Chúng ta hãy phân tích các ưu điểm của từng phần nhé!
A. Hệ thống quạt nước: (là công cụ cực kỳ quan trọng tạo dòng chảy)
1. Tập trung chất thải vào khu vực Siphon (giữa ao); tạo những khu vực có ít chất thải hoặc không có chất thải thuận lợi cho hoạt động sống và bắt mồi của tôm, thuận lợi cho quá trình cho ăn, giảm nguy cơ gây stress - yếu sức khỏe trên tôm.
2. Đồng nhất chất lượng nước tại mọi điểm và mọi tầng nước trong ao. Điều này giúp hệ sinh vật trong ao (tảo, vi sinh có ích, ...) phát triển ổn định hơn, giúp chất lượng nước ổn định hơn trong mọi điều kiện biến động thời tiết - biến động trong ao nuôi; phóng thích lớp khí độc khỏi tầng đáy do dòng chảy xáo trộn tất cả các tầng nước. Hạn chế sự phân tầng nướ trong ao khi nắng gắt hoặc mưa dầm.
3. Kích thích tôm bắt mồi do tập tính ưa dòng chảy của tôm.
4. Thuận lợi cho những hoạt động xử lý thuốc và hóa chất trong ao.
5. Tạo Oxi: tác dụng không quan trọng lắm do hàm lượng Oxi tăng không đáng kể khi sử dụng quạt thông thường (quạt chân vịt - quạt lông nhím truyền thống).
Việc lắp đặt quạt nước có lẽ quá đơn giản với bà con, bà con có thể sử dụng quạt lông nhím, hoặc quạt lá bình thường. Bao gồm động cơ kéo (máy nổ, mô tơ...), hộp giảm tốc, đây cu roa, cặc đăng (cù lẳng), láp, cánh quạt, hộp đảo chiều...
B. Hệ thống sục khí: (tạo Oxy cực tốt)
Máy thổi khí
1. Bổ sung Oxi hòa tan cho mọi hoạt động của tôm trong ao, mọi hoạt động của các sinh vật khác trong thủy vực (vi khuẩn, tảo, ...).
2. Xáo trộn các tầng nước, đồng nhất chất lượng nước.
3. Ý nghĩa của hệ thống sục khí: ổn định sức khỏe và nâng cao năng suất - hiệu quả nuôi tôm.
Máy tạo oxy (98% lượng khí đưa vào hệ thống sục khí là oxygen)
Việc lắp đặt hệ thống ống dẫn khí cũng khá phức tạp, nên khi lắp đặt bà con cần có người am hiểu hướng dẫn lắp đặt. Hiện tại ngoài máy tạo khí ra, hệ thống dẫn khí có lẽ bà con nên sử dụng ống E-Rô-Týp để cung cấp oxy hiệu quả cao nhất.
Khi bà con nuôi tôm thẻ thì bà con cần lưu ý những đặc điểm khác biệt với nuôi tôm sú
1. Sống - hoạt động và bắt mồi ở mọi tầng nước.
2. Tiêu tốn thức ăn - tốc độ tăng trưởng giai đoạn nuôi thương phẩm - lượng chất thải và mật độ nuôi cao hơn tôm sú (100 - 250con/m2)
3. Môi trường nuôi biến động rất nhanh
Vì những đặc điểm trên, ao nuôi của bà con cần lắp đặt cả 2 hệ thống (quạt nước và sục khí). Nếu bà con chỉ lắp sục khí: vẫn thừa Oxi cho hoạt động của tôm trong ao. Nhưng vấn đề chất thải đáy ao sẽ ko được giải quyết (chất thải ko tập trung 1 khu vực); nước dễ phân tầng nhiệt độ (trời nắng) và độ mặn (trời mưa) - chất lượng nước tại mọi điểm khó đồng nhất; sự xáo động nước ko đủ để kích thích tôm bắt mồi (nếu bà con điều tiết sục khí thật mạnh để tạo xáo động nước mạnh thì hiệu quả sục khí rất thấp). Những điều hạn chế này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tôm: hoạt động cho ăn khó khăn, tôm bắt mồi kém, dễ stress, dễ cảm nhiễm bệnh.
Với ao nuôi 3.000m2 và độ sâu 1.4m tối thiểu, nếu là ao hình vuông hoặc ao chữ nhật có độ chênh lệch giữa 2 bờ (2 cạnh hình chữ nhật) không lớn, bà con chỉ cần lắp 2 dàn quạt, kết hợp với hệ thống sục khí. Nếu là ao chữ nhật có sự chênh lệch chiều dài 2 bờ ao lớn, bắt buộc anh phải lắp 3 dàn quạt (thậm chí 4 tùy theo) và hệ thống sục khí. Để hệ thống sục khí mang lại hiệu quả và tiết kiệm, bà con cần lưu ý nguyên tắc: khí sủi bọt nhỏ và chậm thì khả năng hòa tan của khí vào nước càng cao, nồng độ khí hòa tan vào nước càng nhiều; máy nén khí công suất phù hợp hoặc vòng tua chậm sẽ tiết kiệm được nhiên liệu...
P/s: Bài viết mang tính chất tham khảo, vì có một số hộ nuôi vẫn xài đĩa phân phối khí... Topic này xin mời mọi người cùng thảo luận.
