Hướng dẫn cảm nhận về bài cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh hay nhất, phân tích phát biểu cảm nghĩ về bài thơ ngữ văn lớp 7

Quê hương trong mỗi chúng ta đều có một hình dáng riêng không sao xóa nhòa được dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Càng xa quê lại càn nhớ quê, nhớ mảnh đất đã gắn bó một thời, nhớ những con người chân chất thật thà. Và vì vậy, cho dù con người có xa quê hương của mình thì trong tim luôn dành cho quê hương một tinh cảm đậm sâu nhất mà mỗi khi tối xuống, trăng lên, tình cảm ấy lại sáng lên trong ánh sáng của vầng trăng dưới vóc dáng của quê hương. Đó là tâm trạng của Lí Bạch trong bài thơ“Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”. Bài thơ cho chúng ta rất nhiều những cảm xúc về quê hương, về một người con xa quê, về những tình cảm hết sức chân thành toát lên từ tận sâu đáy lòng một người con xa quê. Sau đây là bài cảm nhận về bài thơ: “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Lí Bạch. Để làm bài tập này, chúng ta sẽ giới thiệu tác giả, tác phẩm bài thơ đồng thời nêu những cảm nhận về bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”.

BÀI VĂN 1 CẢM NGHĨ VỀ BÀI THƠ: CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH

Xưa nay với những bậc tao nhân mặc khách, vầng trăng trong trỏe luôn là người bạn của túi thơ bầu rượu. Có khi trăng là người bạn tri âm, có khi trăng là đối tượng để chủ thể trữ tình bày tỏ tâm tư sâu lắng của mình về thế sự. Vớ Lí bạch một hồn thơ sâu lắng, đã mượn ánh trăng của vũ trụ mà vịn lòng để giãi bày tâm sự về quê hương, về lòng yêu cố quốc trong “Tĩnh dạ tứ”.

Ngay từ nhan đề bài thơ, đã thấy một tiếng lòng khao khát được bày tỏ, được thấu hiểu, tri âm. Và đâu chỉ riêng Lí Bạch, thi nhân đời xưa vẫn luôn coi thơ ca là người bạn chân thành nhất để khao khát được tri âm. Bài thơ có tựa đề là Tĩnh dạ tứ tức là những suy nghĩ trong 1 đêm rất đẹp, trên trời ánh trăng toả sáng khắp nơi, một thứ ánh sang lung linh huyền ảo. Và tức cảnh sinh tình, đối cảnh sinh tình nhà thơ đối diện đàm tâm với chính mình, lòng Lí Bạch bỗng trào dâng lên nỗi nhớ quê hương. Toàn bộ bài thơ là cảm xúc chân thành thiêt tha của tác giả. Ở hai câu thơ đầu:

“Đầu giường ánh trăng rọi

Ngỡ mặt đất phủ sương”

Nhấn để mở rộng...

Bao trùm bài thơ cho ta một ấn tượng về sự yên tĩnh, trống vắng và cái mờ ảo huyền hồ của không gian dường như nhà thơ đang muốn mượn cái trống trải của không gian để nói cái trống vắng của lòng người, cái bầu tâm tư trĩu nặng đang chất chứa u hoài. Thời gian đêm khuya với sự yên tĩnh, vắng lặng khi mà tất cả như đang chìm sâu vào giấc ngủ, chỉ có ánh trăng âm thầm thực hiện nhiệm vụ của mình cũng là thời gian gợi buồn, gợi cảm, là lúc thi nhân ta hay xúc cảm mà xuất khẩu thành thơ. Thiên nhiên lại cứ khơi gợi hồn thơ. Ánh trăng tràn vào nhà, soi rọi khắp nơi. Ánh trăng bàng bạc ấy khiến ông ngỡ như là sương đang la đà trên mặt đất. Hình ảnh ấy gợi cho người đọc 1 cảm giác cô đơn và trống vắng. Phải chăng trong lòng thi nhân đang chất chứa 1 nỗi niềm tâm sự, bởi vậy nên ánh trăng đẹp như vậy mà ông cứ ngỡ như mặt đất phủ sương. Đồng thời với sự “nhầm lẫn” ấy ta còn thấy tâm trạng ngỡ ngàng, bất ngờ của thi nhân trước khung cảnh thiên nhiên. Câu thơ thứ ba:

“Ngẩng đầu nhìn trăng sáng”

Nhấn để mở rộng...

