Sóng biển là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng nhưng lại cho ta có cảm giác là nước biển chuyển động theo chiều ngang từ ngoài khơi xô vào bờ.
Nguyên nhân hình thành sóng biển
- Được hình thành từ các sóng bề mặt xuất hiện tại tầng trên cùng của biển hay đại dương.
- Chúng thường được tạo ra do tác động của gió, gió càng mạnh, sóng càng to. Ngoài ra còn do tác động của động đất, núi lửa phun ngầm, bão.. nhưng đôi khi cũng do các hoạt động địa chấn và có thể lan truyền hàng nghìn kilômét.
(độ cao của sóng có thể chỉ nhỏ cỡ chục xentimét nhưng cũng có thể lớn tới cỡ sóng thần)
Quá trình tạo ra sóng biển
Các phân tử nước biển tham gia vào chuyển động sóng chỉ xoay vòng tại chỗ và có ít chuyển động tịnh tiến theo hướng lan truyền của sóng; tuy rằng một nguồn năng lượng lớn có thể được lan truyền theo sóng.
Các loại sóng biển (theo mức độ nguy hiểm)
• Sóng bạc đầu: Những giọt nước biển chuyển động lên cao khi rơi xuống va đập vào nhau, vỡ tung tóe tạo thành bọt trắng.
• Sóng thần (có chiều cao 20- 40m (có khi còn cao hơn tùy nơi xuất hiện), truyền theo chiều ngang với tốc độ 400 – 800km/h) : Là một loạt các đợt sóng tạo nên khi một thể tích lớn của nước đại dương bị chuyển dịch chớp nhoáng trên một quy mô lớn. Loại sóng sinh ra từ địa chấn (động đất cùng những dịch chuyển địa chất lớn bên trên hoặc bên dưới mặt nước, núi lửa phun và va chạm thiên thạch) ; chỉ xuất hiện ở những vùng nước nông - gần bờ. Hậu quả tai hại của sóng thần có thể ở mức cực lớn, giết chết hàng trăm ngàn người bằng cách nhấn chìm trong nước vài tiếng đồng hồ.
• Sóng độc hay còn gọi là sóng sát thủ (hiếm khi xuất hiện và không thể phòng tránh) : Là một loại sóng xuất hiện bất ngờ và đơn độc trên biển với kích thước khổng lồ, chiều cao có thể hơn 30 mét (để có thể tạo ra một con sóng cao đến 30 m, biển khơi phải âm thầm chuẩn bị trong suốt 30.000 năm). Với chiều cao này, sóng độc trở thành mối hiểm họa không thể lường trước ngay cả với những tàu biển có trọng tải lớn.
Nếu bạn đã nghe nói đến "Tam giác quỷ Bermuda" thì chắc hẳn đã biết. Khu vực này nằm ở phía tây Đại Tây Dương và rộng khoảng 700.000 m2 giữa Florida, Bermuda và Puerto Rico. Vô số tàu đã bị đắm tại đây, sóng độc chính là hung thủ khiến các tàu thuyền có đi không có về (hơn 1.000 người thiệt mạng trong 100 năm qua).
Cách phòng tránh sóng thần
- Trồng rừng phòng hộ ven bờ biển và rừng ngập mặn như sú, vẹt, đước.. để làm suy giảm năng lượng của sóng thần.
- Xây dựng các rào cản như đê chắn sóng.
- Có quy hoạch sử dụng hợp lý các vùng đất ven bờ, cũng như hạn chế xây dựng nhà và các công trình quan trọng ở các vùng bờ có nguy cơ sóng thần cao.
- Xây dựng các bản đồ cảnh báo nguy cơ sóng thần và các phần mềm tương ứng để tính toán mức độ, thời gian lan truyền sóng thần tới mỗi vùng biển và độ cao sóng thần tương ứng.
- Khi sóng thần đến:
+ Chạy đến một khu vực cao và an toàn ngay lập tức (vùng đất cao trên 15 m, cách bờ biển ít nhất 1 km). Đừng cố gắng để cất giữ bất kỳ đồ đạc trong nhà của bạn. Nếu bạn không thể chạy trốn đến một nơi an toàn hãy leo lên một cây to khỏe gần đó hoặc chạy lên đỉnh của một tòa nhà, không ở trong xe vì nó có thể bị những con sóng cuốn đi. Ở khu vực an toàn trong vài giờ bởi vì con sóng thần cao hơn có thể đến.
+ Đang ở trong nhà cao tầng: Phải di chuyển lên các tầng cao, không ở lại tầng 1 cho đến tầng 3; mở trống các cửa ở các tầng thấp để hạn chế sự tác động của sóng.
+ Khi tàu thuyền đang ở trên biển, nếu nhận được tin cảnh báo cần quay trở lại cảng nhanh chóng, hoặc di chuyển tàu thuyền đến những vùng nước sâu (ít nhất là trên 150m) ; không ở lại trên tàu đang neo đậu.
+ Nếu bạn đang bị chặn bởi sóng thần, hãy bơi thật nhanh, tìm một cái gì đó nổi, leo lên nó và bạn có thể bám vào nó thật chắc.
