Câu hỏi: Những biến đổi của nhà nước phong kiến ở nước ta trong các thế kỉ XVI - XVIII?
Trả lời:
Từ thế kỷ XVI - XVIII, các nhà nước phong kiến của nước ta trải qua những biến đổi chính sau:
1. Sự suy yếu của Triều Lê
- Đầu thế kỉ XVI, triều Lê sơ ngày càng bộc lộ những hạn chế, mâu thuẫn và dẫn đến suy sụp.
Nguyên nhân:
+ Các vua Lê như Uy Mục, Tương Dực không còn quan tâm đến việc triều chính và đời sống nhân dân.
+ Bọn quan lại, địa chủ cũng nhân đó mà hạch sách, chiếm đoạt ruộng đất.
+ Nhân dân cực khổ đã vùng dậy đấu tranh ở nhiều nơi.
+ Một số thế lực phong kiến cũng hợp quân, đánh nhau, tranh giành quyền hành. Mạnh hơn cả là thế lực của Mạc Đăng Dung.
+ Năm 1527, Mạc Đăng Dung ép vua Lê phải nhường ngôi và lập ra nhà Mạc.
- Thay thế triều Lê, triều Mạc đã thực hiện một số chính sách về kinh tế, chính trị và văn hóa nhằm ổn định trật tự xã hội:
+ Tổ chức lại bộ máy quan lại nhằm củng cố chính quyền và kỉ cương phép nước.
+ Tiếp tục duy trì và điều chỉnh lại hệ thống luật pháp của nhà Lê cho phù hợp với hoàn cảnh mới.
+ Tổ chức lại quân đội.
+ Giải quyết vấn đề ruộng đất.
+ Tổ chức thi cử để tuyển chọn quan lại.
→ Những chính sách của nhà Mạc bước đầu đã giúp ổn định lại đất nước, kinh tế, văn hóa có những dấu hiệu phát triển.
Nguyên nhân nhà Mạc bị cô lập, suy yếu:
+ Phía nam: Một số cựu thần nhà Lê tập hợp lực lượng nổi dậy chống nhà Mạc, đứng đầu là Nguyễn Kim.
+ Phía Bắc: Thấy Đại Việt trong tình trạng lộn xộn, nhà Minh sai quân áp sát biên giới, Mạc Đăng Dung lúng túng đành cắt đất, dâng sổ sách thần phục nhà Minh nên nhà Mạc không còn sự tinh tưởng và ủng hộ của nhân dân.
2. Đất nước bị chia cắt (lí giải nguyên nhân đất nước bị chia cắt thành Bắc triều - Nam triều, Đàng Ngoài - Đàng Trong).
a. Nội chiến Nam - Bắc triều:
- Không chấp nhận chính quyền của nhà Mạc, một số quan lại cũ của nhà Lê (đứng đầu là Nguyễn Kim) đã tập hợp lực lượng để chống lại nhà Mạc và tôn Lê Duy Ninh lên làm vua, lập lại triều Lê, thành lập chính quyền ở Thanh Hóa gọi là Nam triều, đối đầu với nhà Mạc ở Thăng Long (Bắc triều). Thế lực của Nguyễn Kim ngày càng mạnh.
- Năm 1545, chiến tranh Nam - Bắc triều diễn ra; cuộc nội chiến diễn ra gần 50 năm với gần 40 trận chiến lớn nhỏ đã tàn phá đất nước hết sức nặng nề. Nền độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Đến năm 1592, nhà Mạc bị lật đổ, đất nước thống nhất.
b. Chiến tranh Trịnh - Nguyễn:
- Ngay từ khi cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều còn đang tiếp diễn thì nội bộ Nam triều đã nảy sinh mầm mống của sự chia rẽ. Sau khi Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm thâu tóm trong tay mọi quyền hành và loại bỏ dần ảnh hưởng của nhà Nguyễn.
- Để tránh âm mưu bị ám hại của họ Trịnh, Nguyễn Hoàng đã tìm cách xin vào trấn thủ ở Thuận Hóa, rồi sau đó trấn thủ ở cả xứ Quảng Nam. Vùng đất này dần dần trở thành vùng đất của tập đoàn phong kiến Nguyễn.
- Họ Nguyễn vừa lo phát triển kinh tế, vừa lo củng cố quyền thống trị để thoát li dần sự lệ thuộc và trở thành một lực lượng đối địch với họ Trịnh.
- Trong 45 năm (từ năm 1627 - 1672), giữa họ Trịnh và họ Nguyễn đã 7 lần đánh nhau không phân thắng bại, cuối cùng lấy giới tuyến sông Gianh để phân chia Đàng Ngoài của chúa Trịnh (từ sông Gianh - Quảng Bình trở ra Bắc) và Đàng Trong của chúa Nguyễn (từ nam Quảng Bình trở vào Nam).
- Chiến tranh Trịnh - Nguyễn diễn ra từ năm 1627 đến năm 1672. Cuối cùng cũng không phân thắng bại, hai bên giảng hòa, lấy sông Gianh làm ranh giới. Đất nước chia làm hai: Đàng Trong và Đàng Ngoài.
→ Hậu quả của chiến tranh phong kiến: Làm hao tổn sức người, sức của của dân, triệt phá ruộng đồng, xóm làng. Cuộc chiến cũng dẫn đến việc chia đôi lãnh thổ thống nhất thành giang sơn riêng của hai dòng họ, ảnh hưởng không tốt đến tâm lí nhân dân và sự phát triển đất nước trong một thời gian dài.