Một chữ “ngẩng” mà gợi ra toàn bộ cái hồn vía của câu thơ, là bản lề để mở ra một bầu tâm sự đang ẩn kín, tiềm tàng. Có việc gì khiến nhà thơ của chúng ta lại phải chiêm nghiệm, suy ngẫm đằm mình soi rọi sâu xa vào vầng trăng đến vậy. Nêu ở 2 câu thơ đầu người đọc thấy thiên nhiên hiện lên dẫu buồn nhưng vẫn gợi cho ta cảm giác đẹp, 1 vẻ đẹp huyền ảo, lung linh thì đến câu thơ thứ ba này dường như thấy một cảm giác buồn sâu hơn đột ngột xâm chiếm lòng người. và câu thơ thứ 4 này là lời giải thích cho những cảm xúc bâng khuâng, mơ hồ phía trên:

“Cúi đầu nhớ cố hương”

Nhấn để mở rộng...

Một sự tiểu đối ta bắt gặp qua hai câu thơ 3 và 4 đó là tư thế “cúi” và “ngẩng” của nhà thơ. Cái tình trong bài thơ đã bộc lộ rõ hơn. Rõ ràng đây là 1 bài thơ tả cảnh ngụ tình. Tâm trạng của nhà thơ đã thực sự bộc lộ đó là nỗi nhớ cồn cào quê hương bởi nhà thơ thường phải xa quê nay đây mai đó. Thế nhưng dù cho năm tháng trôi qua thì tình cảm của ông đối với quê hương vẫn sâu đậm và tha thiết, chỉ cần nhìn ánh trăng thôi cũng đủ để gợi cho ông những cảm xúc dạt dào, tha thiết về chốn cũ. Chữ “cúi” cho thấy ánh tăng như nhập vào bên trong tâm giới của nhà thơ để như muốn hiểu thấu lòng người, muốn soi tỏ tầm lòng u hoài của một tâm sự yêu nước. Nhưng cũng chính ánh trăng đẹp ấy là xúc tác để đem nay, ngay giờ phút này tâm hồn Lí Bạch trĩu nặng nỗi nhớ quê, nhớ về nơi ông sinh ra, ở đó có những người thân của ông, nơi đó có biết bao kỉ niệm về những ngày thơ ấu, những năm tháng thăng trầm cua 1 đời người. Một tiếng thơ buồn đi ra từ một bầu tâm sự, vậy nên thiên nhiên dẫu đẹp nhưng rất mơ hồ, rất buồn, có lẽ cái buồn quê, yêu quê mà nhớ quê da diết của lòng người dã bỏ buồn cho thiên nhiên bởi:

“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.

Nhấn để mở rộng...

Xuyên suốt bài thơ, người đọc thấy một mạch chảy ngầm giữa cảnh và tình, cứ hào hợp và khéo tri âm nhau. Đối với Lí Bạch, một người nghệ sĩ với tâm hồn vũ trụ, thì thiên nhiên luôn là người bạn đồng hành vừa có thể cùng ông vui chơi nhưng cũng có khi lại là nơi để ông trút nỗi tâm sự của mình. Tâm hồn ông luôn tha thiết với thiên nhiên và chính tấm lòng ấy đã gợi cho Lí Bạch những cái nhìn khá độc đáo về thiên nhiên, tứ thiên nhiên nhà thơ lại nhớ về quê hương thân yêu.

Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, cách viết hàm súc, cô đọng, vận dụng linh hoạt những tiểu đối trong cùng một câu, Lí Bạch đã khéo thổ lộ với đời một lòng yêu quê, nhớ quê da diết sâu lắng, luôn trực trào trong cảm thức của thi nhân. Chính cảm hứng ấy đã khiến cho cảm xúc tràn qua câu chữ mà vượt lên cái xác thịt của câu từ, thấm đẫm một lòng yêu nước thầm kín. Quả là một bậc thần thơ. Có thể nói, nỗi nhớ quê hương của những kẻ xa quê chưa bao giờ không thôi bén duyên với thơ ca, ta đã từng bắt gặp trong “thu hứng” của Đỗ Phủ:

“Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ

Con thuyền buộc chặt mối tình quê”.

Nhấn để mở rộng...

Song mỗi hồn thơ, ta lại bắt gặp một nét riêng, làm đầy thêm cảm hứng về quê hương đất nước cho con người muôn thuở.

