện thuốc lá ghê gớm như hiện nay. Hẳn phải là một nhà văn có tấm lòng với con người, ráo riết trước những tệ nạn của xã hội mới có thể sáng tạo và xây dựng một nhan đề độc đáo, gây ấn tượng mạnh đến vậy. chỉ với nhan đề này, nhà văn đã biến nó trở thành thứ khí giới thanh cao và đắc lực để tố cáo và thức tỉnh người đọc, để nhan đề như mũi tiêm làm phá hủy những ung nhọt của đời sống xã hội mà làm những vết thương lành miệng, lên da để chữa lành căn bệnh u mê cho con người.
Như chúng ta đã biết, mỗi một văn bản, ngoài phần nội dung chính, nhan đề cũng vô cùng quan trọng. Bởi nhan đề là yếu tố đầu tiên sẽ tiếp xúc với độc giả khi mà tác phẩm đến được với công chúng. Một nhan đề chân chính phải là một nhan đề mà qua đó, tất cả chủ đề, hồn cốt của tác phẩm được gói gọn. Vì vậy, việc giải nghĩa một nhan đề vô cùng quan trọng trong quá trình tìm hiểu và thâm nhập văn bản. Trong chương trình ngữ văn lớp 8, chúng ta bắt gặp nhiều văn bản khó với những nhan đề không dễ lí giải như Thuế máu, Đi đường, Hai chữ nước nhà,… và một trong những bài đó là “Ôn dịch, thuốc lá”. Sau đây là bài làm văn mẫu cho đề bài Phân tích ý nghĩa nhan đề Ôn dịch, thuốc lá(ý nghĩa của việc dùng dấu phẩy trong nhan đề) có tính chất tham khảo. Để làm bài tập này, chúng ta cần giới thiệu tác phẩm và phân tích ý nghĩa, giải nghĩa nhan đề
BÀI LÀM 1 PHÂN TÍCH Ý NGHĨA NHAN ĐỀ ÔN DỊCH, THUỐC LÁ(Ý NGHĨA CỦA VIỆC DÙNG DẤU PHẨY TRONG NHAN ĐỀ)
Thuốc lá là một “món” vô cùng quen thuộc trong đời sống, gần như đến đâu ta cũng có thể mua được nó và gần như ai cũng quen rất nhiều người sử dụng nó, nhưng tác hại của nó thật là khủng khiếp. Được trích trong “Từ thuốc lá đến ma túy-Bệnh viện” của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, văn bản “Ôn dịch, thuốc lá” mang đến cho chúng ta nhiều thông tin hữu ích cùng những lời cảnh báo về tác hại không thể lường thấu của thuốc lá. Ngay từ nhan đề, ta đã có thể có những hình dung về thông điệp mà tác giả muốn truyền tải.
“Ôn dịch” là bệnh truyền nhiễm cấp tính do cảm nhiễm dịch lệ gây ra, có đặc điểm bệnh tình nguy hiểm, lây lan mạnh. Ôn dịch chỉ dùng với những bệnh dịch không hcir lây lan mạnh mà còn vô cùng nguy hiểm cũng như khó chữa trị, để lại vô cùng nhiều hậu quả trong một thời gian dài ví dụ như những căn bệnh “khó chữa” như HIV/AIS hay sốt rét. Đó là cách dùng trong y học, còn trong đời sống khi dùng tới từ “ôn dịch”, người ta thường dùng như một danh từ để chửi mắng một điều gì hay một ai đó vô cùng đáng ghê tởm với một thái độ vô cùng căm ghét, tức giận. Dùng từ ôn dịch ở đây, tác giả có ý muốn thông báo rằng văn bản đang đề cập đến một vấn đề, một căn bệnh hết sức nguy hiểm, khó chữa trị, dễ lây truyền và với một thái độ vô cùng căm phẫn, ghê tởm.
Căn bệnh mà bác sĩ Nguyễn Khắc Viện muốn nói đến ở đây là gì, đó là thuốc lá. Thuốc lá không phải là một thứ gì xa lạ, thậm chí vô cùng quen thuộc với chúng ta và nó bị coi là một thứ ôn dịch. Thuốc lá cũng dễ gây nghiện, nhiều người đang sử dụng và không bỏ được trong khi tác hại của nó là vô kể, nó sinh bệnh cho nhiều người, kể cả người sử dụng trực tiếp hay không sử dụng, đây cũng là vấn đề khá khó để giải quyết trong tình trạng như hiện nay. Vì thế, thuốc lá chính là thứ ôn dịch. Nhưng tại sao tác giả lại không nói trực tiếp là “Thuốc lá là một thứ ôn dịch” hay “Một loại ôn dịch là thuốc lá” mà lại viết là “Ôn dịch, thuốc lá”? Nếu viết theo cách đó thì nhan đề đã quá rõ ràng, tường minh, không có gì là ấn tượng, đó cũng đơn thuần chỉ là câu thông báo hay định nghĩa, ta dễ lầm tưởng đây là một bài cung cấp thông tin về thuốc lá. Dấu phẩy được đặt giữa hai danh từ, tách nhan đề ra làm hai vế khiến cho câu có ý nhấn mạnh từ “ôn dịch”, nhấn mạnh thuốc lá chính là một loại ôn dịch vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe và tiền bạc của con người. Dấu phẩy giống như một thái độ căm giận, phẫn nộ đối với thuốc lá hại người khiến tác giả không thể không đặt bút.
