Ngành kế toán – ngôn ngữ của kinh doanh
Ngày nay, kế toán là một trong những ngành nghề được đánh giá cao nhất trong lĩnh vực kinh doanh. Tại các nước phát triển, kế toán được xem là ngành nhề có yêu cầu lao động cao và người ngoại quốc có chuyên môn kế toán phù hợp sẽ dễ dàng xin việc tại các nước này.
Kế toán là gì?
Kế toán là ngành thực hiện quá trình thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về tài sản, nguồn hình thành tài sản và sự vận động của tài sản trong các tổ chức. Kế toán được vận dụng không chỉ trong các doanh nghiệp mà còn trong các tổ chức phi lợi nhuận, các tổ chức của chính phủ và nhiều tổ chức khác. Trong hoạt động kế toán được chia thành kế toán và kiểm toán.
Những tổ chức phù hợp với ngành kế toán
Nếu bạn cảm thấy bản thân mình có những tổ chất: thích môn toán và những gì có liên quan đến tính toán; cẩn thận, tỉ mỉ trong từng công việc; có tính kỷ luật, kiên trì; hứng thú với những ý nghĩa được đem lại từ các con số, đam mê làm việc trong lĩnh vực này thì kế toán chính là sự lựa chọn sáng suốt dành cho bạn.
Học kế toán sẽ được tiếp cận với những gì?
Người học kế toán sẽ được đào tạo những thế mạnh về kiến thức, về kỹ năng thực hành.
Thứ nhất, người học sẽ nắm vững những kiến thức về khung pháp lý của kế toán – kiểm toán, am hiểu hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế, am hiểu và ận dụng thành thạo các kiến thức chuyên môn về kế toán tài chính và kế toán quản trị, từ đó nắm vững nội dung để thực hiện tốt vai trò của kiểm toán viên trong một cuộc kiểm toán, hiểu rõ các quy định về đạo đức nghề nghiệp của kế toán – kiểm toán. Người học sẽ biết được cách xử lý các nghiệp vụ kế toán theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế, có khả năng phân tích báo cáo tài chính, xử lý và cung cấp thông tin kế toán quản trị phù hợp cho việc đưa ra các quyết định quản trị nội bộ, tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại một doanh nghiệp, thực hiện các chương trình kiểm toán và các công việc của một trợ lý kiểm toán hay kiểm toán viên nội bộ, sử dụng các phần mềm kế toán chuyên dụng như Quickboots, Acsoft…
Thứ hai, người học sẽ được đào tạo kỹ năng mềm: kỹ năng sử dụng và giao tiếp tiếng Anh lưu loát; phương pháp tư duy tổng hợp, xác định, phân tích, và giải quyết các vấn đề phát sinh; có khả năng tư duy độc lập kết hợp với kỹ năng làm việc nhóm; có khả năng giao tiếp, trình bày hiệu quả, tư duy phản biện tích cực, ứng xử tình huống linh hoạt.
Cơ hội nghề nghiệp của ngành kế toán
Sinh viên kế toán ra trường có thể làm việc tại các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ, các bệnh viện, các trường, các cơ sở đào tạo. Có thể làm ở một số vị trí công việc của các chuyên viên: kế toán tài chính, kế toán quản trị, kế toán thuế, trợ lý kiểm toán, kiểm toán viên nội bộ, kiểm soát viên tài chính, chuyên viên tư vấn tài chính, chuyên viên quản lý tài chính, nhân viên ngân hàng, nhân viên môi giới chứng khoán, giảng viên ngành Kế toán – Kiểm toán.
Các địa chỉ đào tạo uy tín
Muốn học kế toán, các khối trường kinh tế đều đào tạo nghề này ở những mức độ khác nhau. Tuy nhiên, những cơ sở đào tạo hàng đầu mà thí sinh có thể lựa chọn là: ĐH Kinh tế (ĐH Quốc Gia Hà Nội), ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM (UEF), ĐH Kinh tế - Luật….