BÀI VĂN 2 CẢM NGHĨ VỀ BÀI THƠ: CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH

Lý Bạch là một trong những nhà thơ theo chủ nghĩa lãng mạn nổi tiếng nhất thời Thịnh Đường (Trung Hoa). Gia tài thi ca ông để lại vô cùng đồ sộ mà một trong số đó là bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”. Bài thơ nỗi nhớ quê của người con xa xứ trong đêm trăng yên ả, thanh bình. Thiên nhiên trong bài thơ quả thanh tú, con người thì giàu ưu tư, hòa quyện thành một bức họa tuyệt đẹp thời trung cổ.

Nếu để tìm một thời điểm mà khi đó, tâm hồn con người ta được thảnh thơi mà cũng trĩu nặng suy tư nhất đó có lẽ là vào những đêm không ngủ. Ánh sáng của ban ngày thúc gọi người ta tất bật để mau theo kịp gồng quay dữ dội của cuộc sống, khi ấy người ta bận lo cho những chuyện lớn nhỏ của cuộc sống, chỉ khi màn đêm buông xuống, ánh ban mai khuất sau làn mây, những bận bịu của một ngày mới tạm lắng xuống, tâm hồn con người ta mới có thì giờ để suy nghĩ về những điều thắm sâu trong tâm hồn mình. Thời gian càng về đêm, không gian càng thanh tĩnh thì càng dễ đưa tâm tư con người đến với thế giới sâu thẳm bên trong mà lâu nay vẫn cố giữ yên. Và tâm trạng Lí Bạch hiện ra trong một không gian thời gian như thế:

“Đầu giường ánh trăng rọi

Ngỡ mặt đất phủ sương”

Nhấn để mở rộng...

Chỉ hai câu thơ mà gợi nhiều liên tưởng về không gian. Đó là một đêm trăng sáng, ánh sáng của nó trong trẻo, len vào từng khe cửa, rọi vào đầu giường tưởng chừng có thể không thắp đèn mà vẫn rõ ràng mọi vật. Thời gian lúc này có lẽ đã muộn rồi nên sương giăng mắc một cách dày đặc hay do ánh sáng của vần trăng loang trên đất khiến mọi vật như trở nên mờ ảo hơn giống như sương phủ dày trên mặt đất. Từ “ngỡ” đặt ở đầu câu thơ cho thấy sự không thật trong con mắt nhìn sự vật. Có lẽ sương không nhiều đến thế, chỉ là do ánh sáng vầng trăng làm cho mọi vật trở nên mờ ảo, đánh lừa mắt người. Trong không gian thơ mộng đầy trăng như thế, ta bắt gặp hình ảnh con người cũng đẹp một cách thanh thản, ưu tư:

“Ngẩng đầu nhìn trăng sáng”

Nhấn để mở rộng...

Trong không gian ngập tràn ánh trăng như vậy, con người đâu thể nào hững hờ trước vầng trăng mời gọi. Với tư thế “ngẩng đầu”, con người như có gì đó thanh thoát hơn, mang dáng vẻ của một người nghệ sĩ trong vóc dáng trượng phu. Thế nhưng người xưa lấy thú “thưởng nguyệt” làm tao nhã cùng thơ, cùng rượu, nay Lí Bạch có thơ, có trăng nhưng lại chẳng có rượu, bởi lòng ông nặng trĩu suy tư:

“Cúi đầu nhớ cố hương”

Nhấn để mở rộng...

Hai câu đối thật chỉnh, mang lại sự gợi tả vóc dáng con người, nhà thơ “cúi đầu” bùi ngùi hay ánh trăng đang xà xuống len lỏi vào từng cảm xúc của nhà thơ để hiểu nỗi nhớ cố hương. Cho dù sự cúi đầu ấy là gì ta vẫn không thể không nhận ra nỗi nhớ quê của nhà thơ gửi gắm vào những câu thơ, tuy không phải ào ạt, mạnh mẽ trào dâng nhưng đậm đà và chân thành vô cùng. Có lẽ rằng thiên nhiên ở những câu trước chỉ là nền không gian thơ mộng, thanh tĩnh nhưng gợi nhiều cảm xúc cho câu thơ cuối hồn thơ được bay lên bằng tất cả cảm xúc nhớ quê như đã chôn giấu từ lâu của chính tác giả.

Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật, bố cục rõ ràng với hai câu trên tả cảnh, hai câu sau tả tình, Lí Bạch không cầu kì, không dụng công mà từ ngữ vô cùng giản dị, tưởng như chắt từ tim ra, rất dễ đi sâu vào tâm hồn người đọc, đặc biệt là đối với những người xa xứ.

“Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” chỉ với bốn câu thơ nhưng để lại trong lòng người đọc nhiều dư âm nhẹ nhàng dễ chịu về tình cảm với “cố hương” của nhà thơ.