Nguyên nhân hình thành sóng biển
- Được hình thành từ các sóng bề mặt xuất hiện tại tầng trên cùng của biển hay đại dương.
- Chúng thường được tạo ra do tác động của gió, gió càng mạnh, sóng càng to. Ngoài ra còn do tác động của động đất, núi lửa phun ngầm, bão.. nhưng đôi khi cũng do các hoạt động địa chấn và có thể lan truyền hàng nghìn kilômét.
(độ cao của sóng có thể chỉ nhỏ cỡ chục xentimét nhưng cũng có thể lớn tới cỡ sóng thần)
Quá trình tạo ra sóng biển
Các phân tử nước biển tham gia vào chuyển động sóng chỉ xoay vòng tại chỗ và có ít chuyển động tịnh tiến theo hướng lan truyền của sóng; tuy rằng một nguồn năng lượng lớn có thể được lan truyền theo sóng.
Các loại sóng biển (theo mức độ nguy hiểm)
• Sóng bạc đầu: Những giọt nước biển chuyển động lên cao khi rơi xuống va đập vào nhau, vỡ tung tóe tạo thành bọt trắng.
• Sóng thần (có chiều cao 20- 40m (có khi còn cao hơn tùy nơi xuất hiện), truyền theo chiều ngang với tốc độ 400 – 800km/h) : Là một loạt các đợt sóng tạo nên khi một thể tích lớn của nước đại dương bị chuyển dịch chớp nhoáng trên một quy mô lớn. Loại sóng sinh ra từ địa chấn (động đất cùng những dịch chuyển địa chất lớn bên trên hoặc bên dưới mặt nước, núi lửa phun và va chạm thiên thạch) ; chỉ xuất hiện ở những vùng nước nông - gần bờ. Hậu quả tai hại của sóng thần có thể ở mức cực lớn, giết chết hàng trăm ngàn người bằng cách nhấn chìm trong nước vài tiếng đồng hồ.
• Sóng độc hay còn gọi là sóng sát thủ (hiếm khi xuất hiện và không thể phòng tránh) : Là một loại sóng xuất hiện bất ngờ và đơn độc trên biển với kích thước khổng lồ, chiều cao có thể hơn 30 mét (để có thể tạo ra một con sóng cao đến 30 m, biển khơi phải âm thầm chuẩn bị trong suốt 30.000 năm). Với chiều cao này, sóng độc trở thành mối hiểm họa không thể lường trước ngay cả với những tàu biển có trọng tải lớn.
Nếu bạn đã nghe nói đến "Tam giác quỷ Bermuda" thì chắc hẳn đã biết. Khu vực này nằm ở phía tây Đại Tây Dương và rộng khoảng 700.000 m2 giữa Florida, Bermuda và Puerto Rico. Vô số tàu đã bị đắm tại đây, sóng độc chính là hung thủ khiến các tàu thuyền có đi không có về (hơn 1.000 người thiệt mạng trong 100 năm qua).
Cách phòng tránh sóng thần
- Trồng rừng phòng hộ ven bờ biển và rừng ngập mặn như sú, vẹt, đước.. để làm suy giảm năng lượng của sóng thần.
- Xây dựng các rào cản như đê chắn sóng.
- Có quy hoạch sử dụng hợp lý các vùng đất ven bờ, cũng như hạn chế xây dựng nhà và các công trình quan trọng ở các vùng bờ có nguy cơ sóng thần cao.
- Xây dựng các bản đồ cảnh báo nguy cơ sóng thần và các phần mềm tương ứng để tính toán mức độ, thời gian lan truyền sóng thần tới mỗi vùng biển và độ cao sóng thần tương ứng.
- Khi sóng thần đến:
+ Chạy đến một khu vực cao và an toàn ngay lập tức (vùng đất cao trên 15 m, cách bờ biển ít nhất 1 km). Đừng cố gắng để cất giữ bất kỳ đồ đạc trong nhà của bạn. Nếu bạn không thể chạy trốn đến một nơi an toàn hãy leo lên một cây to khỏe gần đó hoặc chạy lên đỉnh của một tòa nhà, không ở trong xe vì nó có thể bị những con sóng cuốn đi. Ở khu vực an toàn trong vài giờ bởi vì con sóng thần cao hơn có thể đến.
+ Đang ở trong nhà cao tầng: Phải di chuyển lên các tầng cao, không ở lại tầng 1 cho đến tầng 3; mở trống các cửa ở các tầng thấp để hạn chế sự tác động của sóng.
+ Khi tàu thuyền đang ở trên biển, nếu nhận được tin cảnh báo cần quay trở lại cảng nhanh chóng, hoặc di chuyển tàu thuyền đến những vùng nước sâu (ít nhất là trên 150m) ; không ở lại trên tàu đang neo đậu.
+ Nếu bạn đang bị chặn bởi sóng thần, hãy bơi thật nhanh, tìm một cái gì đó nổi, leo lên nó và bạn có thể bám vào nó thật chắc.