Ngày nay, kế toán là một trong những ngành nghề được đánh giá cao nhất trong lĩnh vực kinh doanh. Tại các nước phát triển, kế toán được xem là ngành nhề có yêu cầu lao động cao và người ngoại quốc có chuyên môn kế toán phù hợp sẽ dễ dàng xin việc tại các nước này.
Kế toán là gì?
Kế toán là ngành thực hiện quá trình thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về tài sản, nguồn hình thành tài sản và sự vận động của tài sản trong các tổ chức. Kế toán được vận dụng không chỉ trong các doanh nghiệp mà còn trong các tổ chức phi lợi nhuận, các tổ chức của chính phủ và nhiều tổ chức khác. Trong hoạt động kế toán được chia thành kế toán và kiểm toán.
Những tổ chức phù hợp với ngành kế toán
Nếu bạn cảm thấy bản thân mình có những tổ chất: thích môn toán và những gì có liên quan đến tính toán; cẩn thận, tỉ mỉ trong từng công việc; có tính kỷ luật, kiên trì; hứng thú với những ý nghĩa được đem lại từ các con số, đam mê làm việc trong lĩnh vực này thì kế toán chính là sự lựa chọn sáng suốt dành cho bạn.
Học kế toán sẽ được tiếp cận với những gì?
Người học kế toán sẽ được đào tạo những thế mạnh về kiến thức, về kỹ năng thực hành.
Thứ nhất, người học sẽ nắm vững những kiến thức về khung pháp lý của kế toán – kiểm toán, am hiểu hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế, am hiểu và ận dụng thành thạo các kiến thức chuyên môn về kế toán tài chính và kế toán quản trị, từ đó nắm vững nội dung để thực hiện tốt vai trò của kiểm toán viên trong một cuộc kiểm toán, hiểu rõ các quy định về đạo đức nghề nghiệp của kế toán – kiểm toán. Người học sẽ biết được cách xử lý các nghiệp vụ kế toán theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế, có khả năng phân tích báo cáo tài chính, xử lý và cung cấp thông tin kế toán quản trị phù hợp cho việc đưa ra các quyết định quản trị nội bộ, tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại một doanh nghiệp, thực hiện các chương trình kiểm toán và các công việc của một trợ lý kiểm toán hay kiểm toán viên nội bộ, sử dụng các phần mềm kế toán chuyên dụng như Quickboots, Acsoft…
Thứ hai, người học sẽ được đào tạo kỹ năng mềm: kỹ năng sử dụng và giao tiếp tiếng Anh lưu loát; phương pháp tư duy tổng hợp, xác định, phân tích, và giải quyết các vấn đề phát sinh; có khả năng tư duy độc lập kết hợp với kỹ năng làm việc nhóm; có khả năng giao tiếp, trình bày hiệu quả, tư duy phản biện tích cực, ứng xử tình huống linh hoạt.
Cơ hội nghề nghiệp của ngành kế toán
Sinh viên kế toán ra trường có thể làm việc tại các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ, các bệnh viện, các trường, các cơ sở đào tạo. Có thể làm ở một số vị trí công việc của các chuyên viên: kế toán tài chính, kế toán quản trị, kế toán thuế, trợ lý kiểm toán, kiểm toán viên nội bộ, kiểm soát viên tài chính, chuyên viên tư vấn tài chính, chuyên viên quản lý tài chính, nhân viên ngân hàng, nhân viên môi giới chứng khoán, giảng viên ngành Kế toán – Kiểm toán.
Các địa chỉ đào tạo uy tín
Muốn học kế toán, các khối trường kinh tế đều đào tạo nghề này ở những mức độ khác nhau. Tuy nhiên, những cơ sở đào tạo hàng đầu mà thí sinh có thể lựa chọn là: ĐH Kinh tế (ĐH Quốc Gia Hà Nội), ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM (UEF), ĐH Kinh tế - Luật….