A. Hệ thống quạt nước: (là công cụ cực kỳ quan trọng tạo dòng chảy)
1. Tập trung chất thải vào khu vực Siphon (giữa ao); tạo những khu vực có ít chất thải hoặc không có chất thải thuận lợi cho hoạt động sống và bắt mồi của tôm, thuận lợi cho quá trình cho ăn, giảm nguy cơ gây stress - yếu sức khỏe trên tôm.
2. Đồng nhất chất lượng nước tại mọi điểm và mọi tầng nước trong ao. Điều này giúp hệ sinh vật trong ao (tảo, vi sinh có ích, ...) phát triển ổn định hơn, giúp chất lượng nước ổn định hơn trong mọi điều kiện biến động thời tiết - biến động trong ao nuôi; phóng thích lớp khí độc khỏi tầng đáy do dòng chảy xáo trộn tất cả các tầng nước. Hạn chế sự phân tầng nướ trong ao khi nắng gắt hoặc mưa dầm.
3. Kích thích tôm bắt mồi do tập tính ưa dòng chảy của tôm.
4. Thuận lợi cho những hoạt động xử lý thuốc và hóa chất trong ao.
5. Tạo Oxi: tác dụng không quan trọng lắm do hàm lượng Oxi tăng không đáng kể khi sử dụng quạt thông thường (quạt chân vịt - quạt lông nhím truyền thống).
Việc lắp đặt quạt nước có lẽ quá đơn giản với bà con, bà con có thể sử dụng quạt lông nhím, hoặc quạt lá bình thường. Bao gồm động cơ kéo (máy nổ, mô tơ...), hộp giảm tốc, đây cu roa, cặc đăng (cù lẳng), láp, cánh quạt, hộp đảo chiều...
B. Hệ thống sục khí: (tạo Oxy cực tốt)
Máy thổi khí
1. Bổ sung Oxi hòa tan cho mọi hoạt động của tôm trong ao, mọi hoạt động của các sinh vật khác trong thủy vực (vi khuẩn, tảo, ...).
2. Xáo trộn các tầng nước, đồng nhất chất lượng nước.
3. Ý nghĩa của hệ thống sục khí: ổn định sức khỏe và nâng cao năng suất - hiệu quả nuôi tôm.
Máy tạo oxy (98% lượng khí đưa vào hệ thống sục khí là oxygen)
Việc lắp đặt hệ thống ống dẫn khí cũng khá phức tạp, nên khi lắp đặt bà con cần có người am hiểu hướng dẫn lắp đặt. Hiện tại ngoài máy tạo khí ra, hệ thống dẫn khí có lẽ bà con nên sử dụng ống E-Rô-Týp để cung cấp oxy hiệu quả cao nhất.
Khi bà con nuôi tôm thẻ thì bà con cần lưu ý những đặc điểm khác biệt với nuôi tôm sú
1. Sống - hoạt động và bắt mồi ở mọi tầng nước.
2. Tiêu tốn thức ăn - tốc độ tăng trưởng giai đoạn nuôi thương phẩm - lượng chất thải và mật độ nuôi cao hơn tôm sú (100 - 250con/m2)
3. Môi trường nuôi biến động rất nhanh
Vì những đặc điểm trên, ao nuôi của bà con cần lắp đặt cả 2 hệ thống (quạt nước và sục khí). Nếu bà con chỉ lắp sục khí: vẫn thừa Oxi cho hoạt động của tôm trong ao. Nhưng vấn đề chất thải đáy ao sẽ ko được giải quyết (chất thải ko tập trung 1 khu vực); nước dễ phân tầng nhiệt độ (trời nắng) và độ mặn (trời mưa) - chất lượng nước tại mọi điểm khó đồng nhất; sự xáo động nước ko đủ để kích thích tôm bắt mồi (nếu bà con điều tiết sục khí thật mạnh để tạo xáo động nước mạnh thì hiệu quả sục khí rất thấp). Những điều hạn chế này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tôm: hoạt động cho ăn khó khăn, tôm bắt mồi kém, dễ stress, dễ cảm nhiễm bệnh.
Với ao nuôi 3.000m2 và độ sâu 1.4m tối thiểu, nếu là ao hình vuông hoặc ao chữ nhật có độ chênh lệch giữa 2 bờ (2 cạnh hình chữ nhật) không lớn, bà con chỉ cần lắp 2 dàn quạt, kết hợp với hệ thống sục khí. Nếu là ao chữ nhật có sự chênh lệch chiều dài 2 bờ ao lớn, bắt buộc anh phải lắp 3 dàn quạt (thậm chí 4 tùy theo) và hệ thống sục khí. Để hệ thống sục khí mang lại hiệu quả và tiết kiệm, bà con cần lưu ý nguyên tắc: khí sủi bọt nhỏ và chậm thì khả năng hòa tan của khí vào nước càng cao, nồng độ khí hòa tan vào nước càng nhiều; máy nén khí công suất phù hợp hoặc vòng tua chậm sẽ tiết kiệm được nhiên liệu...
P/s: Bài viết mang tính chất tham khảo, vì có một số hộ nuôi vẫn xài đĩa phân phối khí... Topic này xin mời mọi người cùng thảo luận.