Qua nhan đề “Ôn dịch, thuốc lá”, người đọc không chỉ nhận được sự cảnh báo về sự nguy hiểm của thuốc lá, ý thức được đó là một thứ ôn dịch cần phải tránh xa mà còn nhận thấy được sự căm phẫn, tức giận vô cùng của một vị bác sĩ có lẽ đã chứng kiến nhiều cảnh tượng đau lòng do thuốc lá gây ra cho con người. Thêm vào đó, ta còn cảm thấy bản thân mình chưa đọc văn bản đã thấy rất ghét loại ôn dịch này.
Chỉ cần đọc đến nhan đề này, chúng ta đã cảm nhận được thuốc lá không phải là điều gì tốt lành mà thậm chí cảm thấy ghê tởm thuốc lá. Có lẽ điều này đã đạt được mục đích mà tác giả bước đầu muốn hướng đến, góp phần tạo thành công cho sức mạnh lan truyền thông điệp của văn bản.
BÀI VĂN 2: PHÂN TÍCH Ý NGHĨA NHAN ĐỀ ÔN DỊCH, THUỐC LÁ
Mỗi tác phẩm đều chứa đựng một thông điệp ý nghĩa về nhân sinh, đều gửi gắm một thông điệp trong cuộc sống và về con người mà người nghệ sĩ muốn gửi gắm. văn chương thực hiện chức năng ấy qua việc xây dựng những hình tượng. Nhưng nếu hình tượng là sự khám phá xuyên suốt toàn tác phẩm nghệ thuật thì ngay từ nhan đề đã gây ấn tượng với bạn đọc. Với nhan đề “ôn dịch, thuốc lá”, bạn có suy nghĩ gì chăng?
Có câu: cái để làm quen là nhan sắc, cái để sống lâu dài là đức hạnh. Chính bởi lẽ ấy, cái nhan sắc-hình thức nghệ thuật của một tác phẩm cũng rất quan trọng chăng. Đó là yếu tố đầu tiên, yếu tố thứ nhất để cái tâm có thể được tỏa sáng. Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức, một khám phá về nội dung. Và có ai đó đã từng nói, một tác phẩm nghệ thuật thì cách mở đầu và kết thúc cũng rất đáng để công phu, sáng tạo. Làm thế nào để ngay từ đầu có thẻ lôi cuốn, hớp hồn người đọc đó không phải là điểu dễ dàng. Vả chăng, nếu coi khâu mở đầu là quan trọng thì cái đầu tiên, trước nhất của mở đầu là nhan đề cũng chứa đựng rất nhiều công phu, dụng ý của người nghệ sĩ đó ư. Nhan đề là nơi chứa đựng những thông điệp và giá trị nhận thức về đời sống, nhân sinh, về các vấn đề xã hội mà nhà văn muốn gửi gắm đến độc giả một cách trực tiếp và ấn tượng nhất. Nhan đề không phải luôn dùng những từ ngữ mĩ miều để phỉnh nịnh, đánh lừa các giác quan của người đọc, mà làm sao nó khách quan, khoa học và mang ý nghĩa, giá trị nhất. Như vậy nhan đề là một trong những phương tiện đặc biệt để người nghệ sĩ đối thoại với người đọc. Chẳng hạn, với nhan đề “giông tố” của Vũ Trọng Phụng, người đọc dường như đã thấy cả một cơn giông tố ngay từ khi tiếp xúc với nhan đề, giông tố từ đầu trải dài và cuồn cuộn trong tác phẩm.
Đến đây, tôi muốn nói về nhan đề “Ôn dịch, thuốc lá”. Tác giả gọi thuốc lá là một loại ôn dịch, có nghĩa là chúng cũng thật đáng sợ, ghê gớm và nguy hiểm, đáng để đề phòng và xem xét. Đặc biệt dấu phẩy ngăn cách giữa hai cụm từ ấy thể hiện thái độ dứt khoát, kiên quyết thậm chí quyết liệt của nhà văn trong việc chỉ ra tính chất tiêu cực và độc hại của thuốc lá. Nó không dễ dàng có thể bài trừ và gây ra tác dụng ngay lập tức để người dùng dễ dàng nhìn thấy, mà nó ngấm ngầm như tằm ăn dâu và vì thế gây mất cảnh giác với người dùng, và vì vậy họ xem thường tác hại của nó. Với cách đặt dấu phẩy và dùng từ như vậy, nhà văn đã gián tiếp dội một gáo nước lạnh để thức tính sự mù mờ và ảo tưởng của người dùng về tính chất và tác hại của thuốc lá.
Có thể nói, thuốc lá là một tệ nạn đang xảy ra triền miên và diễn biến phức tạp, vậy nên cần có sự tỉnh táo và sắc sảo của người dùng trong việc tiết chế và sự dụng. với nhan đề trên, tác giả đã làm thức nhận những suy nghĩ còn chưa thực chính xác và xem nhẹ của người nghiện thuốc lá.
Qua cách đặt nhan đề và ý nghĩa của nó, ta thấy được sự lo lắng và cảnh giác của tác giả trước hiện trạng nghiện thuốc lá ghê gớm như hiện nay. Hẳn phải là một nhà văn có tấm lòng với con người, ráo riết trước những tệ nạn của xã hội mới có thể sáng tạo và xây dựng một nhan đề độc đáo, gây ấn tượng mạnh đến vậy. chỉ với nhan đề này, nhà văn đã biến nó trở thành thứ khí giới thanh cao và đắc lực để tố cáo và thức tỉnh người đọc, để nhan đề như mũi tiêm làm phá hủy những ung nhọt của đời sống xã hội mà làm những vết thương lành miệng, lên da để chữa lành căn bệnh u mê cho con người.