Một xu hướng hiện nay ở giới trẻ đó là vấn đề càng ngày càng thức khuya. Tuy nhiên việc này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể chúng ta?
Từ điển MacMillan Dictionary for Students định nghĩa: "Giấc ngủ là một chu kỳ tự nhiên đặc trưng bởi việc làm giảm hoạt động của ý thức, làm gián đoạn hoạt động của các giác quan và hầu như ngừng hoạt động tất cả cơ bắp của cơ thể". Giấc ngủ rất quan trọng. Một giấc ngủ 8 tiếng chất lượng như thường lệ là một phần không thể thiếu của cuộc sống con người. Mỗi khung giờ đều có ý nghĩa sinh học riêng tương ứng cho cơ thể của bạn. Bất kì những hành động nào bất thường nhằm thay đổi đồng hồ sinh học đều khiến cơ thể suy yếu và xuất hiện những bệnh trạng không rõ nguyên nhân.
Ngủ muộn gây một số vấn đề về sứ khỏe như sau:
. Tổn thương da
Khiến da bị khô, tính linh hoạt kém, màu da xỉn dần, thâm sạm, có mụn trứng cá, tàn nhang
Từ 22 giờ đến 23 giờ là thời gian làn da làm nhiệm vụ bảo trì và tái tạo. Khi đó chính là lúc thích hợp để ngủ, nếu bạn vẫn thức, các tuyến nội tiết sẽ không có điều kiện để làm việc, gây ra rối loạn hệ thần kinh, khiến da bị khô, tính linh hoạt kém, màu da xỉn dần, thâm sạm, có mụn trứng cá, tàn nhang, các vết nhăn.
. Thừa cân và béo phì
Khi ngủ, cơ thể sẽ phân giải một chất "leptin", giúp cơ thể gầy đi. Nếu bạn không ngủ vào thời gian này, cơ thể sẽ không có cơ hội tự gầy đi, lâu ngày sinh ra tích tụ mỡ, khiến bạn tăng cân, béo phì, không thể đào thải mỡ thừa ra khỏi cơ thể.
Đau đầu và rối loạn tâm thần
Thức khuya hoặc ngủ quá ít dễ gây ra tình trạng đau đầu vào ngày hôm sau. Hai loại đau đầu thường xảy ra là đau nửa đầu và đau do căng thẳng.
Nếu thường xuyên thức khuya, có thể xuất hiện các triệu chứng của rối loạn tâm thần như mất ngủ, lo âu, dễ cáu gắt, căng thẳng, hay quên và nguy cơ dẫn tới trầm cảm. Vì vậy, nên ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để đảm bảo duy trì tốt tinh thần.
Tác động tới hệ tiêu hóa
Nếu bạn thức khuya thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình tạo ra các vi khuẩn đường ruột, gây ra mất cân bằng và xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu..
Tế bào niêm mạc dạ dày được tái tạo và hồi phục trong thời gian ngủ. Vì vậy, việc thức khuya sẽ ảnh hưởng đến quá trình trên làm tế bào không được duy trì tình trạng tốt nhất. Đặc biệt, cùng lúc với đó, dịch vị tiết ra nhiều dẫn tới bệnh viêm loét dạ dày.
Nếu bạn làm việc căng thẳng hoặc xem tiết mục có tính kích thích cao, hồi hộp cũng sẽ làm nặng hơn các bệnh lý về dạ dày - tá tràng.
Trung khu thần kinh mệt mỏi tác động thần kinh vị giác, tạo cảm giác không ngon miệng khi ăn uống.
Hãy bình luận ở bên dưới bài viết để nêu quan điểm của cá nhân bạn nhé!
Từ điển MacMillan Dictionary for Students định nghĩa: "Giấc ngủ là một chu kỳ tự nhiên đặc trưng bởi việc làm giảm hoạt động của ý thức, làm gián đoạn hoạt động của các giác quan và hầu như ngừng hoạt động tất cả cơ bắp của cơ thể". Giấc ngủ rất quan trọng. Một giấc ngủ 8 tiếng chất lượng như thường lệ là một phần không thể thiếu của cuộc sống con người. Mỗi khung giờ đều có ý nghĩa sinh học riêng tương ứng cho cơ thể của bạn. Bất kì những hành động nào bất thường nhằm thay đổi đồng hồ sinh học đều khiến cơ thể suy yếu và xuất hiện những bệnh trạng không rõ nguyên nhân.
Ngủ muộn gây một số vấn đề về sứ khỏe như sau:
. Tổn thương da
Khiến da bị khô, tính linh hoạt kém, màu da xỉn dần, thâm sạm, có mụn trứng cá, tàn nhang
Từ 22 giờ đến 23 giờ là thời gian làn da làm nhiệm vụ bảo trì và tái tạo. Khi đó chính là lúc thích hợp để ngủ, nếu bạn vẫn thức, các tuyến nội tiết sẽ không có điều kiện để làm việc, gây ra rối loạn hệ thần kinh, khiến da bị khô, tính linh hoạt kém, màu da xỉn dần, thâm sạm, có mụn trứng cá, tàn nhang, các vết nhăn.
. Thừa cân và béo phì
Khi ngủ, cơ thể sẽ phân giải một chất "leptin", giúp cơ thể gầy đi. Nếu bạn không ngủ vào thời gian này, cơ thể sẽ không có cơ hội tự gầy đi, lâu ngày sinh ra tích tụ mỡ, khiến bạn tăng cân, béo phì, không thể đào thải mỡ thừa ra khỏi cơ thể.
Đau đầu và rối loạn tâm thần
Thức khuya hoặc ngủ quá ít dễ gây ra tình trạng đau đầu vào ngày hôm sau. Hai loại đau đầu thường xảy ra là đau nửa đầu và đau do căng thẳng.
Nếu thường xuyên thức khuya, có thể xuất hiện các triệu chứng của rối loạn tâm thần như mất ngủ, lo âu, dễ cáu gắt, căng thẳng, hay quên và nguy cơ dẫn tới trầm cảm. Vì vậy, nên ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để đảm bảo duy trì tốt tinh thần.
Tác động tới hệ tiêu hóa
Nếu bạn thức khuya thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình tạo ra các vi khuẩn đường ruột, gây ra mất cân bằng và xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu..
Tế bào niêm mạc dạ dày được tái tạo và hồi phục trong thời gian ngủ. Vì vậy, việc thức khuya sẽ ảnh hưởng đến quá trình trên làm tế bào không được duy trì tình trạng tốt nhất. Đặc biệt, cùng lúc với đó, dịch vị tiết ra nhiều dẫn tới bệnh viêm loét dạ dày.
Nếu bạn làm việc căng thẳng hoặc xem tiết mục có tính kích thích cao, hồi hộp cũng sẽ làm nặng hơn các bệnh lý về dạ dày - tá tràng.
Trung khu thần kinh mệt mỏi tác động thần kinh vị giác, tạo cảm giác không ngon miệng khi ăn uống.
Hãy bình luận ở bên dưới bài viết để nêu quan điểm của cá nhân bạn nhé!