Trả lời:
Từ thế kỷ XVI - XVIII, các nhà nước phong kiến của nước ta trải qua những biến đổi chính sau:
1. Sự suy yếu của Triều Lê
- Đầu thế kỉ XVI, triều Lê sơ ngày càng bộc lộ những hạn chế, mâu thuẫn và dẫn đến suy sụp.
Nguyên nhân:
+ Các vua Lê như Uy Mục, Tương Dực không còn quan tâm đến việc triều chính và đời sống nhân dân.
+ Bọn quan lại, địa chủ cũng nhân đó mà hạch sách, chiếm đoạt ruộng đất.
+ Nhân dân cực khổ đã vùng dậy đấu tranh ở nhiều nơi.
+ Một số thế lực phong kiến cũng hợp quân, đánh nhau, tranh giành quyền hành. Mạnh hơn cả là thế lực của Mạc Đăng Dung.
+ Năm 1527, Mạc Đăng Dung ép vua Lê phải nhường ngôi và lập ra nhà Mạc.
- Thay thế triều Lê, triều Mạc đã thực hiện một số chính sách về kinh tế, chính trị và văn hóa nhằm ổn định trật tự xã hội:
+ Tổ chức lại bộ máy quan lại nhằm củng cố chính quyền và kỉ cương phép nước.
+ Tiếp tục duy trì và điều chỉnh lại hệ thống luật pháp của nhà Lê cho phù hợp với hoàn cảnh mới.
+ Tổ chức lại quân đội.
+ Giải quyết vấn đề ruộng đất.
+ Tổ chức thi cử để tuyển chọn quan lại.
→ Những chính sách của nhà Mạc bước đầu đã giúp ổn định lại đất nước, kinh tế, văn hóa có những dấu hiệu phát triển.
Nguyên nhân nhà Mạc bị cô lập, suy yếu:
+ Phía nam: Một số cựu thần nhà Lê tập hợp lực lượng nổi dậy chống nhà Mạc, đứng đầu là Nguyễn Kim.
+ Phía Bắc: Thấy Đại Việt trong tình trạng lộn xộn, nhà Minh sai quân áp sát biên giới, Mạc Đăng Dung lúng túng đành cắt đất, dâng sổ sách thần phục nhà Minh nên nhà Mạc không còn sự tinh tưởng và ủng hộ của nhân dân.
2. Đất nước bị chia cắt (lí giải nguyên nhân đất nước bị chia cắt thành Bắc triều - Nam triều, Đàng Ngoài - Đàng Trong).
a. Nội chiến Nam - Bắc triều:
- Không chấp nhận chính quyền của nhà Mạc, một số quan lại cũ của nhà Lê (đứng đầu là Nguyễn Kim) đã tập hợp lực lượng để chống lại nhà Mạc và tôn Lê Duy Ninh lên làm vua, lập lại triều Lê, thành lập chính quyền ở Thanh Hóa gọi là Nam triều, đối đầu với nhà Mạc ở Thăng Long (Bắc triều). Thế lực của Nguyễn Kim ngày càng mạnh.
- Năm 1545, chiến tranh Nam - Bắc triều diễn ra; cuộc nội chiến diễn ra gần 50 năm với gần 40 trận chiến lớn nhỏ đã tàn phá đất nước hết sức nặng nề. Nền độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Đến năm 1592, nhà Mạc bị lật đổ, đất nước thống nhất.
b. Chiến tranh Trịnh - Nguyễn:
- Ngay từ khi cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều còn đang tiếp diễn thì nội bộ Nam triều đã nảy sinh mầm mống của sự chia rẽ. Sau khi Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm thâu tóm trong tay mọi quyền hành và loại bỏ dần ảnh hưởng của nhà Nguyễn.
- Để tránh âm mưu bị ám hại của họ Trịnh, Nguyễn Hoàng đã tìm cách xin vào trấn thủ ở Thuận Hóa, rồi sau đó trấn thủ ở cả xứ Quảng Nam. Vùng đất này dần dần trở thành vùng đất của tập đoàn phong kiến Nguyễn.
- Họ Nguyễn vừa lo phát triển kinh tế, vừa lo củng cố quyền thống trị để thoát li dần sự lệ thuộc và trở thành một lực lượng đối địch với họ Trịnh.
- Trong 45 năm (từ năm 1627 - 1672), giữa họ Trịnh và họ Nguyễn đã 7 lần đánh nhau không phân thắng bại, cuối cùng lấy giới tuyến sông Gianh để phân chia Đàng Ngoài của chúa Trịnh (từ sông Gianh - Quảng Bình trở ra Bắc) và Đàng Trong của chúa Nguyễn (từ nam Quảng Bình trở vào Nam).
- Chiến tranh Trịnh - Nguyễn diễn ra từ năm 1627 đến năm 1672. Cuối cùng cũng không phân thắng bại, hai bên giảng hòa, lấy sông Gianh làm ranh giới. Đất nước chia làm hai: Đàng Trong và Đàng Ngoài.
→ Hậu quả của chiến tranh phong kiến: Làm hao tổn sức người, sức của của dân, triệt phá ruộng đồng, xóm làng. Cuộc chiến cũng dẫn đến việc chia đôi lãnh thổ thống nhất thành giang sơn riêng của hai dòng họ, ảnh hưởng không tốt đến tâm lí nhân dân và sự phát triển đất nước trong một thời gian dài.